Sputnik dẫn lời hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay, hôm 3/9 Bình Nhưỡng đã chính thức thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch (hay còn được gọi là bom H) đầu tiên của nước này, với sức công phá được ước tính lên tới 50 kilotonne. Đây là một trong những hành động liên tiếp gây nên căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên từ phía Bình Nhưỡng, khi trước đó vào hôm 29/8 nước này phóng thử nghiệm tên lửa bay đạn đạo với hành trình bay qua cả không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống biển. Nguồn ảnh: Sputnik.Theo thống kê đây là lần thứ 6 Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân, liên tiếp từ các năm 2006 , 2009 , 2013 , 2016 và 2017 trong đó năm 2016 thực hiện tới hai lần. Và tất cả các lần thử nghiệm hạt nhân trên của Bình Nhưỡng đều được thực hiện ở khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri nằm ở huyện Kilju , tỉnh Bắc Hamgyong của Triều Tiên, gần biên giới giữa Triều Tiên và Nga. Nguồn ảnh: CBS Denver.Cũng trong cùng ngày 3/9, KCNA cũng công bố những hình ảnh về mẫu đầu đạn hạt nhân Triều Tiên đầu tiên trong một chuyến thăm của Chủ tịch tối cao Triều Tiên Kim Jung Un đến một cơ sở nghiên cứu tên lửa đạn đạo liên lục địa. Thậm chí KCNA còn cho biết mẫu đầu đạn này là biến thể thu nhỏ của một vũ khí nhiệt hạch có thể được triển khai từ tên lửa ICBM. Nguồn ảnh: KCNA.Đây là lần đầu tiên Triều Tiên đưa ra hình ảnh về một mẫu đầu đạn hạt nhân thực thụ dành cho tên lửa ICBM sau nhiều đồn đoán trong thời gian gần đây. Nhưng nó lại là cơn ác mộng đối với Mỹ và lực lượng đồng minh trên Bán đảo Triều Tiên, mặc dù họ đã biết trước rằng đây là điều này sớm muộn gì cũng diễn ra với tốc độ phát triển của chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng hiện tại. Nguồn ảnh: KCNA.Trong ảnh là chủ tịch Kim Jung Un với mẫu đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên, còn trong dấu khoanh tròn đỏ là cấu tạo vũ khí nhiệt hạch bên trong đầu đạn này. Theo ước tính đầu đạn này có trọng lượng khoảng 500kg và có sức công phá có thể lên đến hàng chục kilotonne. Nguồn ảnh: KCNA.Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên vào hôm 29/8 là để thử nghiệm mẫu đầu đạn này. Điều này cũng chứng tỏ Triều Tiên đã tích hợp thành công đầu đạn hạt nhân lên trên một mẫu tên lửa ICBM, mà cụ thể hơn ở đây là Hwasong-12. Nguồn ảnh: KCNA.Hwasong-12 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm xa thế hệ mới được Triều Tiên giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 4 năm nay và đi kèm 4 lần thử nghiệm liên tiếp của mẫu ICBM này. Lần gần đây nhất chính là hôm 29/8, khi nó có thể thực hiện hành trình bay hơn 2.700km với trần bay 500km. Nguồn ảnh: KCNA.Về thông số kỹ thuật của tên lửa Hwasong-12, nó có trọng lượng ước tính 28 tấn và có chiều dài cơ bản 16m. Nó có thể mang theo một đầu đạn nặng từ 500-600kg tương đương một đầu đạn hạt nhân kết hợp với đó là hệ thống dẫn đường quán tính, không có hổ trợ dẫn đường bằng vệ tinh nên độ chính xác của Hwasong-12 thực sự là một câu hỏi khá lớn tuy nhiên nhược điểm này có thể được bù đắp bằng sức mạnh hủy diệt của một vũ khí nhiệt hạch. Nguồn ảnh: KCNA.Với tầm bắn từ 3.700km đến 6.000km, Hwasong-12 hoàn toàn có thể tấn công mọi mục tiêu của Mỹ trên Thái Bình Dương hoặc một phần lãnh thổ bờ tây nước Mỹ. Hành động này cũng sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Triều Tiên, thậm chí là cả Chiến tranh Thế giới thứ 3 nếu như một trong hai bên không kiểm soát được hành động của mình. Nguồn ảnh: KCNA.Trước các hàng động đe dọa của Bình Nhưỡng gần đây, Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực đang để ngỏ một khả năng sử dụng các biện pháp đối phó quân sự đối với sự leo thang của Triều Tiên hoặc gây sức ép với Trung Quốc và Nga phong tỏa hoàn toàn Triều Tiên về mọi mặt, đóng cửa hoàn toàn các tuyến biên giới với nước này. Nguồn ảnh: CBS Denver.Bản thân Hàn Quốc cũng đã chuẩn bị sẵn một kịch bản tấn công phủ đầu các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nếu như chiến tranh diễn ra và họ tuyên bố đó là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp ngoại giao không còn hiệu quả. Seoul cũng nhấn mạnh rằng nước này hoàn toàn có đủ tiềm lực quân sự để đối đầu với một cuộc chiến toàn diện với Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: IBTimes UK.Dĩ nhiên đó là điều mà chẳng ai muốn xảy ra, cả Washington, Seoul, Bắc Kinh hay Tokyo đều không muốn căng thẳng đi xa khỏi tầm kiểm soát như hiện nay. Nhưng đó là điều họ muốn chứ không phải là điều Bình Nhưỡng muốn, vì vậy rất khó để có thể nhận định tình hình ở Bán đảo Triều Tiên hiện tại bởi chỉ trong một khoảnh khắc sai lầm nào đó thì lửa chiến tranh có thể thiêu rụi bán đảo này một lần nữa. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Sputnik dẫn lời hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay, hôm 3/9 Bình Nhưỡng đã chính thức thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch (hay còn được gọi là bom H) đầu tiên của nước này, với sức công phá được ước tính lên tới 50 kilotonne. Đây là một trong những hành động liên tiếp gây nên căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên từ phía Bình Nhưỡng, khi trước đó vào hôm 29/8 nước này phóng thử nghiệm tên lửa bay đạn đạo với hành trình bay qua cả không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống biển. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo thống kê đây là lần thứ 6 Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân, liên tiếp từ các năm 2006 , 2009 , 2013 , 2016 và 2017 trong đó năm 2016 thực hiện tới hai lần. Và tất cả các lần thử nghiệm hạt nhân trên của Bình Nhưỡng đều được thực hiện ở khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri nằm ở huyện Kilju , tỉnh Bắc Hamgyong của Triều Tiên, gần biên giới giữa Triều Tiên và Nga. Nguồn ảnh: CBS Denver.
