Không chỉ được sử dụng bởi các lực lượng chấp pháp, kỵ binh cũng đã và đang được sử dụng trong những lực lượng quân đội hiện đại bởi những lợi ích mà nó mang lại. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc cưỡi ngựa tuần tra.Quân đội Liên Xô dù cho sở hữu một đội quân hùng hậu, không hề thiếu các loại xe thiết giáp hay máy bay, nhưng vẫn duy trì cho mình lực lượng kỵ binh. Lãnh thổ tiếp giáp với 15 quốc gia, Liên Xô là nước có nhiều láng giềng nhất trên thế giới và đường biên giới vô cùng rộng lớn, nhiều khu vực núi cao hiểm trở, không thể triển khai các loại phương tiện cơ giới trong khi sử dụng máy bay lại quá tốn kém, kỵ binh chín là lực lượng vô cùng quan trọng, giúp cho những lính Biên phòng Liên Xô kiểm soát tốt khu vực của mình. Ảnh: Lính Biên phòng Liên Xô tuần tra với ngựa năm 1970.Công an nhân dân vũ trang Việt Nam (nay là Bộ đội biên phòng) cũng đã từng được Liên Xô viện trợ một đàn ngựa, đây là lực lượng kỵ binh chính thức đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại. Ảnh: Chiến sĩ Công an vũ trang tập luyện ẩn nấp với ngựa.Những chú ngựa của Công an vũ trang được huấn luyện rất chuyên nghiệp, phù hợp tác chiến trong nhiều môi trường như thảo nguyê, rừng rậm,… và có tốc độ cao, sức khỏe tốt, có thể vượt những địa hình hiểm trở ở khu vực biên giới. Ảnh: Chiến sĩ Công an vũ trang phi nước đại với những chú ngựa Liên Xô.Đáng tiếc, sau khi chuyển đổi cơ chế cũng như tổ chức, đàn ngựa Liên Xô của Công an vũ trang đã bị thoái hóa và mất giống dần. Giống ngựa hiện nay được lực lượng CSCĐ Kỵ binh sử dụng là giống ngựa nhập khẩu trực tiếp từ Mông Cổ. Ảnh: Chiến sĩ công an vũ trang vừa cưỡi ngựa vừa bắn súng.Hiện nay, lực lượng kỵ binh nổi tiếng nhất vẫn được duy trì là đội kỵ binh của Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA). Ảnh: Chiến sĩ Trung Quốc vừa cưỡi ngựa vừa tác xạ súng trường Type-95Những đội kỵ binh này được huấn luyện tại thảo nguyên rộng lớn của các Khu tự trị Nội Mông, Tân Cương hoặc Tây Tạng. Ảnh: Chiến sĩ vừa cưỡi ngựa vừa bắn súng trường Type-81.Với đặc thù địa hình núi cao hiểm trở, cùng với kinh nghiệm tác chiến từ thời cổ xưa, việc sử dụng kỵ binh tại các khu vực đặc thù này vẫn có những lợi thế hơn so với việc dùng các loại xe cơ giới hiện đại.Những chú ngựa chiến này cũng phải được huấn luyện vô cùng đặc thù để có thể không bị hoảng loạn trước tiếng súng đạn hay bom nổ trên chiến trường hiện đại. Ảnh: Binh sĩ huấn luyện ẩn nấp cùng ngựa.Mặc dù vậy, do những sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại đã thay thế dần nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngựa chiến. Từ 13 sư đoàn kỵ binh trong những năm 1950, cho đến nay chỉ còn 2 tiểu đoàn kỵ binh và một số phi đội lẻ tẻ trong biên chế quân đội Trung Quốc. Ảnh: Kỵ binh Trung Quốc tuần tra với ngựa.Tuy nhiên không thể phủ nhận việc kỵ binh vẫn có những đóng góp quan trọng trong công cuộc tuần tra bảo vệ biên giới, vượt những địa hình hiểm trở mà các loại xe cơ giới không thể đến được, đồng thời tiết kiệm chi phí khi những chú ngựa không đòi hỏi hậu cần quá tốn kém. Video Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh oai nghiêm diễu hành trước Lăng Bác và Nhà quốc hội - Nguồn: VTV24
Không chỉ được sử dụng bởi các lực lượng chấp pháp, kỵ binh cũng đã và đang được sử dụng trong những lực lượng quân đội hiện đại bởi những lợi ích mà nó mang lại. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc cưỡi ngựa tuần tra.
