Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội Nga là ngày 1/8, được thực hiện theo sắc lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Nga ký ngày 28/7/2011. Hiện nay việc bảo đảm ăn uống cho Quân đội Nga, được thực hiện bởi hơn 160 nghìn quân nhân và hơn 145 nghìn nhân viên dân sự.Nếu ở những nơi đóng quân cố định, các đơn vị Quân đội Nga có thể đặt các suất ăn qua hệ thống cung cấp dịch vụ công cộng; thì trong các cuộc diễn tập, chiến đấu ở nước ngoài, trên các tàu chiến hoạt động xa bờ… việc cung cấp bữa ăn do những quân nhân đảm nhiệm.Khi các đơn vị tham gia các nhiệm vụ diễn tập, chiến đấu hoặc ở những nơi đóng quân xa dân, những thực phẩm dễ hỏng không được sử dụng để nấu ăn, mà thay vào đó là món hầm, được sử dụng thay cho thịt tươi; trái cây, rau và salad được thay thế bằng đồ hộp, để loại bỏ nguy cơ rối loạn đường ruột và ngộ độc.Sự lựa chọn các món ăn ở các đơn vị trực chiến cũng được giảm bớt, gồm món chính, món tráng miệng và đồ uống; nhưng các tiêu chuẩn cung cấp về mặt định lượng được bảo toàn đầy đủ, và các bếp ăn dã chiến cung cấp chất lượng thực phẩm rất tốt.Để công tác bảo đảm hậu cần bám sát các đơn vị chiến đấu (kể cả ở chiến trường Syria), Quân đội Nga đã đầu tư nghiên cứu các loại bếp dã chiến cơ động như PAK-200M và PK-130M, có khả năng bảo đảm suất ăn cho 200 và 130 người.Một trong những điểm khác biệt đáng kể giữa PAK-200M và các thiết bị nấu ăn đặc biệt khác, là tính cơ động của nó; lực lượng bảo đảm có thể nấu ăn cả trong bãi đậu xe và khi đang di chuyển.Bếp PK-130 được coi là bếp dã chiến phổ biến nhất, nó cũng thuận tiện trong việc vận chuyển, vì nó được kéo bởi bất kỳ phương tiện nào. Ngoài 4 lò hơi, nó còn bao gồm một lò nướng và nó có thể sử dụng các chất đốt như củi, nhiên liệu lỏng, khí đốt và than đá. Hiện tại, quân đội Nga sử dụng khoảng 10 nghìn bếp ăn dã chiến.Nếu bếp PK-130M (130M2) được coi là loại bếp dã chiến cổ điển, được thiết kế để di chuyển ngay phía sau đội hình chiến đấu của các đơn vị, thì PAK-200M đã là một nhà ăn – nhà bếp di động.Bếp PAK-200M được chế tạo dựa trên một thùng xe chuyên dụng, trên khung gầm của một chiếc ô tô KamAZ. Khi triển khai nấu ăn, bếp có thể thay đổi diện tích lên gấp ba lần; ngoài khu vực nấu ăn, bếp còn có chỗ cho 24 người ăn một lúc.Thiết bị bếp chính để nấu nướng là lò hơi, PAK-200M được trang bị ba thùng nhiệt: một thùng 80 lít và hai thùng 150 lít, với lò nướng và sàn chiên, cũng như nồi hơi 50 lít để đun nước.Với bếp PAK-200M, thời gian nấu nướng đã giảm đáng kể. Để nấu một bữa tối ba món, trước đây phải mất khoảng bốn giờ, nay đun sôi nước trong nồi hơi chỉ mất không quá một giờ. Bếp còn được trang bị máy thái rau và máy xay thịt; thậm chí còn có thể lắp đặt máy trộn, nồi chiên sâu và các thiết bị khác, nhưng các đơn vị thường từ chối.Để bảo quản thực phẩm đông lạnh và dễ hỏng, PAK-200M có thể lắp đặt tủ lạnh; ngoài ra, tủ hấp của PAK-200M không chỉ dùng để chiên thực phẩm, mà còn có thể nướng các sản phẩm có khối lượng nhỏ.Để lưu trữ bánh mì, một tủ đặc biệt được cung cấp, được lắp đặt ở lối vào. Nói chung, nhà bếp thường bảo đảm bữa ăn nhanh, thích nghi với điều kiện quân đội - nhanh, nhưng nhiều calo hơn.Ngoài hệ thống cấp nước tinh khiết (450 lít nước uống), bếp ăn dã chiến PAK-200M còn có các hệ thống hỗ trợ khác như sưởi ấm, thông gió, chiếu sáng; hệ thống nhiên liệu cho phép hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, từ âm 50 đến 50 độ. Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà bếp được cấp điện từ nguồn bên ngoài hoặc từ máy phát điện diesel.Tính cơ động, tính đơn giản và độ tin cậy trong vận hành là những ưu điểm chính của bếp dã chiến PAK-200M và PK-130M. Trong điều kiện chiến đấu, với sự trợ giúp của những chiếc bếp di động, đã đảm bảo dinh dưỡng cho những người lính, kể cả trong điều kiện chiến đấu dài ngày.Không chỉ phục vụ trong quân đội, những chiếc bếp dã chiến do ngành hậu cần của Quân đội Nga sản xuất, đã có những phiên bản dân sự là bếp dã chiến KP-130 và có rất nhiều người mua. Và đây cũng là điểm đánh giá cao của bếp dã chiến Quân đội Nga. Nguồn: Pinterest.
Cận cảnh một bữa ăn của binh lính Nga diễn ra trong ngày Lễ Phục Sinh. Nguồn: RUPTLY.
Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội Nga là ngày 1/8, được thực hiện theo sắc lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Nga ký ngày 28/7/2011. Hiện nay việc bảo đảm ăn uống cho Quân đội Nga, được thực hiện bởi hơn 160 nghìn quân nhân và hơn 145 nghìn nhân viên dân sự.
Nếu ở những nơi đóng quân cố định, các đơn vị Quân đội Nga có thể đặt các suất ăn qua hệ thống cung cấp dịch vụ công cộng; thì trong các cuộc diễn tập, chiến đấu ở nước ngoài, trên các tàu chiến hoạt động xa bờ… việc cung cấp bữa ăn do những quân nhân đảm nhiệm.
Khi các đơn vị tham gia các nhiệm vụ diễn tập, chiến đấu hoặc ở những nơi đóng quân xa dân, những thực phẩm dễ hỏng không được sử dụng để nấu ăn, mà thay vào đó là món hầm, được sử dụng thay cho thịt tươi; trái cây, rau và salad được thay thế bằng đồ hộp, để loại bỏ nguy cơ rối loạn đường ruột và ngộ độc.
Sự lựa chọn các món ăn ở các đơn vị trực chiến cũng được giảm bớt, gồm món chính, món tráng miệng và đồ uống; nhưng các tiêu chuẩn cung cấp về mặt định lượng được bảo toàn đầy đủ, và các bếp ăn dã chiến cung cấp chất lượng thực phẩm rất tốt.
Để công tác bảo đảm hậu cần bám sát các đơn vị chiến đấu (kể cả ở chiến trường Syria), Quân đội Nga đã đầu tư nghiên cứu các loại bếp dã chiến cơ động như PAK-200M và PK-130M, có khả năng bảo đảm suất ăn cho 200 và 130 người.
Một trong những điểm khác biệt đáng kể giữa PAK-200M và các thiết bị nấu ăn đặc biệt khác, là tính cơ động của nó; lực lượng bảo đảm có thể nấu ăn cả trong bãi đậu xe và khi đang di chuyển.
Bếp PK-130 được coi là bếp dã chiến phổ biến nhất, nó cũng thuận tiện trong việc vận chuyển, vì nó được kéo bởi bất kỳ phương tiện nào. Ngoài 4 lò hơi, nó còn bao gồm một lò nướng và nó có thể sử dụng các chất đốt như củi, nhiên liệu lỏng, khí đốt và than đá. Hiện tại, quân đội Nga sử dụng khoảng 10 nghìn bếp ăn dã chiến.
Nếu bếp PK-130M (130M2) được coi là loại bếp dã chiến cổ điển, được thiết kế để di chuyển ngay phía sau đội hình chiến đấu của các đơn vị, thì PAK-200M đã là một nhà ăn – nhà bếp di động.
Bếp PAK-200M được chế tạo dựa trên một thùng xe chuyên dụng, trên khung gầm của một chiếc ô tô KamAZ. Khi triển khai nấu ăn, bếp có thể thay đổi diện tích lên gấp ba lần; ngoài khu vực nấu ăn, bếp còn có chỗ cho 24 người ăn một lúc.
Thiết bị bếp chính để nấu nướng là lò hơi, PAK-200M được trang bị ba thùng nhiệt: một thùng 80 lít và hai thùng 150 lít, với lò nướng và sàn chiên, cũng như nồi hơi 50 lít để đun nước.
Với bếp PAK-200M, thời gian nấu nướng đã giảm đáng kể. Để nấu một bữa tối ba món, trước đây phải mất khoảng bốn giờ, nay đun sôi nước trong nồi hơi chỉ mất không quá một giờ. Bếp còn được trang bị máy thái rau và máy xay thịt; thậm chí còn có thể lắp đặt máy trộn, nồi chiên sâu và các thiết bị khác, nhưng các đơn vị thường từ chối.
Để bảo quản thực phẩm đông lạnh và dễ hỏng, PAK-200M có thể lắp đặt tủ lạnh; ngoài ra, tủ hấp của PAK-200M không chỉ dùng để chiên thực phẩm, mà còn có thể nướng các sản phẩm có khối lượng nhỏ.
Để lưu trữ bánh mì, một tủ đặc biệt được cung cấp, được lắp đặt ở lối vào. Nói chung, nhà bếp thường bảo đảm bữa ăn nhanh, thích nghi với điều kiện quân đội - nhanh, nhưng nhiều calo hơn.
Ngoài hệ thống cấp nước tinh khiết (450 lít nước uống), bếp ăn dã chiến PAK-200M còn có các hệ thống hỗ trợ khác như sưởi ấm, thông gió, chiếu sáng; hệ thống nhiên liệu cho phép hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, từ âm 50 đến 50 độ. Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà bếp được cấp điện từ nguồn bên ngoài hoặc từ máy phát điện diesel.
Tính cơ động, tính đơn giản và độ tin cậy trong vận hành là những ưu điểm chính của bếp dã chiến PAK-200M và PK-130M. Trong điều kiện chiến đấu, với sự trợ giúp của những chiếc bếp di động, đã đảm bảo dinh dưỡng cho những người lính, kể cả trong điều kiện chiến đấu dài ngày.
Không chỉ phục vụ trong quân đội, những chiếc bếp dã chiến do ngành hậu cần của Quân đội Nga sản xuất, đã có những phiên bản dân sự là bếp dã chiến KP-130 và có rất nhiều người mua. Và đây cũng là điểm đánh giá cao của bếp dã chiến Quân đội Nga. Nguồn: Pinterest.
Cận cảnh một bữa ăn của binh lính Nga diễn ra trong ngày Lễ Phục Sinh. Nguồn: RUPTLY.