Hãng thông tấn Al Masdar News cho biết, căn cứ không quân của Mỹ ở Ain al-Assad nằm trên lãnh thổ Iraq đã phải hứng chịu đợt tập kích thông qua các bệ pháo phản lực phóng loạt (MLRS).Theo thông tin sơ bộ, lực lượng vũ trang địa phương được cho là có quan hệ thân hữu với Iran đã sử dụng hệ thống MLRS BM-21 Grad do Liên Xô chế tạo để tấn công.Mặc dù tuyên bố không có thiệt hại về người hay vật chất, nhưng thông tin cho biết rằng ít nhất 5 quả đạn rocket đã rơi vào phía bên trong căn cứ quân sự Mỹ.Với sức công phá khá lớn của đầu đạn rocket phóng loạt cỡ 122 mm thì không loại trừ khả năng thực tế quân đội Mỹ đã phải gánh chịu một số thương vong cũng như thiệt hại về cơ sở vật chất.Không lâu sau vụ tấn công, phía Mỹ đã tiến hành điều tra và đưa ra lời cáo buộc chính thức đối với nhóm vũ trang Kataib Hezbollah thân Iran là tác giả của vụ tập kích này.Theo dữ liệu sơ bộ, lý do cho cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Mỹ là nhằm mục đích gây bất ổn cho các lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh đóng tại đây.Thông qua vụ tấn công trên, điểm yếu của lực lượng Mỹ đó là không có trong biên chế những hệ thống tên lửa phòng không lục quân như Pantsir-S1 của Nga đã được nhìn thấy rõ.Nếu sở hữu Pantsir-S1 hay Tor-M2U thì có lẽ các quả đạn rocket BM-21 Grad đã bị đánh chặn hoàn toàn vì mục tiêu này được đánh giá là khá dễ tiêu diệt.Sở dĩ quân đội Mỹ không đầu tư cho phòng không lục quân là bởi họ cho rằng mình là phía nắm quyền kiểm soát bầu trời, vì vậy tốn tiền cho những hệ thống này là không cần thiết.Nhưng sau khi xảy ra sự việc trên thì có lẽ phía Mỹ sẽ phải nghĩ lại, khi các hệ thống Patriot PAC 3 tỏ ra quá đắt tiền, trong khi Stryker MLS lại chưa chứng minh được mức độ hiệu quả.Phương án “chữa cháy” của Mỹ có thể sẽ là bố trí các hệ thống trên cạn của pháo phòng không bắn nhanh Phalanx cỡ 20 mm hay một biến thể của tên lửa RIM-116 Rolling Airframe.Nhưng biện pháp khả thi nhất đó là Washington cần nhanh chóng hoàn thành hợp đồng mua sắm các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel, bởi đây là vũ khí tỏ ra hiệu quả nhất.Nhiều khả năng sắp tới đây quân đội Mỹ tại Iraq sẽ tiến hành nhiều đợt tấn công dữ dội nhằm đáp trả đối phương, sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu họ quy trách nhiệm cho Iran, rằng Tehran mới thực chất là phía đứng sau vụ tấn công.Trong trường hợp xấu nhất, những đợt tấn công trả đũa qua lại lẫn nhau hoàn toàn có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh quy mô lớn, nhất là khi thời điểm hiện tại khu vực Trung Đông và quan hệ Mỹ - Iran không khác gì một thùng thuốc súng.
Hãng thông tấn Al Masdar News cho biết, căn cứ không quân của Mỹ ở Ain al-Assad nằm trên lãnh thổ Iraq đã phải hứng chịu đợt tập kích thông qua các bệ pháo phản lực phóng loạt (MLRS).
Theo thông tin sơ bộ, lực lượng vũ trang địa phương được cho là có quan hệ thân hữu với Iran đã sử dụng hệ thống MLRS BM-21 Grad do Liên Xô chế tạo để tấn công.
Mặc dù tuyên bố không có thiệt hại về người hay vật chất, nhưng thông tin cho biết rằng ít nhất 5 quả đạn rocket đã rơi vào phía bên trong căn cứ quân sự Mỹ.
Với sức công phá khá lớn của đầu đạn rocket phóng loạt cỡ 122 mm thì không loại trừ khả năng thực tế quân đội Mỹ đã phải gánh chịu một số thương vong cũng như thiệt hại về cơ sở vật chất.
Không lâu sau vụ tấn công, phía Mỹ đã tiến hành điều tra và đưa ra lời cáo buộc chính thức đối với nhóm vũ trang Kataib Hezbollah thân Iran là tác giả của vụ tập kích này.
Theo dữ liệu sơ bộ, lý do cho cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Mỹ là nhằm mục đích gây bất ổn cho các lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh đóng tại đây.
Thông qua vụ tấn công trên, điểm yếu của lực lượng Mỹ đó là không có trong biên chế những hệ thống tên lửa phòng không lục quân như Pantsir-S1 của Nga đã được nhìn thấy rõ.
Nếu sở hữu Pantsir-S1 hay Tor-M2U thì có lẽ các quả đạn rocket BM-21 Grad đã bị đánh chặn hoàn toàn vì mục tiêu này được đánh giá là khá dễ tiêu diệt.
Sở dĩ quân đội Mỹ không đầu tư cho phòng không lục quân là bởi họ cho rằng mình là phía nắm quyền kiểm soát bầu trời, vì vậy tốn tiền cho những hệ thống này là không cần thiết.
Nhưng sau khi xảy ra sự việc trên thì có lẽ phía Mỹ sẽ phải nghĩ lại, khi các hệ thống Patriot PAC 3 tỏ ra quá đắt tiền, trong khi Stryker MLS lại chưa chứng minh được mức độ hiệu quả.
Phương án “chữa cháy” của Mỹ có thể sẽ là bố trí các hệ thống trên cạn của pháo phòng không bắn nhanh Phalanx cỡ 20 mm hay một biến thể của tên lửa RIM-116 Rolling Airframe.
Nhưng biện pháp khả thi nhất đó là Washington cần nhanh chóng hoàn thành hợp đồng mua sắm các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel, bởi đây là vũ khí tỏ ra hiệu quả nhất.
Nhiều khả năng sắp tới đây quân đội Mỹ tại Iraq sẽ tiến hành nhiều đợt tấn công dữ dội nhằm đáp trả đối phương, sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu họ quy trách nhiệm cho Iran, rằng Tehran mới thực chất là phía đứng sau vụ tấn công.
Trong trường hợp xấu nhất, những đợt tấn công trả đũa qua lại lẫn nhau hoàn toàn có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh quy mô lớn, nhất là khi thời điểm hiện tại khu vực Trung Đông và quan hệ Mỹ - Iran không khác gì một thùng thuốc súng.