Lực lượng tàu sân bay Mỹ bao gồm chiếc USS Carl Vinson và các tàu khu trục hạm hộ tống cùng tàu vận tải đã có mặt ở vùng biển Tây Thái Bình Dương vào hôm 4/2 vừa qua. Ngay khi có mặt tại vùng biển này, một lượng lớn hàng tiếp tế từ các doanh trại hậu cần ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã được chuyển lên tàu. Nguồn ảnh: Sina.Sau gần 2 tháng vắng bóng tại khu vực được coi là điểm nóng của Châu Á này, việc chiếc USS Carl Vinson quay trở lại tây Thái Bình Dương đã khiến Nhật Bản và Hàn Quốc "thở phào nhẹ nhõm" khỏi nỗi lo lắng "bị bỏ rơi" khi các lực lượng tàu sân bay Mỹ rút hết về nước để lại một mình Nhật Bản và Hàn Quốc với nỗi lo mang tên hạt nhân ở Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina.USS Carl Vinson là một trong số các tàu sân bay lớp Nimitz hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, con tàu này được trang bị tới hai lò phản ứng hạt nhân cho phép nó hoạt động liên tục trong vòng 25 năm. Tuy có thể hoạt động với động cơ vĩnh cửu nhưng đồ ăn, lương thực và thực phẩm trên con tàu này lại luôn cần phải được tiếp tế liên tục do nó có số lượng thủy thủ đoàn lên tới 6000 người. Nguồn ảnh: Sina.Vậy nên việc đầu tiên khi con tàu này đến vùng biển tây Thái Bình Dương làm đó là thực hiện một nhiệm vụ tiếp tế do hai tàu hậu cần di chuyển từ vùng biển Nhật Bản ra, mang theo hàng hóa dự trữ và quan trọng nhất là thư từ, chuyển phát nhanh từ Mỹ đến tận tay thủy thủ trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.Tất cả các bưu kiện này sẽ được nhận tại Căn cứ Hậu cần Hải quân Mỹ, sau đó được di chuyển bằng máy bay sang Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, cuối cùng phải di chuyển thêm một chuyến bằng đường thủy trên những chiếc tàu vận tải của Hải quân Mỹ ra tàu sân bay USS Carl Vinson để được trao tận tay cho thủy thủ. Thủy thủ đoàn có thể đặt trực tiếp mua hàng trên các trang thương mại điện tử ngay cả khi đang công tác trên tàu, chỉ có điều thời gian chờ đợi hơi lâu hơn mà thôi. Nguồn ảnh: Sina.Các mặt hàng ưa thích của thủy thủ đoàn được người nhà chuyển cho họ trong các chuyến công tác dài ngày bao gồm kính râm, áo phông, áo sơ mi chim cò, dép tông, quần đùi,... Với việc công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay, con đường bưu điện ra tàu sân bay đã không còn là cách duy nhất để các thủy thủ đoàn liên lạc về với gia đình nữa, vậy nên thư từ không còn phổ biến như trước kia, thay vào đó thủy thủ đoàn có thể gọi điện thẳng về nhà khi được cho phép. Nguồn ảnh: Sina.Khó khăn nhất trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ tàu vận tải sang tàu sân bay chính là việc vận chuyển nước ngọt, với lượng nước hàng trăm nghìn khối, khó có cách nào để vận chuyển gọn nhẹ hơn việc bắt ống bơm áp lực cao từ tàu vận tải sang thẳng bể chứa của tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.Công việc này diễn ra khá khó khăn và yêu cầu sự chuẩn xác rất cao, hai tàu phải chạy song song nhau ở cùng một tốc độ, các kỹ sư sẽ... bắn dây từ tàu này sang tàu kia để móc nối cáp treo, sau đó đưa đường ống dẫn nước từ tàu hậu cần sang tàu sân bay bằng hệ thống cáp treo đó và thực hiện bơm. Tuy nhiên do