Pháo 130mm M46, là lựu pháo dã chiến nòng dài sử dụng cỡ đạn 130mm được quân đội ta đưa vào trang bị trong Chiến tranh Việt Nam và tiếp tục phục vụ cho tới hiện tại. Đây cũng là loại pháo kéo có tầm bắn xa nhất, mạnh mẽ nhất của pháo binh Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: QPVN.Dù không phải là lựu pháo dã chiến có cỡ nòng lớn nhất trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam (vị trí này thuộc về pháo M114 155mm của Mỹ) nhưng M46 lại là mẫu pháo có tầm bắn xa nhất của binh chủng pháo binh hiện tại vào khoảng 27.4km với đạn thông thường. Nguồn ảnh: QPVN.Pháo nòng dài M46 130mm được Liên Xô thiết kế từ năm 1946 và được đưa vào trang bị từ năm 1950, là một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của pháo binh Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. M46 được công khai với các quan sát viên phương Tây vào năm 1954 nên nó còn được gọi với cái tên là M1954. Nguồn ảnh: QPVN.Lựu pháo dã chiến M46 có trọng lượng lên tới 7,7 tấn, dài 11,73m, rộng 2,45m. Thiết kế khung thân pháo có hai càng dài, khi triển khai, pháo thủ sẽ đóng một phần của hai càng xuống đất để cố định vị trí, chống xô đẩy do lực giật khi khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVN.Tuy có kích thước khá lớn nhưng pháo M46 lại được cấu thành từ 15 bộ phận chính gồm: thân pháo, khóa nòng, hãm lùi, bộ phận ngắm, lá chắn (chống mảnh đạn, bom), bộ phận cân bằng, bộ phận kích càng, bộ phận kéo đẩy thân pháo... Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó, toàn bộ thân pháo được đặt trên khung thân kéo với hai bánh su cỡ lớn phía trước và một giá kéo nhỏ phía sau (xe trước) cho phép khẩu pháo nặng gần 8 tấn này di chuyển dễ dàng trên nhiều loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là bộ phận thước ngắm và bệ khóa nòng trên pháo M46. Nguồn ảnh: QPVN.Còn đây toàn bộ phần khung thân của M46 ở trạng thái hành quân, hai càng pháo được cố định vào xe trước cho phép pháo di chuyển hay triển khai/thu hồi dễ dàng hơn so với một số mẫu pháo của Liên Xô trước đó. Nguồn ảnh: QPVN.Trong quá trình chuyển đổi trạng thái hành quân sang sẵn sàng chiến đấu, xe trước sẽ được tháo ra khỏi hai càng pháo của M46 nhưng khẩu pháo vẫn ở trạng thái cân bằng, sau đó hai càng pháo sẽ hạ xuống mặt đất và kéo sang hai bên tạo thành tư thế cân bằng cho pháo. Nguồn ảnh: QPVN.Để vận hành cỗ pháo này cần tới kíp chiến đấu 8 người di chuyển cùng theo pháo. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là một đội chiến đấu tiêu chuẩn của lựu pháo dã chiến M46 130mm thuộc pháo binh Việt Nam sau khi đã hoàn tất quá trình chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cho pháo. Nguồn ảnh: QPVN.Tại vị trí thước ngắm, bệ khóa nòng luôn có ít nhất ba pháo thủ làm nhiệm vụ hiệu chỉnh thông số pháo, nạp đạn và khai hỏa, trong khi đó nhiệm vụ chuẩn bị và di chuyển đạn từ vị trí tập kết tới pháo lại cần tới bốn người. Nguồn ảnh: QPVN.Pháo M46 sau khi hiệu chỉnh thông số sẵn sàng cho phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: QPVN.Tầm bắn tối đa của pháo M46 là 27km còn sử dụng đạn pháo tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 38km. Hoặc nếu dùng để bắn trực tiếp xe tăng thì tầm bắn là 1,14km ngắm bắn qua nòng pháo. Bên cạnh chức năng chính là bắn gián tiếp (bắn cầu vồng), M46 cũng có thể bắn trực tiếp thậm chí là trong ban đêm với kính ngắm đêm chuyên dụng. Nguồn ảnh: QPVN.M46 130mm khi nhìn từ phía sau, ở đây do trong nhiệm vụ huấn luyện nên hai càng pháo không được chôn súng dưới đất. Nguồn ảnh: QPVN.Ở góc ảnh này ta có thể thấy vai trò của từng pháo thủ qua từng vị trí mà họ đứng, tốc độ bắn của M46 vào khoảng 6-7 phát/phút tuy nhiên con số này cũng có thể thay đổi dựa trên độ thuần thục của kíp pháo thủ. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh pháo thủ nạp ống thuốc phóng vào bệ khóa nòng của M46. Nguồn ảnh: QPVN.Quá trình triển khai lựu pháo dã chiến M46 khi nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: QPVN.Khi triển khai trạng thái sẵn sàng chiến đấu, ta có thể thấy hai càng pháo được cố định bằng cách chôn xuống dưới đất nhằm giữa ổn định và trọng tâm cho M46 sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Pháo binh Việt Nam làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại. (nguồn QPVN)
Pháo 130mm M46, là lựu pháo dã chiến nòng dài sử dụng cỡ đạn 130mm được quân đội ta đưa vào trang bị trong Chiến tranh Việt Nam và tiếp tục phục vụ cho tới hiện tại. Đây cũng là loại pháo kéo có tầm bắn xa nhất, mạnh mẽ nhất của pháo binh Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: QPVN.
