Su-30 là máy bay chiến đấu đa năng, được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng, có tốc độ siêu âm và có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất, mặt biển). Ảnh: Tiêm kích Su-30 - Nguồn: Wikipedia.Theo một tạp chí nghiên cứu kỹ thuật của Đức, những chiếc Su-30 là những máy bay tiêm kích-bom chiến đấu tốt nhất từng được chế tạo trên thế giới trong thập niên 1990-2000, kết hợp rất tốt khả năng cơ động xuất sắc, tầm bay xa, hệ thống tác chiến hiện đại và tải trọng vũ khí lớn. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 - Nguồn: Wikipedia.Su-30 có giá thành khá rẻ (khoảng 30-45 triệu USD/chiếc, chỉ bằng 40% so với giá một chiếc F-15 của Mỹ), do vậy đã được nhiều quốc gia đặt mua; đưa loại máy bay này trở thành máy bay chiến đấu được xuất khẩu nhiều nhất của Nga kể từ thời kỳ hậu Xô viết. Ảnh: Máy bay Su-30 của Không quân Nga tại Syria - Nguồn: Wikipedia.Hơn 550 chiếc Su-30 đã được Nga xuất khẩu; khách hàng nước ngoài đầu tiên của dòng máy bay này là Trung Quốc với số lượng 97 chiếc; Không quân Ấn Độ hiện là khách hàng lớn nhất với 350 chiếc. Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.Theo Military Watch, chỉ có hai thương vụ Su-30 được thực hiện bên ngoài châu Á và châu Phi, trong đó Venezuela và Belarus lần lượt mua 24 chiếc Su-30MK2 và 12 Su-30SM, và những loại chiến đấu cơ này cho đến nay là những máy bay mạnh nhất của họ. Ảnh: Su-30MK2 của Không quân Venezuela - Nguồn: Wikipedia.Su-30 đặc biệt phổ biến ở Đông Nam Á nhờ độ bền cao, tính linh hoạt và khả năng sống sót trong cả nhiệm vụ tấn công trên biển và không đối không, được Việt Nam, Indonesia và Malaysia đặt mua. Myanmar gần đây đã đặt hàng biến thể 30SM. Ảnh: Su-30MK2 của KQND Việt Nam - Nguồn: Báo Phòng không – Không quânCùng với Myanmar, các đơn đặt hàng gần đây nhất đến từ Armenia, Kazakhstan và Belarus, tất cả đều mua biến thể Su-30SM tiên tiến nhất. Angola mua các biến thể Su-30K cũ hơn sau khi chúng được Không quân Ấn Độ vận hành trong thời gian rất ngắn, sau đó được hiện đại hóa ở Belarus. Ảnh: Su-30SM của Không quân Belarus - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên Su-30 chưa thâm nhập được vào các thị trường béo bở ở Trung Đông, khi Syria và Yemen là khách hàng duy nhất của máy bay chiến đấu Nga trong khu vực và cả hai nước này, đang chịu tổn thất kinh tế nặng nề sau gần mười năm nội chiến và không đủ nguồn lực để mua. MiG-29 của Không quân Syria - Nguồn: Wikipedia.Một số quốc gia tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến Su-30SM, đáng chú ý nhất là Iran, nước được cho là đã lên kế hoạch mua và sản xuất hơn 100 chiếc Su-30 theo giấy phép từ Nga, nếu lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với nước này kết thúc vào tháng 10 tới. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Iran đã cũ nát, lạc hậu - Nguồn: Fars.Các quốc gia tiềm năng khác của Su-30 bao gồm Sri Lanka, hiện đang quan tâm mua khoảng nửa tá Su-30 cũ. Ethiopia thì đã đang sử dụng Su-27 và đang tìm cách thay thế các máy bay MiG-23 của mình bằng Su-30, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với một số nước láng giềng. Ảnh: Su-27 của Ethiopia - Nguồn: Wikipedia.Azerbaijan cũng đang xem xét Su-30 để thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29A đã cũ, và để đáp lại việc đối thủ Armenia mua lại Su-30SM. Ai Cập cũng có thể là khách hàng tiềm năng hàng đầu sau khi mua Su-35, vì hai loại máy bay này có khả năng tương thích cao với nhau. Ảnh: Su-30SM của Không quân Armenia - Nguồn: Wikipedia.Một số nâng cấp mới cho Su-30 hiện đang được lên kế hoạch, bao gồm lắp động cơ Saturn AL-41 để tăng cường khả năng cơ động, radar mới mạnh hơn; các loại tên lửa siêu vượt âm mới cho cả vai trò chống hạm và không đối không. Những điều này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể mức độ phổ biến của Su-30 trên thị trường quốc tế. Ảnh: Động cơ AL-41 - Nguồn: Wikipedia.Sau năm 2027, Quân đội Nga sẽ dừng mua Su-30; tuy nhiên vẫn có khả năng Su-30 sẽ tiếp tục được sản xuất để xuất khẩu, hoặc thậm chí được sản xuất theo giấy phép ở Iran; và rất có thể trong thời gian tới, khi loại máy bay này vẫn còn có nhu cầu, Nga sẽ hợp nhất các dây chuyền sản xuất Su-30 và Su-35 để sản xuất một lớp máy bay chiến đấu duy nhất với cấu hình ghế đôi như của Su-30 hiện nay. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: Wikipedia. Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn dập - Nguồn: QPVN
Su-30 là máy bay chiến đấu đa năng, được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996. Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng, có tốc độ siêu âm và có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất, mặt biển). Ảnh: Tiêm kích Su-30 - Nguồn: Wikipedia.
