Trong những năm qua, Triều Tiên rất tích cực hiện đại hóa quân đội, tập trung vào lực lượng mặt đất và lực lượng tên lửa chiến lược, với việc nước này tiếp nhận các thế hệ thiết bị mới cho bộ binh như quân phục hay áo giáp, đồng thời tiến hành thử nghiệm các phương tiện bay siêu thanh từ năm 2021. Bên cạnh đó, lực lượng không quân cũng đang được đầu tư để hiện đại hóa.Trong số các lực lượng vũ trang của đất nước, Lực lượng Không quân Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) đã phải gánh vác trọng trách nhiều nhất với những nỗ lực trong quá trình hiện đại hóa suốt hơn 30 năm qua.Phần lớn là do máy bay chiến đấu là lĩnh vực mà khu vực quốc phòng của Triều Tiên ít tự chủ nhất, trong khi các thiết bị mặt đất, tàu chiến và cả tàu ngầm chiến lược hay chiến thuật đều đã được sản xuất từ lâu trong nước.Quá trình hiện đại hóa của lực lượng không quân cũng đã giúp Triều Tiên sản xuất được máy bay vận tải bản địa, đáng chú ý nhất là máy bay điều khiển cánh quạt tránh radar hạng nhẹ cho các nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt, cũng như một loạt các máy bay không người lái đang phát triển nhanh chóng.Nước này trước đây cũng đã sản xuất máy bay chiến đấu MiG-29 theo giấy phép với sự hỗ trợ của Nga, bắt đầu từ những năm 1990 và có hơn 20 máy bay chiến đấu đã được chế tạo.Tuy nhiên, tình trạng của dây chuyền sản xuất này trong thập kỷ qua và liệu nó có tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đầu tư của Nga hay không, vẫn chưa chắc chắn. Cả máy bay không người lái và phi đội máy bay chiến đấu đều được lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh trong những năm gần đây là những lĩnh vực cần tập trung vào các nỗ lực hiện đại hóa.Theo Military Watch, một dấu hiệu đáng chú ý về sự quan tâm của Triều Tiên trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân và đặc biệt là phi đội máy bay chiến đấu của nước này, là công việc được bắt đầu vào năm 2021 tại một trong những căn cứ không quân quan trọng nhất của nước này.Đó là sân bay Sunchon, nằm cách Bình Nhưỡng 45 km về phía đông bắc, nơi có đường băng chính đã nâng cấp và kéo dài thành công, cải thiện các nhà chứa, sân đỗ và đường lăn của máy bay.Sunchon trước đây nơi chứa các lớp máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại nhất của Không quân KPA, đó là máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay cường kích Su-25, cả hai đều được mua lại lần đầu tiên từ Liên Xô vào cuối những năm 1980.Tuy nhiên, mức độ chiến đấu của các máy bay trên trong ba thập kỷ qua được cho là giảm sút rất nhiều và khả năng có thể gây đe dọa nghiêm trọng đến các đơn vị máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc Hàn Quốc, hiện được trang bị máy bay thế hệ thứ năm.Cũng vì khả năng hạn chế của phi đội máy bay chiến đấu đã khiến Triều Tiên đầu tư mạnh mẽ hơn vào các hệ thống phòng không trên mặt đất, chẳng hạn như tên lửa Pyongae-5 (KN-06) tầm xa được đưa vào trang bị vào năm 2017 và các loại vũ khí có khả năng tấn công các sân bay của đối phương như như tên lửa đạn đạo KN-23, để bù đắp bất đối xứng cho những nhược điểm của nó.Đường băng tại Sunchon ước tính đã được kéo dài lên khoảng 2.800 mét, với một sân đỗ ở phía bắc đã được xây dựng. