Lấy ý tưởng từ pháo tự hành Grille của Đức quốc xã, khẩu pháo tự hành Type 4 Ho-Ro do Nhật Bản thiết kế được coi là khẩu pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất của Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wiki.Ra đời vào giữa những năm 1943 và 1944, khẩu pháo tự hành có cỡ nòng 150mm này được gắn trên khung gầm của xe tăng Chi-Ha, còn pháo chính của nó sử dụng pháo kéo Type 38 cỡ nòng 15cm. Nguồn ảnh: Wiki.Cần phải nói thêm, khẩu pháo Type 38 15cm này được thiết kế bởi Nhật Bản nhưng đã bị cho là quá lỗi thời và bị rút khỏi biên chế Quân đội Nhật Bản từ năm 1905. Tới năm 1942, phía Đức can thiệp giúp Nhật cải tiến lại loại pháo này và đưa vào tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: Goover.Pháo tự hành Type 4 Ho-Ro bên trái, phía bên phải là một xe tăng hạng nặng lớp Chi-to do Nhật Bản tự nghiên cứu và chế tạo dựa trên ý tưởng xe tăng hạng nặng Tiger của Đức. Nguồn ảnh: Tube.Khẩu pháo tự hành Type 4 Ho-Ro có tháp pháo cố định, tháp pháo của nó không xoay được mà chỉ nâng lên hạ xuống được 30 độ - giống hệt với thiết kế của pháo tự hành Grille do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.Mỗi viên đạn của pháo tự hành Type 4 Ho-Ro có trọng lượng 35kg và có tầm bắn tối đa 6000 mét. Tốc độ bắn tối đa của khẩu pháo này vào khoảng 5 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: SPGe.Khẩu pháo tự hành Type 4 Ho-Ro chỉ được bọc thép dày nhất khoảng 25mm ở phần trước thân xe. Tuy nhiên hai bên thân xe lại bị loại bỏ phần bọc thép hoàn toàn. Điều này khiến cho Type 4 Ho-Ro cực kỳ dễ bị tổn thương nếu nó lộ vị trí và bị tấn công. Nguồn ảnh: Tube.Khẩu pháo tự hành lớn nhất Nhật từng sản xuất này có trọng lượng 16,3 tấn, dài 5,55 mét, rộng 2,33 mét và cao 2,36 mét. Type 4 Ho-Ro có biên chế vận hành bao gồm 6 người. Nguồn ảnh: Craft.Cận cảnh vị trí của kíp chiến đấu trên pháo tự hành Type 4 Ho-Ro hiếm hoi còn sót lại sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Craft.Được trang bị một động cơ Mitsubishi Type 100 làm mát bằng không khí có công suất 170 mã lực, khẩu pháo tự hành này được nhận xét là cực kỳ chậm chạm khi tỷ lệ sức kéo trên tấn của nó chỉ là 12,8 sức ngựa cho mỗi tấn. Nguồn ảnh: Tube.Type 4 Ho-Ro có tầm hoạt động tối đa 200 km, về lý thuyết thì nó có thể tăng tốc lên tốc độ tối đa khoảng 38 km/h nhưng trên thực tế, Type 4 Ho-Ro không thể vượt quá tốc độ 20 km/h vì động cơ yếu và hệ thống đường xá quá kém của Nhật giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: AA.Giống nhiều loại vũ khí hiện đại khác của Nhật, Type 4 Ho-Ro đã không thể gây nên được bất cứ sự thay đổi nào trong cục diện của cuộc chiến khi về hồi kết. Tổng cộng chỉ có 12 khẩu pháo tự hành loại này từng được sản xuất và tới nay, chỉ còn duy nhất một khẩu Type 4 Ho-Ro còn nguyên vẹn được Nhật Bản trưng bày trong viện bảo tàng. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Điểm mặt những loại xe tăng, pháo tự hành nguy hiểm nhất của Lục quân Đế quốc Nhật Bản thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Lấy ý tưởng từ pháo tự hành Grille của Đức quốc xã, khẩu pháo tự hành Type 4 Ho-Ro do Nhật Bản thiết kế được coi là khẩu pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất của Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wiki.
