Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 đã để lại nhiều bài học xương máu cho quân đội Triều Tiên, trong đó việc bị mất ưu thế trên không là yếu điểm chí mạng của quân đội nước này. Vì thế, việc quan tâm phát triển lực lượng phòng không và không quân luôn được giới lãnh đạo nước này coi trọng, với vai trò hỗ trợ chủ chốt của Liên Xô.Vào những năm 1950 – 1960, để hỗ trợ cho đồng minh của mình trước các mối đe dọa từ không quân Mỹ, Liên Xô đã cung cấp cho Triều Tiên hệ thống tên lửa đất đối không S-75 Berkut hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ, những tên lửa này chỉ được Liên Xô sử dụng để bảo vệ Moscow.Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên đã nỗ lực tìm cách hiện đại hóa mạng lưới phòng không và lực lượng không quân của mình dưới sự giúp đỡ chính từ Liên Xô. Tuy nhiên, việc Liên Xô tan rã vào năm 1991, khiến nhiều người nghĩ rằng Triều Tiên sẽ không thể tiếp tục chương trình hiện đại hóa lực lượng phòng không - không quân của mình.Tuy nhiên, nhận định trên là sai lầm khi quốc gia kế thừa vị thế của Liên Xô là Nga đã tiếp tục giúp đỡ Triều Tiên trong lĩnh vực quốc phòng. Và điều này đã giúp lý giải tại sao Triều Tiên vẫn tiếp tục có khả năng tiến hành chiến tranh trên không trước sự bất ngờ của Mỹ và đồng minh.Trong những năm 80 của thế kỉ trước, MiG-29 Fulcrum của Liên Xô được đánh giá là dòng máy bay chiếm ưu thế trên không hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ, loại máy bay này mới chỉ được đưa vào phục vụ trong biên chế của không quân Liên Xô nhưng Moscow đã đồng ý cung cấp loại máy bay này cho Triều Tiên.Giới lãnh đạo Triều Tiên đã nỗ lực hết sức để tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô từ năm 1984 để có được sự ưu ái từ cường quốc này. Các chuyên gia Liên Xô đã cải thiện đáng kể khả năng của lực lượng không quân Triều Tiên, khi cung cấp hàng loạt các hệ thống vũ khí tiên tiến như máy bay MiG-23, Su-25, hệ thống radar cảnh báo sớm Tin Shield, hệ thống phòng không S-200,...Bên cạnh việc cung cấp khoảng 20 chiếc MiG-29 cho Triều Tiên, Liên Xô cũng đã giúp quốc gia Đông Á này mở rộng các phi đội của mình thông qua việc cung cấp giấy phép sản xuất và hỗ trợ công nghệ, để Triều Tiên có thể lắp ráp và sản xuất dòng máy bay phản lực thế hệ thứ 4 hiện đại này.Với giấy phép sản xuất và công nghệ hỗ trợ, Bình Nhưỡng đã mở một dây chuyền sản xuất nhỏ với khả năng xuất xưởng từ 2-3 máy bay chiến đấu MiG-29 "Fulcrum" mỗi năm. Ước tính đến cuối những năm 1990, 15 chiếc MiG-29 đã được Triều Tiên sản xuất và bổ sung vào phi đội của mình.Những chiếc MiG-29 do Triều Tiên sản xuất được đánh giá cao và vượt trội so với các phiên bản mà Liên Xô xuất khẩu. Và mặc cho những lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, bằng cách nào đó Bình Nhưỡng vẫn có thể duy trì được phi đội không quân của mình.Bên cạnh việc hỗ trợ công nghệ cho Triều Tiên phát triển lực lượng không quân, một số chuyên gia quân sự nhận định rằng các hệ thống phòng không tầm xa như KN-06 của Triều Tiên cũng có thể do Nga hỗ trợ phát triển, bởi KN-06 có cấu hình tương tự như S-300 mà Nga đang sử dụng.Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, việc Triều Tiên vẫn giữ được các cơ sở cần thiết để tự sản xuất MiG-29, thì nhiều khả năng Nga có thể sẽ tiếp tục cung cấp đầu vào để duy trì hoạt động của các dây chuyền sản xuất.Ngoài ra, Nga cũng từng hỗ trợ Triều Tiên một số biến thể của tên lửa không đội không tầm trung và tầm xa như R-77, R-27, với những tên lửa này sẽ giúp những chiếc MiG-29 của Triều Tiên cải thiện rất nhiều khả năng chiến đấu với các máy bay của Hàn Quốc và Mỹ.Nga có thể dễ dàng cung cấp cho Triều Tiên những linh kiện máy bay MiG-29 để giúp tăng cường khả năng chiến đấu của không quân, việc cung cấp linh kiện sẽ khó bị phát hiện và Mỹ sẽ không có bằng chứng nào để khẳng định Nga vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng Triều Tiên vẫn có thể tự sản xuất hoặc thậm chí tự hiện đại hóa những chiếc MiG-29 của mình. Với những bổ sung đáng kể này đã góp phần không nhỏ giúp Triều Tiên nâng cao khả năng chiến đấu trước những mối đe dọa tiềm tàng.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 đã để lại nhiều bài học xương máu cho quân đội Triều Tiên, trong đó việc bị mất ưu thế trên không là yếu điểm chí mạng của quân đội nước này. Vì thế, việc quan tâm phát triển lực lượng phòng không và không quân luôn được giới lãnh đạo nước này coi trọng, với vai trò hỗ trợ chủ chốt của Liên Xô.
