Tàu tuần tra CSB 8020 với tiền thân là chiếc USCGC Morgenthau (WHEC 722) của Tuần duyên Hoa Kỳ là tàu tuần tra có lượng giãn nước lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay và cũng là tàu tuần tra của lực lượng chấp pháp lớn nhất Đông Nam Á. Đây vốn là thuộc lớp Hamilton của Mỹ, sau khi loại biên đã chuyển giao cho các đối tác và đồng minh tiếp tục sử dụng cho hải quân và Cảnh sát biển. Tàu chính thức gia nhập biên chế Cảnh sát biển Việt Nam đầu từ năm 2018.
Ảnh: Tàu CSB 8020 trong một chuyến ra khơi làm nhiệm vụ. Trước đó, vào giữa tháng 8 vừa qua, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã cho thành lập đoàn cán bộ để chuẩn bị qua Mỹ tiếp nhận tàu Tuần duyên USCGC John Middget (WHEC 726) cũ cũng thuộc lớp Hamilton. Tàu này đã được chính thức loại biên từ đầu năm 2020, theo kế hoạch thì sẽ bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào ngày 26/3 năm nay. Nhưng do sự phức tạp của đại dịch COVID-19 dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình tiếp nhận. Đây là chiếc Hamilton thứ hai của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Ảnh: pháo hạm Otto Melara 76mm trên tàu tuần tra Hamilton.Một điều ít biết là Cảnh sát biển Việt Nam đã đề nghị đối tác Mỹ chuyển giao cho ta đến ba tàu tuần tra Hamilton. Cũng trong tháng 8, Tuần duyên Hoa Kỳ tiếp tục loại biên một tàu Hamilton nữa là chiếc USCGC Mellon (WHEC 717) và hiện tại nó đang được neo đậu bên cạnh chiếc USCGC John Middget chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam.Tuy nhiên số phận của nó đã được quyết định và chiếc Mellon sẽ được chuyển cho hải quân Bahrain.
Ảnh: Tàu tuần duyên USCGC Mellon đậu bên cạnh chiếc USCGC John Middget chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam.Như vậy là đã có 11 trên tổng có 12 chiếc Hamilton được chế tạo cho Tuần duyên Hoa Kỳ đã được chuyển giao cho các đối tác và đồng minh, trong đó có 2 chiếc là chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, còn lại là chuyển giao cho hải quân các nước Philippines, Sri Lanka, Bangladesh, Nigeria và Bahrain. Còn lại chiếc cuối cùng là USCGC Douglas Munro (WHEC 724) vẫn chưa loại biên, và tương lai của nó chưa biết sẽ đi về đâu.
Ảnh: Năm chiếc Hamilton của Tuần duyên Hoa Kỳ thời còn hoạt động tích cực.Một điều vô cùng đáng mừng, theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Philippines thông báo, chiếc Hamilton cuối cùng là USCGC Munro sẽ được chuyển giao luôn cho Cảnh sát biển Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là điều vô cùng hợp lý khi phía ta đã yêu cầu ba chiếc và Munro cũng là chiếc cuối cùng trong lớp.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro thời còn hoạt động tích cực trong Tuần duyên Hoa Kỳ.Như vậy, với việc sắp tới ta sẽ có ba tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton, sức mạnh của Cảnh sát biển Việt Nam chắc chắn nâng cao lên rõ rệt, đồng thời phối hợp cùng các tàu tuần tra đa năng DN 2000 và các tàu TT 120/200/400 bao quát một vùng rộng lớn lãnh hải của nước ta trên biển, tạo điều kiện để bảo vệ vững chắc hơn nữa chủ quyền Quốc gia.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro thời còn hoạt động tích cực trong Tuần duyên Hoa Kỳ.Có thể thấy một điều rằng việc Mỹ liên tục chuyển giao các tàu Hamilton đã qua sử dụng cho đối tác và đồng minh là một điều vô cùng thông minh và khôn khéo, họ vừa không cần phải tốn chi phí để xử lý những con tàu này mà lại vừa có thể nâng cao tinh thần ngoại giao của mình với các nước, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á vốn rất cần những con tàu có lượng giãn nước lớn cho các nhiệm vụ đi biển xa dài ngày.
Ảnh: Tàu USCGC Mellon, chiếc vừa được loại biên trong tháng 8Những chiếc Hamilton đều đã có thời gian hoạt động sắp xỉ trên dưới 40 năm, nhưng khung thân của những con tàu này đều còn khá tốt, đảm bảo có thể tiếp tục sử dụng trong khoảng 15 đến 20 năm nữa. Dù cho hiện nay, Tuần duyên Hoa Kỳ đều đang dần chuyển sang sử dụng các tàu tuần tra đời mới hơn, tuy nhiên khả năng hoạt động của Hamilton là không thể chối cãi, đặc biệt là việc có thể đi biển trong các điều kiện thời tiết phức tạp, thời gian bám biển lâu và tầm hoạt động lớn.