Cũng trong cùng ngày 3/9, KCNA cũng công bố những hình ảnh về mẫu đầu đạn hạt nhân Triều Tiên đầu tiên trong một chuyến thăm của Chủ tịch tối cao Triều Tiên Kim Jung Un đến một cơ sở nghiên cứu tên lửa đạn đạo liên lục địa. Thậm chí KCNA còn cho biết mẫu đầu đạn này là biến thể thu nhỏ của một vũ khí nhiệt hạch có thể được triển khai từ tên lửa ICBM. Nguồn ảnh: KCNA.
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên đưa ra hình ảnh về một mẫu đầu đạn hạt nhân thực thụ dành cho tên lửa ICBM sau nhiều đồn đoán trong thời gian gần đây. Nhưng nó lại là cơn ác mộng đối với Mỹ và lực lượng đồng minh trên Bán đảo Triều Tiên, mặc dù họ đã biết trước rằng đây là điều này sớm muộn gì cũng diễn ra với tốc độ phát triển của chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng hiện tại. Nguồn ảnh: KCNA.
Trong ảnh là chủ tịch Kim Jung Un với mẫu đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên, còn trong dấu khoanh tròn đỏ là cấu tạo vũ khí nhiệt hạch bên trong đầu đạn này. Theo ước tính đầu đạn này có trọng lượng khoảng 500kg và có sức công phá có thể lên đến hàng chục kilotonne. Nguồn ảnh: KCNA.
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên vào hôm 29/8 là để thử nghiệm mẫu đầu đạn này. Điều này cũng chứng tỏ Triều Tiên đã tích hợp thành công đầu đạn hạt nhân lên trên một mẫu tên lửa ICBM, mà cụ thể hơn ở đây là Hwasong-12. Nguồn ảnh: KCNA.
Hwasong-12 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm xa thế hệ mới được Triều Tiên giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 4 năm nay và đi kèm 4 lần thử nghiệm liên tiếp của mẫu ICBM này. Lần gần đây nhất chính là hôm 29/8, khi nó có thể thực hiện hành trình bay hơn 2.700km với trần bay 500km. Nguồn ảnh: KCNA.
Về thông số kỹ thuật của tên lửa Hwasong-12, nó có trọng lượng ước tính 28 tấn và có chiều dài cơ bản 16m. Nó có thể mang theo một đầu đạn nặng từ 500-600kg tương đương một đầu đạn hạt nhân kết hợp với đó là hệ thống dẫn đường quán tính, không có hổ trợ dẫn đường bằng vệ tinh nên độ chính xác của Hwasong-12 thực sự là một câu hỏi khá lớn tuy nhiên nhược điểm này có thể được bù đắp bằng sức mạnh hủy diệt của một vũ khí nhiệt hạch. Nguồn ảnh: KCNA.
Với tầm bắn từ 3.700km đến 6.000km, Hwasong-12 hoàn toàn có thể tấn công mọi mục tiêu của Mỹ trên Thái Bình Dương hoặc một phần lãnh thổ bờ tây nước Mỹ. Hành động này cũng sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Triều Tiên, thậm chí là cả Chiến tranh Thế giới thứ 3 nếu như một trong hai bên không kiểm soát được hành động của mình. Nguồn ảnh: KCNA.
Trước các hàng động đe dọa của Bình Nhưỡng gần đây, Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực đang để ngỏ một khả năng sử dụng các biện pháp đối phó quân sự đối với sự leo thang của Triều Tiên hoặc gây sức ép với Trung Quốc và Nga phong tỏa hoàn toàn Triều Tiên về mọi mặt, đóng cửa hoàn toàn các tuyến biên giới với nước này. Nguồn ảnh: CBS Denver.
Bản thân Hàn Quốc cũng đã chuẩn bị sẵn một kịch bản tấn công phủ đầu các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nếu như chiến tranh diễn ra và họ tuyên bố đó là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp ngoại giao không còn hiệu quả. Seoul cũng nhấn mạnh rằng nước này hoàn toàn có đủ tiềm lực quân sự để đối đầu với một cuộc chiến toàn diện với Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: IBTimes UK.
Dĩ nhiên đó là điều mà chẳng ai muốn xảy ra, cả Washington, Seoul, Bắc Kinh hay Tokyo đều không muốn căng thẳng đi xa khỏi tầm kiểm soát như hiện nay. Nhưng đó là điều họ muốn chứ không phải là điều Bình Nhưỡng muốn, vì vậy rất khó để có thể nhận định tình hình ở Bán đảo Triều Tiên hiện tại bởi chỉ trong một khoảnh khắc sai lầm nào đó thì lửa chiến tranh có thể thiêu rụi bán đảo này một lần nữa. Nguồn ảnh: livejournal.com.