Theo tờ Forbes của Mỹ, với sự phát triển nhanh chóng của UAV, cộng với khả năng dễ bị tổn thương của các tàu sân bay cỡ lớn, khi đối mặt với các cuộc tấn công của tên lửa chống hạm mới nhất; nên một số chuyên gia hải quân cho rằng, tàu sân bay lai, kết hợp những ưu điểm của tàu sân bay và tàu tuần dương, là sự lựa chọn lý tưởng cho các tàu chiến trong tương lai.Nhưng một số chuyên gia khác thì cho rằng, trong những năm 1960 và 1970, những thiết kế bán tuần dương hạm và bán tàu sân bay như vậy (điển hình là của Hải quân Liên Xô) đã thất bại; vì vậy không có lý do gì để tin rằng chúng sẽ thành công hơn ngày nay.Chuyên gia quốc phòng Ba Lan Pluzemaislow Shelmach đánh giá cao tàu sân bay lai cho máy bay không người lái. Ông cho rằng, tàu tuần dương kết hợp tàu sân bay, có các lợi thế khác nhau, bao gồm khả năng tấn công tầm xa của UAV và tên lửa; sẽ là vũ khí hải quân tương lai.Shelmach tập trung vào hai tàu sân bay trực thăng lớp Moscow của Hải quân Liên Xô (Liên Xô gọi chúng là “tàu tuần dương máy bay”). Cả tàu Moscow và tàu chị em của nó Leningrad, được đưa vào phục vụ vào năm 1967 và 1968, có thiết kế phần trước của một tàu tuần dương truyền thống, trong khi phần đuôi có sàn đáp lớn, có thể chở tới 18 trực thăng.Mỗi tàu tuần dương máy bay lớp Moscow, có lượng choán nước 17.000 tấn, chủ yếu đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm. Những chiếc tàu này có thể di chuyển từ Biển Đen đến Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.Nhiệm vụ chính của các tàu sân bay trực thăng lớp Moscow, là bảo vệ số tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Liên Xô, khỏi sự đeo bám của các tàu ngầm của NATO.Mặc dù trực thăng là thiết bị săn ngầm chính của tàu tuần dương máy bay, các tàu chiến này cũng có thể sử dụng ngư lôi và bệ phóng tên lửa chống ngầm của riêng mình, để hỗ trợ hoạt động của trực thăng. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 48 tên lửa đối đất và 4 pháo 57mm.Shelmach nói rằng, giờ đây trực thăng trên tàu tuần dương máy bay, được thay thế bằng máy bay không người lái, và pháo cũ có thể được thay thế bằng vũ khí mới đó là tên lửa tiến công tầm xa; tạo thành bộ đôi hỏa lực mạnh mẽ, có khả năng “công - thủ” toàn diện.Theo quan điểm của Shelmach, một tàu chiến lai giữa tàu sân bay và tàu tên lửa, tương tự như tàu lớp sân bay trực thăng Moscow, sẽ có trọng tải nhỏ hơn, giá thành rẻ hơn và có nhiều vũ khí tự vệ hơn so với một tàu sân bay cỡ lớn. Ông dự đoán rằng, thiết kế lớp tàu Moscow, có thể xuất hiện từ “cái bóng của lịch sử”.Nhưng liệu hải quân thế giới có bước vào “vết xe đổ” của Hải quân Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh? Mặc dù hải quân nhiều nước đang đóng tàu chiến mới hoặc sửa đổi các tàu chiến hiện có, để phù hợp với việc triển khai các loại máy bay không người lái tiên tiến khác nhau?.Ví dụ Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển một loại máy bay không người lái cho tàu tấn công đổ bộ mới Anadolu. Nhưng không nước nào sao chép mô hình tàu “tuần dương – máy bay” như của Hải quân Liên Xô những năm 1960, và họ có những lý do chính đáng.Các “tàu chiến lai” bán tuần dương, bán tàu sân bay đã từng phục vụ ở Pháp, Italia, Anh, Nhật Bản và nhiều nhất là của hải quân Liên Xô; nhưng hiệu suất của các tàu chiến này không phải là lý tưởng.Năng lực yếu kém của thiết kế tàu “tuần dương máy bay” đã nhiều lần chứng minh một sự thật cơ bản rằng, một tàu sân bay phải là một tàu sân bay. Tàu chiến đấu mặt nước nên là tàu chiến đấu mặt nước. Một thiết kế cố gắng hợp nhất hai tàu chiến này có khả năng thất bại.Lớp tàu Moscow chắc chắn là một ví dụ về sự thất bại, chúng là những con tàu đơn mục đích với quá ít loại vũ khí, quá ít máy bay tác chiến, diện tích sàn đáp quá nhỏ và tầm hoạt động kém. