Thứ tư là tiêm kích Su-27SK của Việt Nam và Indonesia. Được xem là máy bay chiến đấu hiện đại nhất phục vụ trong các lực lượng không quân trong Chiến tranh Lạnh. Su-27 Flanker lần đầu tiên được đưa vào biên chế từ năm 1985 và được thiết kế để vượt trội hơn F-15 Eagles của Không quân Mỹ.Máy bay chiến đấu Su-27 đã được Nga xuất khẩu rộng rãi trong những năm 1990 và ở Đông Nam Á hiện đang được vận hành bởi Không quân Việt Nam và Indonesia.Không quân Indonesia vào giữa những năm 1990 đã được xây dựng, để trở thành một trong những khách hàng lớn nhất thế giới đối với máy bay Su-27 Flanker, với kế hoạch được công bố sẽ mua hơn 100 chiếc loại này để tạo thành nền tảng của một đội bay hiện đại, trong bối cảnh căng thẳng với các cường quốc phương Tây về xung đột ở Đông Timor.Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng hạn chế của đất nước cùng với áp lực của phương Tây và thiếu kế hoạch mua lại dài hạn đã kết thúc triển vọng cho hợp đồng mua Su-27 từ Nga.Mặc dù được đánh giá là rất mạnh so với các máy bay cùng thời, nhưng Su-27 ngày càng bị coi là lỗi thời, đặc biệt là các biến thể cũ kỹ của thập niên 1990 được trang bị ở Đông Nam Á, với vũ khí trang bị, hệ thống điện tử hàng không và cảm biến đều không được trang bị tối tân.Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Su-27 vẫn có khả năng hoạt động với radar mạnh mẽ có tuổi thọ cao và kích thước lớn của máy bay. Su-27 có thể trang bị tên lửa R-27, giúp máy bay giữ được phạm vi giao tranh trung bình trên 130 km mặc dù các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của chúng đã lỗi thời.Theo các nguồn tin, máy bay chiến đấu tiếp theo được mong đợi thay thế Su-27 trong biên chế Việt Nam là Su-57 và sẽ được hiện đại hóa một cách linh hoạt với sự hỗ trợ của Belarus. Su-57 được cho là đã nhận được sư quan tâm rộng rãi ở Đông Nam Á, mặc dù các bên quan tâm khác ngoài Việt Nam vẫn chưa được biết.Cuối cùng là MiG-29SE/SM của Myanmar. Máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Nga trong lĩnh vực hàng không chiến đấu.Mặc dù được đánh giá cao nhờ chi phí vận hành thấp và hiệu suất bay ấn tượng, nhưng nó lại ít được ưa chuộng ở Đông Nam Á phần lớn do độ bền thấp và các máy bay chiến đấu tầm xa trong khu vực thường được bổ sung mới hơn.Máy bay chiến đấu MiG-29SE/SM được thiết kế để có thể vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ngay cả những biến thể lâu đời nhất của MiG-29 cũng đã được chứng minh có khả năng thách thức những chiếc F-15 trong không chiến.MiG-29 hiện là trụ cột của không quân Myanmar với khoảng 27 chiếc được biên chế, trong đó 16 chiếc là các biến thể MiG-29SE và SM được hiện đại hóa.Những chiếc máy bay này có khả năng hơn đáng kể so với MiG-29N do Không quân Malaysia trang bị. MiG-29SE được trang bị các máy tính và hệ thống điều khiển bay mới, hệ thống tác chiến điện tử L-203BE Gardeniya-1 và trọng tải vũ khí lớn hơn so với các biến thể cũ.Các máy bay chiến đấu MiG-29SE của Myanmar cũng tự hào được trang bị radar Phazotron N019M cung cấp khả năng đa nhiệm mà các máy bay MiG-29 cũ hơn thiếu.Mặc dù vẫn được đánh giá cao so với các máy bay trong khu vực, nhưng MiG-29 của Myanmar vẫn bị đáng giá là kém hiệu suất so với các biến thể hiện đại như MiG-29M hay MiG-29K của Hải quân Ấn Độ, vốn sử dụng thiết kế khung máy bay rất khác sau Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Airlines.