Ra đời vào giữa những năm 1943 và 1944, khẩu pháo tự hành có cỡ nòng 150mm này được gắn trên khung gầm của xe tăng Chi-Ha, còn pháo chính của nó sử dụng pháo kéo Type 38 cỡ nòng 15cm. Nguồn ảnh: Wiki.
Cần phải nói thêm, khẩu pháo Type 38 15cm này được thiết kế bởi Nhật Bản nhưng đã bị cho là quá lỗi thời và bị rút khỏi biên chế Quân đội Nhật Bản từ năm 1905. Tới năm 1942, phía Đức can thiệp giúp Nhật cải tiến lại loại pháo này và đưa vào tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: Goover.
Pháo tự hành Type 4 Ho-Ro bên trái, phía bên phải là một xe tăng hạng nặng lớp Chi-to do Nhật Bản tự nghiên cứu và chế tạo dựa trên ý tưởng xe tăng hạng nặng Tiger của Đức. Nguồn ảnh: Tube.
Khẩu pháo tự hành Type 4 Ho-Ro có tháp pháo cố định, tháp pháo của nó không xoay được mà chỉ nâng lên hạ xuống được 30 độ - giống hệt với thiết kế của pháo tự hành Grille do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mỗi viên đạn của pháo tự hành Type 4 Ho-Ro có trọng lượng 35kg và có tầm bắn tối đa 6000 mét. Tốc độ bắn tối đa của khẩu pháo này vào khoảng 5 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: SPGe.
Khẩu pháo tự hành Type 4 Ho-Ro chỉ được bọc thép dày nhất khoảng 25mm ở phần trước thân xe. Tuy nhiên hai bên thân xe lại bị loại bỏ phần bọc thép hoàn toàn. Điều này khiến cho Type 4 Ho-Ro cực kỳ dễ bị tổn thương nếu nó lộ vị trí và bị tấn công. Nguồn ảnh: Tube.
Khẩu pháo tự hành lớn nhất Nhật từng sản xuất này có trọng lượng 16,3 tấn, dài 5,55 mét, rộng 2,33 mét và cao 2,36 mét. Type 4 Ho-Ro có biên chế vận hành bao gồm 6 người. Nguồn ảnh: Craft.
Cận cảnh vị trí của kíp chiến đấu trên pháo tự hành Type 4 Ho-Ro hiếm hoi còn sót lại sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Craft.
Được trang bị một động cơ Mitsubishi Type 100 làm mát bằng không khí có công suất 170 mã lực, khẩu pháo tự hành này được nhận xét là cực kỳ chậm chạm khi tỷ lệ sức kéo trên tấn của nó chỉ là 12,8 sức ngựa cho mỗi tấn. Nguồn ảnh: Tube.
Type 4 Ho-Ro có tầm hoạt động tối đa 200 km, về lý thuyết thì nó có thể tăng tốc lên tốc độ tối đa khoảng 38 km/h nhưng trên thực tế, Type 4 Ho-Ro không thể vượt quá tốc độ 20 km/h vì động cơ yếu và hệ thống đường xá quá kém của Nhật giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: AA.
Giống nhiều loại vũ khí hiện đại khác của Nhật, Type 4 Ho-Ro đã không thể gây nên được bất cứ sự thay đổi nào trong cục diện của cuộc chiến khi về hồi kết. Tổng cộng chỉ có 12 khẩu pháo tự hành loại này từng được sản xuất và tới nay, chỉ còn duy nhất một khẩu Type 4 Ho-Ro còn nguyên vẹn được Nhật Bản trưng bày trong viện bảo tàng. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Điểm mặt những loại xe tăng, pháo tự hành nguy hiểm nhất của Lục quân Đế quốc Nhật Bản thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.