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.Các dữ kiện cũng cho chúng ta biết rằng, những lực lượng hải quân được trang bị tàu chiến bán tuần dương và tàu sân bay bán máy bay cách đây nhiều thập kỷ, cuối cùng đã thay thế bằng tàu sân bay một nhiệm vụ, và vẫn đang cố gắng trang bị sàn đáp cỡ lớn nhất cho tàu sân bay của họ.Ngày nay, Hải quân Nga có một tàu sân bay cũ và đang đóng một tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn mới. Nhưng họ không chế tạo một tàu chiến lai bán tuần dương hạm, bán tàu sân bay như lớp tàu lớp Moscow.Điều này cũng đúng đối với Pháp, Italia, Anh và Nhật Bản. Các quốc gia này đang phát triển tàu sân bay có boong lớn, thay vì “tàu tuần dương chở máy bay”, và họ cũng không cho tất cả vào một phương tiện “công-thủ” toàn diện.Ngay cả với các UAV hiệu suất cao hơn hoặc các vũ khí trang bị trên tàu tiên tiến hơn, cũng sẽ không làm thay đổi thái độ của hải quân các nước đối với các tàu bán tuần dương và bán tàu sân bay. Để cất và hạ cánh hiệu quả một số lượng lớn máy bay, tàu cần có sàn đáp lớn nhất có thể.Các tàu chiến mặt nước cần thêm không gian boong để đặt vũ khí và cảm biến của riêng chúng. Còn nếu cố gắng kết hợp các yêu cầu của hai tàu chiến này thành một tàu chiến, có hiệu suất kém sẽ được sản xuất. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh sức mạnh của tàu chiến Moscow trong biên chế Hải quân Nga. Nguồn: TheArchive.
Theo tờ Forbes của Mỹ, với sự phát triển nhanh chóng của UAV, cộng với khả năng dễ bị tổn thương của các tàu sân bay cỡ lớn, khi đối mặt với các cuộc tấn công của tên lửa chống hạm mới nhất; nên một số chuyên gia hải quân cho rằng, tàu sân bay lai, kết hợp những ưu điểm của tàu sân bay và tàu tuần dương, là sự lựa chọn lý tưởng cho các tàu chiến trong tương lai.
Nhưng một số chuyên gia khác thì cho rằng, trong những năm 1960 và 1970, những thiết kế bán tuần dương hạm và bán tàu sân bay như vậy (điển hình là của Hải quân Liên Xô) đã thất bại; vì vậy không có lý do gì để tin rằng chúng sẽ thành công hơn ngày nay.
Chuyên gia quốc phòng Ba Lan Pluzemaislow Shelmach đánh giá cao tàu sân bay lai cho máy bay không người lái. Ông cho rằng, tàu tuần dương kết hợp tàu sân bay, có các lợi thế khác nhau, bao gồm khả năng tấn công tầm xa của UAV và tên lửa; sẽ là vũ khí hải quân tương lai.
Shelmach tập trung vào hai tàu sân bay trực thăng lớp Moscow của Hải quân Liên Xô (Liên Xô gọi chúng là “tàu tuần dương máy bay”). Cả tàu Moscow và tàu chị em của nó Leningrad, được đưa vào phục vụ vào năm 1967 và 1968, có thiết kế phần trước của một tàu tuần dương truyền thống, trong khi phần đuôi có sàn đáp lớn, có thể chở tới 18 trực thăng.
Mỗi tàu tuần dương máy bay lớp Moscow, có lượng choán nước 17.000 tấn, chủ yếu đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm. Những chiếc tàu này có thể di chuyển từ Biển Đen đến Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Nhiệm vụ chính của các tàu sân bay trực thăng lớp Moscow, là bảo vệ số tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Liên Xô, khỏi sự đeo bám của các tàu ngầm của NATO.