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là một đường lăn mới dường như dẫn thẳng từ sân đỗ phía bắc đến một cơ sở ngầm bên trong ngọn đồi liền kề với sân bay.Tờ Military Watch cho biết, Triều Tiên từ lâu đã xây dựng các cơ sở lưu trữ và đôi khi thậm chí toàn bộ sân bay dưới lòng đất, đồng thời cung cấp hỗ trợ xây dựng các cơ sở đó cho Trung Quốc trong quá khứ, điều này phản ánh một phần chuyên môn rộng hơn của nước này trong việc xây dựng công sự chống lại các cuộc oanh tạc từ trên không.Mặc dù dự kiến các máy bay MiG-29 và Su-25 sẽ quay trở lại sân bay Sunchon sau khi công việc xây dựng cơ sở này hoàn thành, nhưng liệu Lực lượng Không quân KPA có thể mua được các máy bay chiến đấu mới từ nước ngoài hay không vẫn là một câu hỏi rất cao.Bởi vì các nước phương Tây đã soạn thảo các nghị quyết trừng phạt, được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghiêm cấm việc bán vũ khí bao gồm cả máy bay chiến đấu cho Triều Tiên, chính vì vậy không có quốc gia nào muốn mạo hiểm bán vũ khí cho Triều Tiên.Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, việc Triều Tiên tăng cường quan hệ quốc phòng với Nga, cùng các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng do Nga hậu thuẫn, điều này có thể khiến Nga sẽ xem xét nối lại việc giao máy bay MiG-29 hoặc tiếp tục cho phép Bình Nhưỡng sản xuất loại máy bay này dưới sự giám sát của Moscow.Nga được cho là có hàng trăm chiếc MiG-29, MiG-23 và MiG-21 đang được cất giữ. Trong khi đó, theo các nguồn tin của Nga, Triều sẽ triển khai các lực lượng của mình để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Điều này có thể mang lại cơ hội quan trọng cho Bình Nhưỡng trong việc hình thành quan hệ đối tác mới, tích lũy kinh nghiệm chiến đấu chính và làm suy yếu các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập nước này.
Trong những năm qua, Triều Tiên rất tích cực hiện đại hóa quân đội, tập trung vào lực lượng mặt đất và lực lượng tên lửa chiến lược, với việc nước này tiếp nhận các thế hệ thiết bị mới cho bộ binh như quân phục hay áo giáp, đồng thời tiến hành thử nghiệm các phương tiện bay siêu thanh từ năm 2021. Bên cạnh đó, lực lượng không quân cũng đang được đầu tư để hiện đại hóa.
Trong số các lực lượng vũ trang của đất nước, Lực lượng Không quân Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) đã phải gánh vác trọng trách nhiều nhất với những nỗ lực trong quá trình hiện đại hóa suốt hơn 30 năm qua.
Phần lớn là do máy bay chiến đấu là lĩnh vực mà khu vực quốc phòng của Triều Tiên ít tự chủ nhất, trong khi các thiết bị mặt đất, tàu chiến và cả tàu ngầm chiến lược hay chiến thuật đều đã được sản xuất từ lâu trong nước.
Quá trình hiện đại hóa của lực lượng không quân cũng đã giúp Triều Tiên sản xuất được máy bay vận tải bản địa, đáng chú ý nhất là máy bay điều khiển cánh quạt tránh radar hạng nhẹ cho các nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt, cũng như một loạt các máy bay không người lái đang phát triển nhanh chóng.
Nước này trước đây cũng đã sản xuất máy bay chiến đấu MiG-29 theo giấy phép với sự hỗ trợ của Nga, bắt đầu từ những năm 1990 và có hơn 20 máy bay chiến đấu đã được chế tạo.
Tuy nhiên, tình trạng của dây chuyền sản xuất này trong thập kỷ qua và liệu nó có tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đầu tư của Nga hay không, vẫn chưa chắc chắn. Cả máy bay không người lái và phi đội máy bay chiến đấu đều được lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh trong những năm gần đây là những lĩnh vực cần tập trung vào các nỗ lực hiện đại hóa.