Theo một tạp chí nghiên cứu kỹ thuật của Đức, những chiếc Su-30 là những máy bay tiêm kích-bom chiến đấu tốt nhất từng được chế tạo trên thế giới trong thập niên 1990-2000, kết hợp rất tốt khả năng cơ động xuất sắc, tầm bay xa, hệ thống tác chiến hiện đại và tải trọng vũ khí lớn. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 - Nguồn: Wikipedia.
Su-30 có giá thành khá rẻ (khoảng 30-45 triệu USD/chiếc, chỉ bằng 40% so với giá một chiếc F-15 của Mỹ), do vậy đã được nhiều quốc gia đặt mua; đưa loại máy bay này trở thành máy bay chiến đấu được xuất khẩu nhiều nhất của Nga kể từ thời kỳ hậu Xô viết. Ảnh: Máy bay Su-30 của Không quân Nga tại Syria - Nguồn: Wikipedia.
Hơn 550 chiếc Su-30 đã được Nga xuất khẩu; khách hàng nước ngoài đầu tiên của dòng máy bay này là Trung Quốc với số lượng 97 chiếc; Không quân Ấn Độ hiện là khách hàng lớn nhất với 350 chiếc. Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Theo Military Watch, chỉ có hai thương vụ Su-30 được thực hiện bên ngoài châu Á và châu Phi, trong đó Venezuela và Belarus lần lượt mua 24 chiếc Su-30MK2 và 12 Su-30SM, và những loại chiến đấu cơ này cho đến nay là những máy bay mạnh nhất của họ. Ảnh: Su-30MK2 của Không quân Venezuela - Nguồn: Wikipedia.
Su-30 đặc biệt phổ biến ở Đông Nam Á nhờ độ bền cao, tính linh hoạt và khả năng sống sót trong cả nhiệm vụ tấn công trên biển và không đối không, được Việt Nam, Indonesia và Malaysia đặt mua. Myanmar gần đây đã đặt hàng biến thể 30SM. Ảnh: Su-30MK2 của KQND Việt Nam - Nguồn: Báo Phòng không – Không quân
Cùng với Myanmar, các đơn đặt hàng gần đây nhất đến từ Armenia, Kazakhstan và Belarus, tất cả đều mua biến thể Su-30SM tiên tiến nhất. Angola mua các biến thể Su-30K cũ hơn sau khi chúng được Không quân Ấn Độ vận hành trong thời gian rất ngắn, sau đó được hiện đại hóa ở Belarus. Ảnh: Su-30SM của Không quân Belarus - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên Su-30 chưa thâm nhập được vào các thị trường béo bở ở Trung Đông, khi Syria và Yemen là khách hàng duy nhất của máy bay chiến đấu Nga trong khu vực và cả hai nước này, đang chịu tổn thất kinh tế nặng nề sau gần mười năm nội chiến và không đủ nguồn lực để mua. MiG-29 của Không quân Syria - Nguồn: Wikipedia.
Một số quốc gia tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến Su-30SM, đáng chú ý nhất là Iran, nước được cho là đã lên kế hoạch mua và sản xuất hơn 100 chiếc Su-30 theo giấy phép từ Nga, nếu lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với nước này kết thúc vào tháng 10 tới. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Iran đã cũ nát, lạc hậu - Nguồn: Fars.
Các quốc gia tiềm năng khác của Su-30 bao gồm Sri Lanka, hiện đang quan tâm mua khoảng nửa tá Su-30 cũ. Ethiopia thì đã đang sử dụng Su-27 và đang tìm cách thay thế các máy bay MiG-23 của mình bằng Su-30, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với một số nước láng giềng. Ảnh: Su-27 của Ethiopia - Nguồn: Wikipedia.
Azerbaijan cũng đang xem xét Su-30 để thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29A đã cũ, và để đáp lại việc đối thủ Armenia mua lại Su-30SM. Ai Cập cũng có thể là khách hàng tiềm năng hàng đầu sau khi mua Su-35, vì hai loại máy bay này có khả năng tương thích cao với nhau. Ảnh: Su-30SM của Không quân Armenia - Nguồn: Wikipedia.
Một số nâng cấp mới cho Su-30 hiện đang được lên kế hoạch, bao gồm lắp động cơ Saturn AL-41 để tăng cường khả năng cơ động, radar mới mạnh hơn; các loại tên lửa siêu vượt âm mới cho cả vai trò chống hạm và không đối không. Những điều này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể mức độ phổ biến của Su-30 trên thị trường quốc tế. Ảnh: Động cơ AL-41 - Nguồn: Wikipedia.
Sau năm 2027, Quân đội Nga sẽ dừng mua Su-30; tuy nhiên vẫn có khả năng Su-30 sẽ tiếp tục được sản xuất để xuất khẩu, hoặc thậm chí được sản xuất theo giấy phép ở Iran; và rất có thể trong thời gian tới, khi loại máy bay này vẫn còn có nhu cầu, Nga sẽ hợp nhất các dây chuyền sản xuất Su-30 và Su-35 để sản xuất một lớp máy bay chiến đấu duy nhất với cấu hình ghế đôi như của Su-30 hiện nay. Ảnh: Su-30SM của Không quân Nga - Nguồn: Wikipedia.
Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn dập - Nguồn: QPVN