Ảnh: Các tàu Hamilton (trước) đời cũ và các tàu Legend (sau) đời mới của Tuần duyên Hoa Kỳ.Về cấu hình vũ khí, tàu Hamilton cơ bản của Tuần duyên Hoa Kỳ sử dụng một pháo hạm Otto Melara, một hệ thống phòng thủ tầm gần phalanx và một số súng máy hạng nặng .50cal Browning. Tuy nhiên, khi chuyển giao thì đối tác Mỹ sẽ tháo bỏ hết vũ khí và chỉ để một duy nhất pháo hạm Otto Melara trước mũi tàu.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro của Tuần duyên Hoa Kỳ. Thông số kỹ thuật của tàu Hamilton bao gồm: Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m, trang bị động cơ Diesel điện cho phép tàu có thể vận tốc tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 14.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày với thủy thủ đoàn 167 người. Tàu có sàn đáp và hangar có thể tiếp nhận máy bay trực thăng phối hợp thực hiện nhiệm vụ như trinh sát, cứu hộ cứu nạn,v.v…
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro (WHEC 724) Như vậy, sau khi tiếp nhận đầy đủ ba tàu Hamilton thì số tàu thuộc lớp này của Cảnh sát biển Việt Nam đã ngang bằng với Hải quân philippine, thậm chí năng lực tác chiến và bao quát vùng biển của lực lượng chấp pháp ta còn có phần nhỉnh hơn hải quân nước bạn. Đây có thể nói là một sự quan tâm đầu ta to lớn của cấp trên, tạo điều kiện cho lực lượng ta có những trang bị tốt nhất, đảm bảo nhất để có thể góp phần bảo vệ vững chắc hơn nữa chủ quyền Quốc gia trên biển.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro của Tuần duyên Hoa Kỳ. Video Cận cảnh Tàu Cảnh sát biển 8004 hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam - Nguồn: Truyền hình Quân đội
Tàu tuần tra CSB 8020 với tiền thân là chiếc USCGC Morgenthau (WHEC 722) của Tuần duyên Hoa Kỳ là tàu tuần tra có lượng giãn nước lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay và cũng là tàu tuần tra của lực lượng chấp pháp lớn nhất Đông Nam Á. Đây vốn là thuộc lớp Hamilton của Mỹ, sau khi loại biên đã chuyển giao cho các đối tác và đồng minh tiếp tục sử dụng cho hải quân và Cảnh sát biển. Tàu chính thức gia nhập biên chế Cảnh sát biển Việt Nam đầu từ năm 2018.
Ảnh: Tàu CSB 8020 trong một chuyến ra khơi làm nhiệm vụ.
Trước đó, vào giữa tháng 8 vừa qua, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã cho thành lập đoàn cán bộ để chuẩn bị qua Mỹ tiếp nhận tàu Tuần duyên USCGC John Middget (WHEC 726) cũ cũng thuộc lớp Hamilton. Tàu này đã được chính thức loại biên từ đầu năm 2020, theo kế hoạch thì sẽ bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào ngày 26/3 năm nay. Nhưng do sự phức tạp của đại dịch COVID-19 dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình tiếp nhận. Đây là chiếc Hamilton thứ hai của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Ảnh: pháo hạm Otto Melara 76mm trên tàu tuần tra Hamilton.
Một điều ít biết là Cảnh sát biển Việt Nam đã đề nghị đối tác Mỹ chuyển giao cho ta đến ba tàu tuần tra Hamilton. Cũng trong tháng 8, Tuần duyên Hoa Kỳ tiếp tục loại biên một tàu Hamilton nữa là chiếc USCGC Mellon (WHEC 717) và hiện tại nó đang được neo đậu bên cạnh chiếc USCGC John Middget chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam.Tuy nhiên số phận của nó đã được quyết định và chiếc Mellon sẽ được chuyển cho hải quân Bahrain.
Ảnh: Tàu tuần duyên USCGC Mellon đậu bên cạnh chiếc USCGC John Middget chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam.