biển động liên tục và khó dự đoán nên hai tàu có thể bị sóng đánh ra xa nhau bất cứ lúc nào gây đứt, tuột ống dẫn. Đôi khi người ta cũng vận chuyển thương binh và chuyển người bằng hệ thống cáp treo này. Nguồn ảnh: Sina.Công việc đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các bên, thông tin liên lạc phải được thông suốt, các kỹ sư cần theo dõi hệ thống kết nối liên tục để điều chỉnh khoảng cách giữa hai tàu, đảm bảo chúng vẫn chạy song song chứ không phải đang tách xa dần nhau. Ảnh: Một kỹ sư kiểm tra độ võng của dây cáp để chắc chắn hai con tàu vẫn đang chạy song song nhau, nếu có bất cứ sai sót nào họ sẽ báo hiệu để thuyền trưởng 2 tàu chỉnh lại hướng di chuyển ngay lập tức. Nguồn ảnh: Sina.Toàn cảnh hình ảnh tàu sân bay USS Carl Vinson nhận tiếp tế từ tàu hậu cần trên vùng biển tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay USS Carl Vinson là một trong các tàu sân bay lớn bậc nhất thế giới hiện nay, nó nằm trong lớp Nimitz hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, có độ giãn nước lên tới 101.300 tấn, dài 332,8 mét, mớm nước 12,5 mét. Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng cho 4 động cơ hơi tạo lực đẩy cho hệ thống chân vịt 4 trục với tổng cộng 260.000 sức ngựa. Tàu có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý/giờ tương đương 56 km/giờ. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ có khả năng mang theo 90 máy bay các loại bao gồm cả trực thăng và các loại máy bay phản lực cánh gấp, ngoài ra tàu còn có hệ thống vũ khí gồm 2 hệ thống phóng tên lửa đối hải Mk 57, 2 hệ thống tên lửa phòng thủ tầm gần RIM-116 và 3 pháo cao tốc Phalanx CIWS. Nguồn ảnh: Sina.
Lực lượng tàu sân bay Mỹ bao gồm chiếc USS Carl Vinson và các tàu khu trục hạm hộ tống cùng tàu vận tải đã có mặt ở vùng biển Tây Thái Bình Dương vào hôm 4/2 vừa qua. Ngay khi có mặt tại vùng biển này, một lượng lớn hàng tiếp tế từ các doanh trại hậu cần ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã được chuyển lên tàu. Nguồn ảnh: Sina.
Sau gần 2 tháng vắng bóng tại khu vực được coi là điểm nóng của Châu Á này, việc chiếc USS Carl Vinson quay trở lại tây Thái Bình Dương đã khiến Nhật Bản và Hàn Quốc "thở phào nhẹ nhõm" khỏi nỗi lo lắng "bị bỏ rơi" khi các lực lượng tàu sân bay Mỹ rút hết về nước để lại một mình Nhật Bản và Hàn Quốc với nỗi lo mang tên hạt nhân ở Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina.
USS Carl Vinson là một trong số các tàu sân bay lớp Nimitz hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, con tàu này được trang bị tới hai lò phản ứng hạt nhân cho phép nó hoạt động liên tục trong vòng 25 năm. Tuy có thể hoạt động với động cơ vĩnh cửu nhưng đồ ăn, lương thực và thực phẩm trên con tàu này lại luôn cần phải được tiếp tế liên tục do nó có số lượng thủy thủ đoàn lên tới 6000 người. Nguồn ảnh: Sina.
Vậy nên việc đầu tiên khi con tàu này đến vùng biển tây Thái Bình Dương làm đó là thực hiện một nhiệm vụ tiếp tế do hai tàu hậu cần di chuyển từ vùng biển Nhật Bản ra, mang theo hàng hóa dự trữ và quan trọng nhất là thư từ, chuyển phát nhanh từ Mỹ đến tận tay thủy thủ trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.