Mặc dù trực thăng là thiết bị săn ngầm chính của tàu tuần dương máy bay, các tàu chiến này cũng có thể sử dụng ngư lôi và bệ phóng tên lửa chống ngầm của riêng mình, để hỗ trợ hoạt động của trực thăng. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 48 tên lửa đối đất và 4 pháo 57mm.
Shelmach nói rằng, giờ đây trực thăng trên tàu tuần dương máy bay, được thay thế bằng máy bay không người lái, và pháo cũ có thể được thay thế bằng vũ khí mới đó là tên lửa tiến công tầm xa; tạo thành bộ đôi hỏa lực mạnh mẽ, có khả năng “công - thủ” toàn diện.
Theo quan điểm của Shelmach, một tàu chiến lai giữa tàu sân bay và tàu tên lửa, tương tự như tàu lớp sân bay trực thăng Moscow, sẽ có trọng tải nhỏ hơn, giá thành rẻ hơn và có nhiều vũ khí tự vệ hơn so với một tàu sân bay cỡ lớn. Ông dự đoán rằng, thiết kế lớp tàu Moscow, có thể xuất hiện từ “cái bóng của lịch sử”.
Nhưng liệu hải quân thế giới có bước vào “vết xe đổ” của Hải quân Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh? Mặc dù hải quân nhiều nước đang đóng tàu chiến mới hoặc sửa đổi các tàu chiến hiện có, để phù hợp với việc triển khai các loại máy bay không người lái tiên tiến khác nhau?.
Ví dụ Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển một loại máy bay không người lái cho tàu tấn công đổ bộ mới Anadolu. Nhưng không nước nào sao chép mô hình tàu “tuần dương – máy bay” như của Hải quân Liên Xô những năm 1960, và họ có những lý do chính đáng.
Các “tàu chiến lai” bán tuần dương, bán tàu sân bay đã từng phục vụ ở Pháp, Italia, Anh, Nhật Bản và nhiều nhất là của hải quân Liên Xô; nhưng hiệu suất của các tàu chiến này không phải là lý tưởng.
Năng lực yếu kém của thiết kế tàu “tuần dương máy bay” đã nhiều lần chứng minh một sự thật cơ bản rằng, một tàu sân bay phải là một tàu sân bay. Tàu chiến đấu mặt nước nên là tàu chiến đấu mặt nước. Một thiết kế cố gắng hợp nhất hai tàu chiến này có khả năng thất bại.
Lớp tàu Moscow chắc chắn là một ví dụ về sự thất bại, chúng là những con tàu đơn mục đích với quá ít loại vũ khí, quá ít máy bay tác chiến, diện tích sàn đáp quá nhỏ và tầm hoạt động kém. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.
Các dữ kiện cũng cho chúng ta biết rằng, những lực lượng hải quân được trang bị tàu chiến bán tuần dương và tàu sân bay bán máy bay cách đây nhiều thập kỷ, cuối cùng đã thay thế bằng tàu sân bay một nhiệm vụ, và vẫn đang cố gắng trang bị sàn đáp cỡ lớn nhất cho tàu sân bay của họ.
Ngày nay, Hải quân Nga có một tàu sân bay cũ và đang đóng một tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn mới. Nhưng họ không chế tạo một tàu chiến lai bán tuần dương hạm, bán tàu sân bay như lớp tàu lớp Moscow.
Điều này cũng đúng đối với Pháp, Italia, Anh và Nhật Bản. Các quốc gia này đang phát triển tàu sân bay có boong lớn, thay vì “tàu tuần dương chở máy bay”, và họ cũng không cho tất cả vào một phương tiện “công-thủ” toàn diện.
Ngay cả với các UAV hiệu suất cao hơn hoặc các vũ khí trang bị trên tàu tiên tiến hơn, cũng sẽ không làm thay đổi thái độ của hải quân các nước đối với các tàu bán tuần dương và bán tàu sân bay. Để cất và hạ cánh hiệu quả một số lượng lớn máy bay, tàu cần có sàn đáp lớn nhất có thể.
Các tàu chiến mặt nước cần thêm không gian boong để đặt vũ khí và cảm biến của riêng chúng. Còn nếu cố gắng kết hợp các yêu cầu của hai tàu chiến này thành một tàu chiến, có hiệu suất kém sẽ được sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh sức mạnh của tàu chiến Moscow trong biên chế Hải quân Nga. Nguồn: TheArchive.