Như vậy là đã có 11 trên tổng có 12 chiếc Hamilton được chế tạo cho Tuần duyên Hoa Kỳ đã được chuyển giao cho các đối tác và đồng minh, trong đó có 2 chiếc là chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, còn lại là chuyển giao cho hải quân các nước Philippines, Sri Lanka, Bangladesh, Nigeria và Bahrain. Còn lại chiếc cuối cùng là USCGC Douglas Munro (WHEC 724) vẫn chưa loại biên, và tương lai của nó chưa biết sẽ đi về đâu.
Ảnh: Năm chiếc Hamilton của Tuần duyên Hoa Kỳ thời còn hoạt động tích cực.
Một điều vô cùng đáng mừng, theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Philippines thông báo, chiếc Hamilton cuối cùng là USCGC Munro sẽ được chuyển giao luôn cho Cảnh sát biển Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là điều vô cùng hợp lý khi phía ta đã yêu cầu ba chiếc và Munro cũng là chiếc cuối cùng trong lớp.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro thời còn hoạt động tích cực trong Tuần duyên Hoa Kỳ.
Như vậy, với việc sắp tới ta sẽ có ba tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton, sức mạnh của Cảnh sát biển Việt Nam chắc chắn nâng cao lên rõ rệt, đồng thời phối hợp cùng các tàu tuần tra đa năng DN 2000 và các tàu TT 120/200/400 bao quát một vùng rộng lớn lãnh hải của nước ta trên biển, tạo điều kiện để bảo vệ vững chắc hơn nữa chủ quyền Quốc gia.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro thời còn hoạt động tích cực trong Tuần duyên Hoa Kỳ.
Có thể thấy một điều rằng việc Mỹ liên tục chuyển giao các tàu Hamilton đã qua sử dụng cho đối tác và đồng minh là một điều vô cùng thông minh và khôn khéo, họ vừa không cần phải tốn chi phí để xử lý những con tàu này mà lại vừa có thể nâng cao tinh thần ngoại giao của mình với các nước, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á vốn rất cần những con tàu có lượng giãn nước lớn cho các nhiệm vụ đi biển xa dài ngày.
Ảnh: Tàu USCGC Mellon, chiếc vừa được loại biên trong tháng 8
Những chiếc Hamilton đều đã có thời gian hoạt động sắp xỉ trên dưới 40 năm, nhưng khung thân của những con tàu này đều còn khá tốt, đảm bảo có thể tiếp tục sử dụng trong khoảng 15 đến 20 năm nữa. Dù cho hiện nay, Tuần duyên Hoa Kỳ đều đang dần chuyển sang sử dụng các tàu tuần tra đời mới hơn, tuy nhiên khả năng hoạt động của Hamilton là không thể chối cãi, đặc biệt là việc có thể đi biển trong các điều kiện thời tiết phức tạp, thời gian bám biển lâu và tầm hoạt động lớn.
Ảnh: Các tàu Hamilton (trước) đời cũ và các tàu Legend (sau) đời mới của Tuần duyên Hoa Kỳ.
Về cấu hình vũ khí, tàu Hamilton cơ bản của Tuần duyên Hoa Kỳ sử dụng một pháo hạm Otto Melara, một hệ thống phòng thủ tầm gần phalanx và một số súng máy hạng nặng .50cal Browning. Tuy nhiên, khi chuyển giao thì đối tác Mỹ sẽ tháo bỏ hết vũ khí và chỉ để một duy nhất pháo hạm Otto Melara trước mũi tàu.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro của Tuần duyên Hoa Kỳ.
Thông số kỹ thuật của tàu Hamilton bao gồm: Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m, trang bị động cơ Diesel điện cho phép tàu có thể vận tốc tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 14.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày với thủy thủ đoàn 167 người. Tàu có sàn đáp và hangar có thể tiếp nhận máy bay trực thăng phối hợp thực hiện nhiệm vụ như trinh sát, cứu hộ cứu nạn,v.v…
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro (WHEC 724)
Như vậy, sau khi tiếp nhận đầy đủ ba tàu Hamilton thì số tàu thuộc lớp này của Cảnh sát biển Việt Nam đã ngang bằng với Hải quân philippine, thậm chí năng lực tác chiến và bao quát vùng biển của lực lượng chấp pháp ta còn có phần nhỉnh hơn hải quân nước bạn. Đây có thể nói là một sự quan tâm đầu ta to lớn của cấp trên, tạo điều kiện cho lực lượng ta có những trang bị tốt nhất, đảm bảo nhất để có thể góp phần bảo vệ vững chắc hơn nữa chủ quyền Quốc gia trên biển.
Ảnh: Tàu USCGC Douglas Munro của Tuần duyên Hoa Kỳ.
Video Cận cảnh Tàu Cảnh sát biển 8004 hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam - Nguồn: Truyền hình Quân đội