Sau khi Quân đội Trung Quốc công khai thừa nhận thương vong sau cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ hồi cuối năm ngoái, đài truyền hình trung ương CCTV của nước này đã cho đăng tải những hình ảnh chi tiết về cuộc xung đột.Trong phóng sự của mình, đài CCTV đặc biệt nhấn mạnh tới người anh hùng Kỳ Phát Bảo - người được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy binh lính Trung Quốc vào thời điểm cam go này.Những hình ảnh của đài CCTV cho thấy, ban đầu lính Trung Quốc không cầm theo gậy gộc, trên người cũng không có trang bị, thiết bị bảo hộ nào ngoài bộ đồ lội nước.Trong khi đó, lính Ấn Độ ngay từ khi xuất hiện đã có trang bị gậy gộc, mũ sắt.Đài CCTV cũng khẳng định rằng quân số lính Ấn Độ xuất hiện ở khu vực này áp đảo hoàn toàn quân số của phía Trung Quốc.Nhận thấy sự áp đảo này, toán lính Trung Quốc mới huy động lực lượng ứng cứu và trang bị đồ bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm, áo chống đâm và gậy gộc; không có sự xuất hiện của vũ khí nóng.Khu vực giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ nằm giữa một hẻm núi đá rất lởm chởm, gần như không có hướng tiếp cận nào khác ngoài việc đi bộ dọc con sông cạn nước vào mùa khô.Lính Trung Quốc với đầy đủ "đồ nghề" sẵn sàng đối đầu với lực lượng có quân số áp đảo hoàn toàn.Chó nghiệp vụ cũng được Trung Quốc tăng cường ra khu vực tranh chấp để sẵn sàng ứng phó với mọi nguy cơ.Theo đài CCTV, chỉ huy trung đoàn biên phòng Trung Quốc là Kỳ Phát Bảo đã bị thương nghiêm trọng sau các cuộc ẩu đả nhỏ lẻ diễn ra giữa hai bên.Đài CCTV nhấn mạnh Kỳ Phát Bảo đã được Trung Quốc trao tặng "Vệ quốc Thú biên Anh hùng Đoàn trưởng" và ''Vệ quốc Thú biên Anh hùng" - hai huân chương cao quý của Quân đội Trung Quốc dành cho các cá nhân có đóng góp to lớn vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.Cuộc xung đột bằng gậy gộc và tay không giữa hai bên thậm chí còn kéo dài đến đêm, chỉ kết thúc sau khi phía Trung Quốc gửi tiếp viện, cân bằng lực lượng với phía Ấn Độ.Trong đêm tối, nhiều vụ ẩu đả nhỏ lẻ vẫn diễn ra giữa lính Trung Quốc và lính Ấn Độ.Những hình ảnh do đài CCTV cung cấp đã cho thấy tính chất nghiêm trọng trong cuộc xung đột "tay bo" giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Theo phía công bố chính thức, tổng cộng có 4 lính Trung Quốc hy sinh trong vụ việc, trong khi con số đó ở phía Ấn Độ là 20 người. Nguồn ảnh: CCTV. Cận cảnh cuộc ẩu đả của Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực tranh chấp khiến bốn lính Trung Quốc và 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.
Sau khi Quân đội Trung Quốc công khai thừa nhận thương vong sau cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ hồi cuối năm ngoái, đài truyền hình trung ương CCTV của nước này đã cho đăng tải những hình ảnh chi tiết về cuộc xung đột.
Trong phóng sự của mình, đài CCTV đặc biệt nhấn mạnh tới người anh hùng Kỳ Phát Bảo - người được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy binh lính Trung Quốc vào thời điểm cam go này.
Những hình ảnh của đài CCTV cho thấy, ban đầu lính Trung Quốc không cầm theo gậy gộc, trên người cũng không có trang bị, thiết bị bảo hộ nào ngoài bộ đồ lội nước.
Trong khi đó, lính Ấn Độ ngay từ khi xuất hiện đã có trang bị gậy gộc, mũ sắt.
Đài CCTV cũng khẳng định rằng quân số lính Ấn Độ xuất hiện ở khu vực này áp đảo hoàn toàn quân số của phía Trung Quốc.
Nhận thấy sự áp đảo này, toán lính Trung Quốc mới huy động lực lượng ứng cứu và trang bị đồ bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm, áo chống đâm và gậy gộc; không có sự xuất hiện của vũ khí nóng.
Khu vực giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ nằm giữa một hẻm núi đá rất lởm chởm, gần như không có hướng tiếp cận nào khác ngoài việc đi bộ dọc con sông cạn nước vào mùa khô.
Lính Trung Quốc với đầy đủ "đồ nghề" sẵn sàng đối đầu với lực lượng có quân số áp đảo hoàn toàn.
Chó nghiệp vụ cũng được Trung Quốc tăng cường ra khu vực tranh chấp để sẵn sàng ứng phó với mọi nguy cơ.
Theo đài CCTV, chỉ huy trung đoàn biên phòng Trung Quốc là Kỳ Phát Bảo đã bị thương nghiêm trọng sau các cuộc ẩu đả nhỏ lẻ diễn ra giữa hai bên.
Đài CCTV nhấn mạnh Kỳ Phát Bảo đã được Trung Quốc trao tặng "Vệ quốc Thú biên Anh hùng Đoàn trưởng" và ''Vệ quốc Thú biên Anh hùng" - hai huân chương cao quý của Quân đội Trung Quốc dành cho các cá nhân có đóng góp to lớn vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Cuộc xung đột bằng gậy gộc và tay không giữa hai bên thậm chí còn kéo dài đến đêm, chỉ kết thúc sau khi phía Trung Quốc gửi tiếp viện, cân bằng lực lượng với phía Ấn Độ.
Trong đêm tối, nhiều vụ ẩu đả nhỏ lẻ vẫn diễn ra giữa lính Trung Quốc và lính Ấn Độ.
Những hình ảnh do đài CCTV cung cấp đã cho thấy tính chất nghiêm trọng trong cuộc xung đột "tay bo" giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Theo phía công bố chính thức, tổng cộng có 4 lính Trung Quốc hy sinh trong vụ việc, trong khi con số đó ở phía Ấn Độ là 20 người. Nguồn ảnh: CCTV.
Cận cảnh cuộc ẩu đả của Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực tranh chấp khiến bốn lính Trung Quốc và 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.