Vào những năm 1950 – 1960, để hỗ trợ cho đồng minh của mình trước các mối đe dọa từ không quân Mỹ, Liên Xô đã cung cấp cho Triều Tiên hệ thống tên lửa đất đối không S-75 Berkut hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ, những tên lửa này chỉ được Liên Xô sử dụng để bảo vệ Moscow.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên đã nỗ lực tìm cách hiện đại hóa mạng lưới phòng không và lực lượng không quân của mình dưới sự giúp đỡ chính từ Liên Xô. Tuy nhiên, việc Liên Xô tan rã vào năm 1991, khiến nhiều người nghĩ rằng Triều Tiên sẽ không thể tiếp tục chương trình hiện đại hóa lực lượng phòng không - không quân của mình.
Tuy nhiên, nhận định trên là sai lầm khi quốc gia kế thừa vị thế của Liên Xô là Nga đã tiếp tục giúp đỡ Triều Tiên trong lĩnh vực quốc phòng. Và điều này đã giúp lý giải tại sao Triều Tiên vẫn tiếp tục có khả năng tiến hành chiến tranh trên không trước sự bất ngờ của Mỹ và đồng minh.
Trong những năm 80 của thế kỉ trước, MiG-29 Fulcrum của Liên Xô được đánh giá là dòng máy bay chiếm ưu thế trên không hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ, loại máy bay này mới chỉ được đưa vào phục vụ trong biên chế của không quân Liên Xô nhưng Moscow đã đồng ý cung cấp loại máy bay này cho Triều Tiên.
Giới lãnh đạo Triều Tiên đã nỗ lực hết sức để tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng với Liên Xô từ năm 1984 để có được sự ưu ái từ cường quốc này. Các chuyên gia Liên Xô đã cải thiện đáng kể khả năng của lực lượng không quân Triều Tiên, khi cung cấp hàng loạt các hệ thống vũ khí tiên tiến như máy bay MiG-23, Su-25, hệ thống radar cảnh báo sớm Tin Shield, hệ thống phòng không S-200,...
Bên cạnh việc cung cấp khoảng 20 chiếc MiG-29 cho Triều Tiên, Liên Xô cũng đã giúp quốc gia Đông Á này mở rộng các phi đội của mình thông qua việc cung cấp giấy phép sản xuất và hỗ trợ công nghệ, để Triều Tiên có thể lắp ráp và sản xuất dòng máy bay phản lực thế hệ thứ 4 hiện đại này.
Với giấy phép sản xuất và công nghệ hỗ trợ, Bình Nhưỡng đã mở một dây chuyền sản xuất nhỏ với khả năng xuất xưởng từ 2-3 máy bay chiến đấu MiG-29 "Fulcrum" mỗi năm. Ước tính đến cuối những năm 1990, 15 chiếc MiG-29 đã được Triều Tiên sản xuất và bổ sung vào phi đội của mình.
Những chiếc MiG-29 do Triều Tiên sản xuất được đánh giá cao và vượt trội so với các phiên bản mà Liên Xô xuất khẩu. Và mặc cho những lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, bằng cách nào đó Bình Nhưỡng vẫn có thể duy trì được phi đội không quân của mình.
Bên cạnh việc hỗ trợ công nghệ cho Triều Tiên phát triển lực lượng không quân, một số chuyên gia quân sự nhận định rằng các hệ thống phòng không tầm xa như KN-06 của Triều Tiên cũng có thể do Nga hỗ trợ phát triển, bởi KN-06 có cấu hình tương tự như S-300 mà Nga đang sử dụng.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, việc Triều Tiên vẫn giữ được các cơ sở cần thiết để tự sản xuất MiG-29, thì nhiều khả năng Nga có thể sẽ tiếp tục cung cấp đầu vào để duy trì hoạt động của các dây chuyền sản xuất.
Ngoài ra, Nga cũng từng hỗ trợ Triều Tiên một số biến thể của tên lửa không đội không tầm trung và tầm xa như R-77, R-27, với những tên lửa này sẽ giúp những chiếc MiG-29 của Triều Tiên cải thiện rất nhiều khả năng chiến đấu với các máy bay của Hàn Quốc và Mỹ.
Nga có thể dễ dàng cung cấp cho Triều Tiên những linh kiện máy bay MiG-29 để giúp tăng cường khả năng chiến đấu của không quân, việc cung cấp linh kiện sẽ khó bị phát hiện và Mỹ sẽ không có bằng chứng nào để khẳng định Nga vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng Triều Tiên vẫn có thể tự sản xuất hoặc thậm chí tự hiện đại hóa những chiếc MiG-29 của mình. Với những bổ sung đáng kể này đã góp phần không nhỏ giúp Triều Tiên nâng cao khả năng chiến đấu trước những mối đe dọa tiềm tàng.