Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập, Quân đội Trung Quốc đã "khoe khéo" dàn chiến đấu cơ cực khủng của mình. Nổi bật nhất trong số các chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện ở căn cứ Chu Nhật Hòa, khu tự trị Nội Mông là dòng tiêm kích tàng hình J-20. Nguồn ảnh: Sina.Và hầu như tất cả các loại máy bay quân sự tham gia lễ duyệt binh đều do Trung Quốc tự sản xuất. Trong ảnh là máy bay vận tải quân sự hạng nặng Xian Y-20 của Không quân Trung Quốc trong buổi duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội. Nó có tải trọng lên tới 66 tấn. Nguồn ảnh: Sina.Đội hình tiêm kích J-11 tham gia duyệt binh. J-11 dòng tiêm kích chủ lực của Không quân Trung Quốc và là phiên bản nhái hoàn hảo của chiến đấu cơ Su-27 do Liên Xô chế tạo trước đây. Mặc dù được Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên J-11 vẫn sử dụng động cơ Lyulka AL-31 nhập khẩu từ Nga. Nguồn ảnh: Sina.Màn tung pháo sáng đồng diễn trên không cực kỳ mãn nhãn của tốp máy bay J-11 của Không quân Trung Quốc trong buổi lễ duyệt binh. Nguồn ảnh: Sina.Máy bay cảnh báo sớm KJ2000 dẫn đầu đoàn tiêm kích cơ J-11 của Không quân Trung Quốc. Phía dưới mặt đất là hàng loạt các phương tiện cơ giới, khí tài và lực lượng bộ binh của nước này. Nguồn ảnh: Sina.Máy bay tiếp liệu H-6U của Không quân Trung Quốc dẫn đầu 2 chiếc tiêm kích J-10 của nước này. H-6U là phiên bản máy bay tiếp liệu trên không của Trung Quốc được cải biên từ chiếc H-6 vốn là máy bay ném bom. Bản thân H-6 cũng được sản xuất dựa trên thiết kế của máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.Các trực thăng chiến đấu của Trung Quốc xếp hình số 90, tượng trưng cho 90 năm ngày thành lập lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Nguồn ảnh: Sina.Cận cảnh máy bay tiếp liệu H-6U và hai chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc. J-10 là chiến đấu cơ nội địa đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn, nó được xếp vào hạng chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, ngang với MiG-29 và Su-27. Nhiều chuyên gia cho rằng, J-10 của Trung Quốc được thiết kế dựa trên nguyên mẫu chiến đấu cơ đã bị hủy bỏ có tên Lavi của Israel. Nguồn ảnh: Sina.Trực thăng đa năng Z-18 của Trung Quốc. Loại trực thăng này của Trung Quốc có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm các nhiệm vụ chống ngầm, vận tải hoặc cải biên thành trực thăng cứu thương. Nguồn ảnh: Sina.Dàn máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc. Được chế tạo dựa trên thiết kế máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc có khả năng mang theo tối đa tới 12 tấn bom các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập, Quân đội Trung Quốc đã "khoe khéo" dàn chiến đấu cơ cực khủng của mình. Nổi bật nhất trong số các chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện ở căn cứ Chu Nhật Hòa, khu tự trị Nội Mông là dòng tiêm kích tàng hình J-20. Nguồn ảnh: Sina.
Và hầu như tất cả các loại máy bay quân sự tham gia lễ duyệt binh đều do Trung Quốc tự sản xuất. Trong ảnh là máy bay vận tải quân sự hạng nặng Xian Y-20 của Không quân Trung Quốc trong buổi duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội. Nó có tải trọng lên tới 66 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Đội hình tiêm kích J-11 tham gia duyệt binh. J-11 dòng tiêm kích chủ lực của Không quân Trung Quốc và là phiên bản nhái hoàn hảo của chiến đấu cơ Su-27 do Liên Xô chế tạo trước đây. Mặc dù được Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên J-11 vẫn sử dụng động cơ Lyulka AL-31 nhập khẩu từ Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Màn tung pháo sáng đồng diễn trên không cực kỳ mãn nhãn của tốp máy bay J-11 của Không quân Trung Quốc trong buổi lễ duyệt binh. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay cảnh báo sớm KJ2000 dẫn đầu đoàn tiêm kích cơ J-11 của Không quân Trung Quốc. Phía dưới mặt đất là hàng loạt các phương tiện cơ giới, khí tài và lực lượng bộ binh của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay tiếp liệu H-6U của Không quân Trung Quốc dẫn đầu 2 chiếc tiêm kích J-10 của nước này. H-6U là phiên bản máy bay tiếp liệu trên không của Trung Quốc được cải biên từ chiếc H-6 vốn là máy bay ném bom. Bản thân H-6 cũng được sản xuất dựa trên thiết kế của máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.
Các trực thăng chiến đấu của Trung Quốc xếp hình số 90, tượng trưng cho 90 năm ngày thành lập lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh máy bay tiếp liệu H-6U và hai chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc. J-10 là chiến đấu cơ nội địa đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn, nó được xếp vào hạng chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, ngang với MiG-29 và Su-27. Nhiều chuyên gia cho rằng, J-10 của Trung Quốc được thiết kế dựa trên nguyên mẫu chiến đấu cơ đã bị hủy bỏ có tên Lavi của Israel. Nguồn ảnh: Sina.
Trực thăng đa năng Z-18 của Trung Quốc. Loại trực thăng này của Trung Quốc có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm các nhiệm vụ chống ngầm, vận tải hoặc cải biên thành trực thăng cứu thương. Nguồn ảnh: Sina.
Dàn máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc. Được chế tạo dựa trên thiết kế máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc có khả năng mang theo tối đa tới 12 tấn bom các loại. Nguồn ảnh: Sina.