Đại bản doanh của Đoàn CSCĐ kỵ binh tại một trại ngựa ở TP Sông Công (tỉnh Thái Nguyên). Đây là nơi hơn 70 chiến mã được các chiến sĩ CSCĐ thuần hóa, luyện tập hàng ngày.Các chiến sĩ bắt đầu ngày mới từ khoảng 5h, lập tức xuống khu trại, cho các chú ngựa ăn nhẹ sau đó nghỉ ngơi để chuẩn bị cho các hoạt động huấn luyện. Sau khoảng 7 tháng, những chiến mã đã được thuần hóa và đang trong quá trình huấn luyện các động tác nghiệp vụ.Trước mỗi buổi tập, các chiến sĩ CSCĐ phải vuốt ve chào hỏi và vệ sinh lông ngựa. Ngựa vốn là loài có trí thông minh phát triển nên thông qua các hành động vỗ về, cử chỉ nhẹ nhàng cũng như lời nói động viên của chiến sĩ khiến chúng nghe lời hơn, vào bài tập nhanh hơn.Đối với những chiến sĩ CSCĐ trẻ, bài học lắp yên, dây cương và kiểm tra móng ngựa phải mất từ 2 tuần đến 2 tháng mới có thể thuần thục.Một trong những bài tập đầu tiên là bài huấn luyện ngựa đi đều hàng 4, bài tập này giúp phục vụ các nhiệm vụ như tuần tra kiểm soát, phục vụ các buổi lễ, nghi thức hay vận chuyển vũ khí trên khu vực có địa hình khó khăn.Bài tập nhảy vượt rào giúp ngựa thích nghi với nhiều kiểu địa hình khác nhau như vượt suối, rãnh, hào hay truy bắt tội phạm ở địa hình hiểm trở. Bài tập này được đánh giá là khá khó, nên nhiều chú ngựa vẫn chưa thể nhảy qua rào thành thục hay dễ xảy ra chấn thương cho cả người lẫn ngựa trong quá trình tập luyện.Động tác đổ nhào nhặt đồ vật đòi hỏi chiến sĩ CSCĐ phải khéo léo, chính xác và nhanh nhạy để có thể vừa điều khiển ngựa phi nước đại vừa nhặt công cụ hỗ trợ để sẵn trên mặt đất. Những ngày đầu mới tập luyện các chiến sĩ liên tục bị ngã nhưng đến nay ngựa đã quen với việc phối hợp, mọi việc thuận lợi hơn.Ngựa là giống có bản tính tự do, hoang dã và rất mạnh mẽ, chính vì thế để huấn luyện được những chú ngựa hoang, điều quan trọng đó là không được chịu thua ngựa, các chiến sĩ trong đoàn CSCĐ kỵ binh luôn tâm niệm, nó càng cương, bướng, mình càng phải nghiêm, phải khống chế nó bằng được. "Chỉ cần mình chịu thua nó một lần, lần sau ngựa sẽ càng không nghe lời", một chiến sĩ nói.Mỗi chiến sĩ được giao cho một con ngựa, tự chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện. Đối với các chiến sĩ CSCĐ kỵ binh, ngựa không chỉ là vật nuôi nghiệp vụ mà còn là "người anh em 4 chân" đồng hành cùng họ trong suốt quá trình công tác.“Hơn 70 chú ngựa đang được huấn luyện tại đây, mỗi con có một tính cách khác nhau. Có những con rất khó gần, hung dữ. "Tí hon" của tôi là một chú ngựa nhát người. Lần đầu gặp tôi, nó sợ và bỏ chạy khi tôi thử đeo cương. Sau quãng thời gian thuần hóa, đến nay "Tí hon" đã nằm trong tốp những chiến mã có thể hình tốt, các động tác huấn luyện đều chuẩn, đẹp và đặc biệt là rất ngoan, biết nghe lời", hạ sĩ Phan Đức Kỷ chia sẻ.Thức ăn của ngựa gồm có 3 loại: thức ăn thô, tinh bột và cỏ tươi. Các chiến sĩ CSCĐ ngoài việc chăm sóc ngựa còn trực tiếp chuẩn bị bữa ăn cho cả đàn.Ngựa ăn một ngày 3 bữa chính gồm bữa sáng lúc 5h30, bữa trưa lúc 11h và bữa chiều cùng bữa phụ lúc 20h. Mỗi con nặng từ 300-400 kg, trong khi lượng thức ăn hàng ngày chiếm 10% trọng lượng cơ thể nên chất thải cũng rất lớn.