Theo Military Watch, một dấu hiệu đáng chú ý về sự quan tâm của Triều Tiên trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân và đặc biệt là phi đội máy bay chiến đấu của nước này, là công việc được bắt đầu vào năm 2021 tại một trong những căn cứ không quân quan trọng nhất của nước này.
Đó là sân bay Sunchon, nằm cách Bình Nhưỡng 45 km về phía đông bắc, nơi có đường băng chính đã nâng cấp và kéo dài thành công, cải thiện các nhà chứa, sân đỗ và đường lăn của máy bay.
Sunchon trước đây nơi chứa các lớp máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại nhất của Không quân KPA, đó là máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay cường kích Su-25, cả hai đều được mua lại lần đầu tiên từ Liên Xô vào cuối những năm 1980.
Tuy nhiên, mức độ chiến đấu của các máy bay trên trong ba thập kỷ qua được cho là giảm sút rất nhiều và khả năng có thể gây đe dọa nghiêm trọng đến các đơn vị máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc Hàn Quốc, hiện được trang bị máy bay thế hệ thứ năm.
Cũng vì khả năng hạn chế của phi đội máy bay chiến đấu đã khiến Triều Tiên đầu tư mạnh mẽ hơn vào các hệ thống phòng không trên mặt đất, chẳng hạn như tên lửa Pyongae-5 (KN-06) tầm xa được đưa vào trang bị vào năm 2017 và các loại vũ khí có khả năng tấn công các sân bay của đối phương như như tên lửa đạn đạo KN-23, để bù đắp bất đối xứng cho những nhược điểm của nó.
Đường băng tại Sunchon ước tính đã được kéo dài lên khoảng 2.800 mét, với một sân đỗ ở phía bắc đã được xây dựng. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là một đường lăn mới dường như dẫn thẳng từ sân đỗ phía bắc đến một cơ sở ngầm bên trong ngọn đồi liền kề với sân bay.
Tờ Military Watch cho biết, Triều Tiên từ lâu đã xây dựng các cơ sở lưu trữ và đôi khi thậm chí toàn bộ sân bay dưới lòng đất, đồng thời cung cấp hỗ trợ xây dựng các cơ sở đó cho Trung Quốc trong quá khứ, điều này phản ánh một phần chuyên môn rộng hơn của nước này trong việc xây dựng công sự chống lại các cuộc oanh tạc từ trên không.
Mặc dù dự kiến các máy bay MiG-29 và Su-25 sẽ quay trở lại sân bay Sunchon sau khi công việc xây dựng cơ sở này hoàn thành, nhưng liệu Lực lượng Không quân KPA có thể mua được các máy bay chiến đấu mới từ nước ngoài hay không vẫn là một câu hỏi rất cao.
Bởi vì các nước phương Tây đã soạn thảo các nghị quyết trừng phạt, được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghiêm cấm việc bán vũ khí bao gồm cả máy bay chiến đấu cho Triều Tiên, chính vì vậy không có quốc gia nào muốn mạo hiểm bán vũ khí cho Triều Tiên.
Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, việc Triều Tiên tăng cường quan hệ quốc phòng với Nga, cùng các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng do Nga hậu thuẫn, điều này có thể khiến Nga sẽ xem xét nối lại việc giao máy bay MiG-29 hoặc tiếp tục cho phép Bình Nhưỡng sản xuất loại máy bay này dưới sự giám sát của Moscow.
Nga được cho là có hàng trăm chiếc MiG-29, MiG-23 và MiG-21 đang được cất giữ. Trong khi đó, theo các nguồn tin của Nga, Triều sẽ triển khai các lực lượng của mình để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Điều này có thể mang lại cơ hội quan trọng cho Bình Nhưỡng trong việc hình thành quan hệ đối tác mới, tích lũy kinh nghiệm chiến đấu chính và làm suy yếu các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập nước này.