Tất cả các bưu kiện này sẽ được nhận tại Căn cứ Hậu cần Hải quân Mỹ, sau đó được di chuyển bằng máy bay sang Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, cuối cùng phải di chuyển thêm một chuyến bằng đường thủy trên những chiếc tàu vận tải của Hải quân Mỹ ra tàu sân bay USS Carl Vinson để được trao tận tay cho thủy thủ. Thủy thủ đoàn có thể đặt trực tiếp mua hàng trên các trang thương mại điện tử ngay cả khi đang công tác trên tàu, chỉ có điều thời gian chờ đợi hơi lâu hơn mà thôi. Nguồn ảnh: Sina.
Các mặt hàng ưa thích của thủy thủ đoàn được người nhà chuyển cho họ trong các chuyến công tác dài ngày bao gồm kính râm, áo phông, áo sơ mi chim cò, dép tông, quần đùi,... Với việc công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay, con đường bưu điện ra tàu sân bay đã không còn là cách duy nhất để các thủy thủ đoàn liên lạc về với gia đình nữa, vậy nên thư từ không còn phổ biến như trước kia, thay vào đó thủy thủ đoàn có thể gọi điện thẳng về nhà khi được cho phép. Nguồn ảnh: Sina.
Khó khăn nhất trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ tàu vận tải sang tàu sân bay chính là việc vận chuyển nước ngọt, với lượng nước hàng trăm nghìn khối, khó có cách nào để vận chuyển gọn nhẹ hơn việc bắt ống bơm áp lực cao từ tàu vận tải sang thẳng bể chứa của tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Công việc này diễn ra khá khó khăn và yêu cầu sự chuẩn xác rất cao, hai tàu phải chạy song song nhau ở cùng một tốc độ, các kỹ sư sẽ... bắn dây từ tàu này sang tàu kia để móc nối cáp treo, sau đó đưa đường ống dẫn nước từ tàu hậu cần sang tàu sân bay bằng hệ thống cáp treo đó và thực hiện bơm. Tuy nhiên do biển động liên tục và khó dự đoán nên hai tàu có thể bị sóng đánh ra xa nhau bất cứ lúc nào gây đứt, tuột ống dẫn. Đôi khi người ta cũng vận chuyển thương binh và chuyển người bằng hệ thống cáp treo này. Nguồn ảnh: Sina.
Công việc đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các bên, thông tin liên lạc phải được thông suốt, các kỹ sư cần theo dõi hệ thống kết nối liên tục để điều chỉnh khoảng cách giữa hai tàu, đảm bảo chúng vẫn chạy song song chứ không phải đang tách xa dần nhau. Ảnh: Một kỹ sư kiểm tra độ võng của dây cáp để chắc chắn hai con tàu vẫn đang chạy song song nhau, nếu có bất cứ sai sót nào họ sẽ báo hiệu để thuyền trưởng 2 tàu chỉnh lại hướng di chuyển ngay lập tức. Nguồn ảnh: Sina.
Toàn cảnh hình ảnh tàu sân bay USS Carl Vinson nhận tiếp tế từ tàu hậu cần trên vùng biển tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay USS Carl Vinson là một trong các tàu sân bay lớn bậc nhất thế giới hiện nay, nó nằm trong lớp Nimitz hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, có độ giãn nước lên tới 101.300 tấn, dài 332,8 mét, mớm nước 12,5 mét. Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng cho 4 động cơ hơi tạo lực đẩy cho hệ thống chân vịt 4 trục với tổng cộng 260.000 sức ngựa. Tàu có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý/giờ tương đương 56 km/giờ. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ có khả năng mang theo 90 máy bay các loại bao gồm cả trực thăng và các loại máy bay phản lực cánh gấp, ngoài ra tàu còn có hệ thống vũ khí gồm 2 hệ thống phóng tên lửa đối hải Mk 57, 2 hệ thống tên lửa phòng thủ tầm gần RIM-116 và 3 pháo cao tốc Phalanx CIWS. Nguồn ảnh: Sina.