Đại bản doanh của Đoàn CSCĐ kỵ binh tại một trại ngựa ở TP Sông Công (tỉnh Thái Nguyên). Đây là nơi hơn 70 chiến mã được các chiến sĩ CSCĐ thuần hóa, luyện tập hàng ngày.
Các chiến sĩ bắt đầu ngày mới từ khoảng 5h, lập tức xuống khu trại, cho các chú ngựa ăn nhẹ sau đó nghỉ ngơi để chuẩn bị cho các hoạt động huấn luyện. Sau khoảng 7 tháng, những chiến mã đã được thuần hóa và đang trong quá trình huấn luyện các động tác nghiệp vụ.
Trước mỗi buổi tập, các chiến sĩ CSCĐ phải vuốt ve chào hỏi và vệ sinh lông ngựa. Ngựa vốn là loài có trí thông minh phát triển nên thông qua các hành động vỗ về, cử chỉ nhẹ nhàng cũng như lời nói động viên của chiến sĩ khiến chúng nghe lời hơn, vào bài tập nhanh hơn.
Đối với những chiến sĩ CSCĐ trẻ, bài học lắp yên, dây cương và kiểm tra móng ngựa phải mất từ 2 tuần đến 2 tháng mới có thể thuần thục.
Một trong những bài tập đầu tiên là bài huấn luyện ngựa đi đều hàng 4, bài tập này giúp phục vụ các nhiệm vụ như tuần tra kiểm soát, phục vụ các buổi lễ, nghi thức hay vận chuyển vũ khí trên khu vực có địa hình khó khăn.
Bài tập nhảy vượt rào giúp ngựa thích nghi với nhiều kiểu địa hình khác nhau như vượt suối, rãnh, hào hay truy bắt tội phạm ở địa hình hiểm trở. Bài tập này được đánh giá là khá khó, nên nhiều chú ngựa vẫn chưa thể nhảy qua rào thành thục hay dễ xảy ra chấn thương cho cả người lẫn ngựa trong quá trình tập luyện.
Động tác đổ nhào nhặt đồ vật đòi hỏi chiến sĩ CSCĐ phải khéo léo, chính xác và nhanh nhạy để có thể vừa điều khiển ngựa phi nước đại vừa nhặt công cụ hỗ trợ để sẵn trên mặt đất. Những ngày đầu mới tập luyện các chiến sĩ liên tục bị ngã nhưng đến nay ngựa đã quen với việc phối hợp, mọi việc thuận lợi hơn.
Ngựa là giống có bản tính tự do, hoang dã và rất mạnh mẽ, chính vì thế để huấn luyện được những chú ngựa hoang, điều quan trọng đó là không được chịu thua ngựa, các chiến sĩ trong đoàn CSCĐ kỵ binh luôn tâm niệm, nó càng cương, bướng, mình càng phải nghiêm, phải khống chế nó bằng được. "Chỉ cần mình chịu thua nó một lần, lần sau ngựa sẽ càng không nghe lời", một chiến sĩ nói.
Mỗi chiến sĩ được giao cho một con ngựa, tự chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện. Đối với các chiến sĩ CSCĐ kỵ binh, ngựa không chỉ là vật nuôi nghiệp vụ mà còn là "người anh em 4 chân" đồng hành cùng họ trong suốt quá trình công tác.
“Hơn 70 chú ngựa đang được huấn luyện tại đây, mỗi con có một tính cách khác nhau. Có những con rất khó gần, hung dữ. "Tí hon" của tôi là một chú ngựa nhát người. Lần đầu gặp tôi, nó sợ và bỏ chạy khi tôi thử đeo cương. Sau quãng thời gian thuần hóa, đến nay "Tí hon" đã nằm trong tốp những chiến mã có thể hình tốt, các động tác huấn luyện đều chuẩn, đẹp và đặc biệt là rất ngoan, biết nghe lời", hạ sĩ Phan Đức Kỷ chia sẻ.
Thức ăn của ngựa gồm có 3 loại: thức ăn thô, tinh bột và cỏ tươi. Các chiến sĩ CSCĐ ngoài việc chăm sóc ngựa còn trực tiếp chuẩn bị bữa ăn cho cả đàn.
Ngựa ăn một ngày 3 bữa chính gồm bữa sáng lúc 5h30, bữa trưa lúc 11h và bữa chiều cùng bữa phụ lúc 20h. Mỗi con nặng từ 300-400 kg, trong khi lượng thức ăn hàng ngày chiếm 10% trọng lượng cơ thể nên chất thải cũng rất lớn.