Thứ tư là tiêm kích Su-27SK của Việt Nam và Indonesia. Được xem là máy bay chiến đấu hiện đại nhất phục vụ trong các lực lượng không quân trong Chiến tranh Lạnh. Su-27 Flanker lần đầu tiên được đưa vào biên chế từ năm 1985 và được thiết kế để vượt trội hơn F-15 Eagles của Không quân Mỹ.
Máy bay chiến đấu Su-27 đã được Nga xuất khẩu rộng rãi trong những năm 1990 và ở Đông Nam Á hiện đang được vận hành bởi Không quân Việt Nam và Indonesia.
Không quân Indonesia vào giữa những năm 1990 đã được xây dựng, để trở thành một trong những khách hàng lớn nhất thế giới đối với máy bay Su-27 Flanker, với kế hoạch được công bố sẽ mua hơn 100 chiếc loại này để tạo thành nền tảng của một đội bay hiện đại, trong bối cảnh căng thẳng với các cường quốc phương Tây về xung đột ở Đông Timor.
Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng hạn chế của đất nước cùng với áp lực của phương Tây và thiếu kế hoạch mua lại dài hạn đã kết thúc triển vọng cho hợp đồng mua Su-27 từ Nga.
Mặc dù được đánh giá là rất mạnh so với các máy bay cùng thời, nhưng Su-27 ngày càng bị coi là lỗi thời, đặc biệt là các biến thể cũ kỹ của thập niên 1990 được trang bị ở Đông Nam Á, với vũ khí trang bị, hệ thống điện tử hàng không và cảm biến đều không được trang bị tối tân.
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Su-27 vẫn có khả năng hoạt động với radar mạnh mẽ có tuổi thọ cao và kích thước lớn của máy bay. Su-27 có thể trang bị tên lửa R-27, giúp máy bay giữ được phạm vi giao tranh trung bình trên 130 km mặc dù các biện pháp đối phó tác chiến điện tử của chúng đã lỗi thời.
Theo các nguồn tin, máy bay chiến đấu tiếp theo được mong đợi thay thế Su-27 trong biên chế Việt Nam là Su-57 và sẽ được hiện đại hóa một cách linh hoạt với sự hỗ trợ của Belarus. Su-57 được cho là đã nhận được sư quan tâm rộng rãi ở Đông Nam Á, mặc dù các bên quan tâm khác ngoài Việt Nam vẫn chưa được biết.
Cuối cùng là MiG-29SE/SM của Myanmar. Máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Nga trong lĩnh vực hàng không chiến đấu.
Mặc dù được đánh giá cao nhờ chi phí vận hành thấp và hiệu suất bay ấn tượng, nhưng nó lại ít được ưa chuộng ở Đông Nam Á phần lớn do độ bền thấp và các máy bay chiến đấu tầm xa trong khu vực thường được bổ sung mới hơn.
Máy bay chiến đấu MiG-29SE/SM được thiết kế để có thể vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ngay cả những biến thể lâu đời nhất của MiG-29 cũng đã được chứng minh có khả năng thách thức những chiếc F-15 trong không chiến.
MiG-29 hiện là trụ cột của không quân Myanmar với khoảng 27 chiếc được biên chế, trong đó 16 chiếc là các biến thể MiG-29SE và SM được hiện đại hóa.
Những chiếc máy bay này có khả năng hơn đáng kể so với MiG-29N do Không quân Malaysia trang bị. MiG-29SE được trang bị các máy tính và hệ thống điều khiển bay mới, hệ thống tác chiến điện tử L-203BE Gardeniya-1 và trọng tải vũ khí lớn hơn so với các biến thể cũ.
Các máy bay chiến đấu MiG-29SE của Myanmar cũng tự hào được trang bị radar Phazotron N019M cung cấp khả năng đa nhiệm mà các máy bay MiG-29 cũ hơn thiếu.
Mặc dù vẫn được đánh giá cao so với các máy bay trong khu vực, nhưng MiG-29 của Myanmar vẫn bị đáng giá là kém hiệu suất so với các biến thể hiện đại như MiG-29M hay MiG-29K của Hải quân Ấn Độ, vốn sử dụng thiết kế khung máy bay rất khác sau Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Airlines.