Quân đội Liên Xô dù cho sở hữu một đội quân hùng hậu, không hề thiếu các loại xe thiết giáp hay máy bay, nhưng vẫn duy trì cho mình lực lượng kỵ binh. Lãnh thổ tiếp giáp với 15 quốc gia, Liên Xô là nước có nhiều láng giềng nhất trên thế giới và đường biên giới vô cùng rộng lớn, nhiều khu vực núi cao hiểm trở, không thể triển khai các loại phương tiện cơ giới trong khi sử dụng máy bay lại quá tốn kém, kỵ binh chín là lực lượng vô cùng quan trọng, giúp cho những lính Biên phòng Liên Xô kiểm soát tốt khu vực của mình. Ảnh: Lính Biên phòng Liên Xô tuần tra với ngựa năm 1970.
Công an nhân dân vũ trang Việt Nam (nay là Bộ đội biên phòng) cũng đã từng được Liên Xô viện trợ một đàn ngựa, đây là lực lượng kỵ binh chính thức đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại. Ảnh: Chiến sĩ Công an vũ trang tập luyện ẩn nấp với ngựa.
Những chú ngựa của Công an vũ trang được huấn luyện rất chuyên nghiệp, phù hợp tác chiến trong nhiều môi trường như thảo nguyê, rừng rậm,… và có tốc độ cao, sức khỏe tốt, có thể vượt những địa hình hiểm trở ở khu vực biên giới. Ảnh: Chiến sĩ Công an vũ trang phi nước đại với những chú ngựa Liên Xô.
Đáng tiếc, sau khi chuyển đổi cơ chế cũng như tổ chức, đàn ngựa Liên Xô của Công an vũ trang đã bị thoái hóa và mất giống dần. Giống ngựa hiện nay được lực lượng CSCĐ Kỵ binh sử dụng là giống ngựa nhập khẩu trực tiếp từ Mông Cổ. Ảnh: Chiến sĩ công an vũ trang vừa cưỡi ngựa vừa bắn súng.
Hiện nay, lực lượng kỵ binh nổi tiếng nhất vẫn được duy trì là đội kỵ binh của Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA). Ảnh: Chiến sĩ Trung Quốc vừa cưỡi ngựa vừa tác xạ súng trường Type-95
Những đội kỵ binh này được huấn luyện tại thảo nguyên rộng lớn của các Khu tự trị Nội Mông, Tân Cương hoặc Tây Tạng. Ảnh: Chiến sĩ vừa cưỡi ngựa vừa bắn súng trường Type-81.
Với đặc thù địa hình núi cao hiểm trở, cùng với kinh nghiệm tác chiến từ thời cổ xưa, việc sử dụng kỵ binh tại các khu vực đặc thù này vẫn có những lợi thế hơn so với việc dùng các loại xe cơ giới hiện đại.
Những chú ngựa chiến này cũng phải được huấn luyện vô cùng đặc thù để có thể không bị hoảng loạn trước tiếng súng đạn hay bom nổ trên chiến trường hiện đại. Ảnh: Binh sĩ huấn luyện ẩn nấp cùng ngựa.
Mặc dù vậy, do những sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại đã thay thế dần nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngựa chiến. Từ 13 sư đoàn kỵ binh trong những năm 1950, cho đến nay chỉ còn 2 tiểu đoàn kỵ binh và một số phi đội lẻ tẻ trong biên chế quân đội Trung Quốc. Ảnh: Kỵ binh Trung Quốc tuần tra với ngựa.
Tuy nhiên không thể phủ nhận việc kỵ binh vẫn có những đóng góp quan trọng trong công cuộc tuần tra bảo vệ biên giới, vượt những địa hình hiểm trở mà các loại xe cơ giới không thể đến được, đồng thời tiết kiệm chi phí khi những chú ngựa không đòi hỏi hậu cần quá tốn kém.
Video Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh oai nghiêm diễu hành trước Lăng Bác và Nhà quốc hội - Nguồn: VTV24