Theo đó Hải quân Pháp vừa triển khai thêm tàu do thám điện tử Dypuy de Lome đến vùng biển Địa Trung Hải nhằm tăng cường các hoạt động thu thập thông tin tình báo tại chiến trường Syria. Đây là loại tàu chiến đặc biệt được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ thu thập tín hiệu và thông tin vô tuyến từ đối phương, phục vụ công tác tình báo, thám sát. Nguồn ảnh: Sputnik.Tính tới ngày hôm nay 23/11, tàu do thám Pháp đã vào tới khu vực phía đông vùng biển Địa Trung Hải. Theo các thông tin về vị trí của tàu, tàu vẫn đang thẳng hướng tới ven biển Syria - có vẻ như là đích đến cuối cùng của nó. Nguồn ảnh: Vingoi.Theo các nguồn tin của truyền thông phương Tây, tàu do thám Dupuy de Lome được hạ thuỷ từ năm 2004, có độ giãn nước tối đa 3600 tấn, dài 115 mét và được thiết kế theo yêu cầu của Tổng cục Tình báo Quân sự Pháp. Nguồn ảnh: Floor.Các thông số kỹ thuật chi tiết của tàu do thám Dupuy de Lome vẫn còn rất mù mờ. Nhiều chuyên gia khẳng định tàu này được thiết kế với nhiều thiết bị đặc biệt trong đó có cả hệ thống thu thập tín hiệu vô tuyến và hệ thống cảnh báo phát xạ/radar. Nguồn ảnh: Bouths.Các thiết bị phần cứng hiện đại này cho phép tàu có thể thu thập được tín hiệu, truy ngược nguồn phát tín hiệu, phân tích tính hiệu thu thập được. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng Dupuy de Lome còn có khả năng nghe lén, giải mã được cả tín hiệu vệ tinh ở tầm thấp nếu nó thu thập được. Nguồn ảnh: Sais.Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tàu thám sát của Pháp thậm chí còn có khả năng truy cập và đọc trộm email cũng như có khả năng nghe lén tín hiệu điện thoại di động trong khu vực nó hoạt động. Nguồn ảnh: Lef.Năm 2014, khi khủng hoảng ở Ukraine diễn ra, tàu Dupuy de Lome đã được điều tới Biển Đen. Chính việc một tàu thám sát có khả năng nghe lén ở lỳ trong khu vực Biển Đen đã khiến Công ước Montreux được ra đời, qua đó quy định các quốc gia không có lãnh hải ở Biển Đen chỉ được phép lưu trú ở đây nhiều nhất 3 tuần tương đương 21 ngày trước khi phải rời đi. Nguồn ảnh: Meiuou.Trước đó, quân đội Mỹ đã có các hoạt động thu thập tin tình báo quy mô lớn ở Syria bao gồm cả trong nội địa quốc gia này trải dài tới tận bờ Tây của Biển Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Flickr.Hiện tại dù vẫn chưa rõ mục tiêu chính của tàu do thám Pháp tại Syria nhưng chắc chắn một trong số đó có các tàu chiến Nga đang hoạt động tại Địa Trung Hải. Trong quá khứ Pháp đã nhiều lần tham gia tấn công Syria cùng Mỹ, tuy nhiên trong mọi lần tấn công, Pháp đều không cần phải điều hẳn tàu tình báo tới tận hiện trường để thu thập thông tin như lần này. Nguồn ảnh: FRUINL. Mời độc giả xem Video: Liên quân Mỹ, Anh và Pháp tấn công từ Địa Trung Hải nhắm vào Syria.
Theo đó Hải quân Pháp vừa triển khai thêm tàu do thám điện tử Dypuy de Lome đến vùng biển Địa Trung Hải nhằm tăng cường các hoạt động thu thập thông tin tình báo tại chiến trường Syria. Đây là loại tàu chiến đặc biệt được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ thu thập tín hiệu và thông tin vô tuyến từ đối phương, phục vụ công tác tình báo, thám sát. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tính tới ngày hôm nay 23/11, tàu do thám Pháp đã vào tới khu vực phía đông vùng biển Địa Trung Hải. Theo các thông tin về vị trí của tàu, tàu vẫn đang thẳng hướng tới ven biển Syria - có vẻ như là đích đến cuối cùng của nó. Nguồn ảnh: Vingoi.
Theo các nguồn tin của truyền thông phương Tây, tàu do thám Dupuy de Lome được hạ thuỷ từ năm 2004, có độ giãn nước tối đa 3600 tấn, dài 115 mét và được thiết kế theo yêu cầu của Tổng cục Tình báo Quân sự Pháp. Nguồn ảnh: Floor.
Các thông số kỹ thuật chi tiết của tàu do thám Dupuy de Lome vẫn còn rất mù mờ. Nhiều chuyên gia khẳng định tàu này được thiết kế với nhiều thiết bị đặc biệt trong đó có cả hệ thống thu thập tín hiệu vô tuyến và hệ thống cảnh báo phát xạ/radar. Nguồn ảnh: Bouths.
Các thiết bị phần cứng hiện đại này cho phép tàu có thể thu thập được tín hiệu, truy ngược nguồn phát tín hiệu, phân tích tính hiệu thu thập được. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng Dupuy de Lome còn có khả năng nghe lén, giải mã được cả tín hiệu vệ tinh ở tầm thấp nếu nó thu thập được. Nguồn ảnh: Sais.
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng tàu thám sát của Pháp thậm chí còn có khả năng truy cập và đọc trộm email cũng như có khả năng nghe lén tín hiệu điện thoại di động trong khu vực nó hoạt động. Nguồn ảnh: Lef.
Năm 2014, khi khủng hoảng ở Ukraine diễn ra, tàu Dupuy de Lome đã được điều tới Biển Đen. Chính việc một tàu thám sát có khả năng nghe lén ở lỳ trong khu vực Biển Đen đã khiến Công ước Montreux được ra đời, qua đó quy định các quốc gia không có lãnh hải ở Biển Đen chỉ được phép lưu trú ở đây nhiều nhất 3 tuần tương đương 21 ngày trước khi phải rời đi. Nguồn ảnh: Meiuou.
Trước đó, quân đội Mỹ đã có các hoạt động thu thập tin tình báo quy mô lớn ở Syria bao gồm cả trong nội địa quốc gia này trải dài tới tận bờ Tây của Biển Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Flickr.
Hiện tại dù vẫn chưa rõ mục tiêu chính của tàu do thám Pháp tại Syria nhưng chắc chắn một trong số đó có các tàu chiến Nga đang hoạt động tại Địa Trung Hải. Trong quá khứ Pháp đã nhiều lần tham gia tấn công Syria cùng Mỹ, tuy nhiên trong mọi lần tấn công, Pháp đều không cần phải điều hẳn tàu tình báo tới tận hiện trường để thu thập thông tin như lần này. Nguồn ảnh: FRUINL.
Mời độc giả xem Video: Liên quân Mỹ, Anh và Pháp tấn công từ Địa Trung Hải nhắm vào Syria.