Dù không phải là lựu pháo dã chiến có cỡ nòng lớn nhất trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam (vị trí này thuộc về pháo M114 155mm của Mỹ) nhưng M46 lại là mẫu pháo có tầm bắn xa nhất của binh chủng pháo binh hiện tại vào khoảng 27.4km với đạn thông thường. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo nòng dài M46 130mm được Liên Xô thiết kế từ năm 1946 và được đưa vào trang bị từ năm 1950, là một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của pháo binh Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. M46 được công khai với các quan sát viên phương Tây vào năm 1954 nên nó còn được gọi với cái tên là M1954. Nguồn ảnh: QPVN.
Lựu pháo dã chiến M46 có trọng lượng lên tới 7,7 tấn, dài 11,73m, rộng 2,45m. Thiết kế khung thân pháo có hai càng dài, khi triển khai, pháo thủ sẽ đóng một phần của hai càng xuống đất để cố định vị trí, chống xô đẩy do lực giật khi khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVN.
Tuy có kích thước khá lớn nhưng pháo M46 lại được cấu thành từ 15 bộ phận chính gồm: thân pháo, khóa nòng, hãm lùi, bộ phận ngắm, lá chắn (chống mảnh đạn, bom), bộ phận cân bằng, bộ phận kích càng, bộ phận kéo đẩy thân pháo... Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó, toàn bộ thân pháo được đặt trên khung thân kéo với hai bánh su cỡ lớn phía trước và một giá kéo nhỏ phía sau (xe trước) cho phép khẩu pháo nặng gần 8 tấn này di chuyển dễ dàng trên nhiều loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là bộ phận thước ngắm và bệ khóa nòng trên pháo M46. Nguồn ảnh: QPVN.
Còn đây toàn bộ phần khung thân của M46 ở trạng thái hành quân, hai càng pháo được cố định vào xe trước cho phép pháo di chuyển hay triển khai/thu hồi dễ dàng hơn so với một số mẫu pháo của Liên Xô trước đó. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong quá trình chuyển đổi trạng thái hành quân sang sẵn sàng chiến đấu, xe trước sẽ được tháo ra khỏi hai càng pháo của M46 nhưng khẩu pháo vẫn ở trạng thái cân bằng, sau đó hai càng pháo sẽ hạ xuống mặt đất và kéo sang hai bên tạo thành tư thế cân bằng cho pháo. Nguồn ảnh: QPVN.
Để vận hành cỗ pháo này cần tới kíp chiến đấu 8 người di chuyển cùng theo pháo. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là một đội chiến đấu tiêu chuẩn của lựu pháo dã chiến M46 130mm thuộc pháo binh Việt Nam sau khi đã hoàn tất quá trình chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cho pháo. Nguồn ảnh: QPVN.
Tại vị trí thước ngắm, bệ khóa nòng luôn có ít nhất ba pháo thủ làm nhiệm vụ hiệu chỉnh thông số pháo, nạp đạn và khai hỏa, trong khi đó nhiệm vụ chuẩn bị và di chuyển đạn từ vị trí tập kết tới pháo lại cần tới bốn người. Nguồn ảnh: QPVN.
Pháo M46 sau khi hiệu chỉnh thông số sẵn sàng cho phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: QPVN.
Tầm bắn tối đa của pháo M46 là 27km còn sử dụng đạn pháo tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 38km. Hoặc nếu dùng để bắn trực tiếp xe tăng thì tầm bắn là 1,14km ngắm bắn qua nòng pháo. Bên cạnh chức năng chính là bắn gián tiếp (bắn cầu vồng), M46 cũng có thể bắn trực tiếp thậm chí là trong ban đêm với kính ngắm đêm chuyên dụng. Nguồn ảnh: QPVN.
M46 130mm khi nhìn từ phía sau, ở đây do trong nhiệm vụ huấn luyện nên hai càng pháo không được chôn súng dưới đất. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở góc ảnh này ta có thể thấy vai trò của từng pháo thủ qua từng vị trí mà họ đứng, tốc độ bắn của M46 vào khoảng 6-7 phát/phút tuy nhiên con số này cũng có thể thay đổi dựa trên độ thuần thục của kíp pháo thủ. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh pháo thủ nạp ống thuốc phóng vào bệ khóa nòng của M46. Nguồn ảnh: QPVN.
Quá trình triển khai lựu pháo dã chiến M46 khi nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: QPVN.
Khi triển khai trạng thái sẵn sàng chiến đấu, ta có thể thấy hai càng pháo được cố định bằng cách chôn xuống dưới đất nhằm giữa ổn định và trọng tâm cho M46 sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Pháo binh Việt Nam làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại. (nguồn QPVN)