Nước ta là một quốc gia có đường bờ biển dài, trải khắp từ Bắc đến Nam, hàng năm có nguồn thu dồi dào từ biển. Do đó, biển cả đã gắn liền với lợi ích cốt lõi của đất nước và được cấp trên cực kỳ quan tâm đầu tư cả con người và vật chất trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Một trong số những lực lượng tuyến đầu, có vai trò vô cùng quan trọng cho nhiệm vụ này chính là lực lượng hải quân. Ảnh: Đội hình tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam tham gia diễn tập.Trong đó, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển cũng dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí quân sự. Tác chiến tàu ngầm chính là một thành tựu quan trọng của kỹ thuật quân sự, liên tục được cải tiến trong suốt thời gian nó tồn tại và có sức mạnh cực kỳ nguy hiểm đối với chiến tranh trên biển. Bản thân là một quốc gia sở hữu tàu ngầm, Việt Nam nhận biết rõ được ưu điểm và những đối đe dọa mà tàu ngầm mang lại là như thế nào. Do đó, quân đội ta đã, đang và sẽ liên tục chú trọng phát triển các phương thức tác chiến chống ngầm. Ảnh: Đội hình tàu ngầm của hải quân Việt Nam.Hiện nay, khả năng chống ngầm của Hải quân Việt Nam đang dựa trên 3 loại phương thức chính đó chính là sử dụng tàu mặt nước, máy bay săn ngầm và tàu ngầm. Tuy nhiên do số lượng tàu ngầm của ta trong biên chế còn khá ít mà lại phải đảm đương trọng trách quản lý một vùng biển rộng lớn nên còn nhiều khó khăn. Như vậy tác chiến săn ngầm sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tàu chiến và máy bay chuyên dụng.
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo kiêm nhiệm khả năng săn ngầm.Hiện nay, ta cũng chưa sở hữu các máy bay săn ngầm cánh cố định có mức độ tác chiến cao mà vẫn sử dụng chính cho nhiệm vụ này là các trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Trực thăng Ka-28 dù cho là loại trực thăng săn ngầm tốt và tiên tiến hiện nay nhưng nó cũng đã có thời gian hoạt động khá tương đối lâu trong biên chế Hải quân ta nên khiến cho việc phát hiện các loại tàu ngầm hiện đại thế hệ mới có thể gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trực thăng Ka-28 phối thuộc tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân tác chiến.Đứng trước tình hình này, Viện Kỹ thuật Hải quân đã tự chủ phương án cải tiến hiện đại hóa hệ thống phao thủy âm vô tuyến trang bị trên các loại trực thăng săn ngầm Ka-28. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu, tuy nhiên với khả năng sáng tạo và tài ba của các cán bộ của Viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống, khôi phục khả năng tác chiến phát hiện tàu ngầm với một hiệu quả cực cao. Ảnh: Trực thăng săn ngầm của Không quân Hải quân Việt Nam.Viện Điện tử trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ - Bộ Quốc phòng cũng đã chế tạo thành công các hệ thống phao thủy âm vô tuyến kiểu mới có tính năng vô cùng hiện đại, tương đương thậm chí là vượt trội so với sản phẩm của nước ngoài. Hệ thống có thể nhận dạng, lưu trữ và phát hiện mục tiêu bên dưới mặt nước như thiết bị lặn không người lái, tàu ngầm, địa hình địa vật,… từ đó truyền về cho trung tâm chỉ huy xử lý. Ảnh: Cận cảnh phao thủy âm vô tuyến do Viện Điện tử chế tạo - Nguồn: QPVN.Trong hệ thống phao thủy âm thì giải pháp thu được tín hiệu âm thanh rất nhỏ để có thể phát hiện ra được mục tiêu là giải pháp quan trọng nhất. Để có thể giải quyết những vấn đề này, cán bộ của Viện đã cực kỳ linh hoạt, sáng tạo, sử dụng các bộ khuếch đại tạp âm thấp và siêu thấp kết hợp cấp nguồn lưỡng cực để đảm bảo tạp âm thu về tối thiểu từ những tín hiệu nhỏ nhất của tàu ngầm đối phương tạo ra. Đây chính là hướng phát triển từ đó mở ra khả năng chế tạo nội lực các hệ thống phao thủy âm để đại trà cho nhiều phương tiện săn ngầm của Hải quân. Ảnh: Phương thức phát hiện tàu ngầm từ các phao thủy âm vô tuyến.Với đặc trưng của các tàu ngầm hiện đại đó là càng ngày càng phát ra ít tiếng động, đặc biệt là tàu ngầm sử dụng công nghệ AIP, cùng với độ là độ lặn sâu và thời gian lặn liên tục kéo dài khiến nó vô cùng nguy hiểm, khó để phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Do đó, việc Việt Nam nỗ lực phát triển các phương thức tác chiến săn ngầm và phát hiện tàu ngầm nhiều lớp, dày đặc sẽ làm nâng cao khả năng loại trừ các mối đe dọa từ dưới lòng biển lên một cách rõ rệt. Ảnh: Tàu ngầm Kilo 636 của Nga được xem là một trong những tàu ngầm thông thường yên tĩnh nhất hiện nayĐội tàu mặt nước có khả năng săn và phát hiện tàu ngầm của Hải quân ta hiện nay cũng còn rất nhiều hạn chế với nổi bật nhất là hai chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 nhập khẩu từ Nga với lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, một chiếc tàu hộ tống Pohang chuyển giao từ Hàn Quốc với lượng giãn nước hơn 1.000 tấn và một vài tàu hộ vệ Petya do Liên Xô viện trợ từ thập niên 1970 đến nay. Ảnh: Tàu hộ vệ Pohang số hiệu 20 là tàu duy nhất trong số 2 chiếc lớp này được Hàn Quốc bàn giao cho ta còn khả năng săn ngầm.Do đó với việc ta đã sản xuất thành công các hệ thống phao thủy âm vô tuyến có thể thay thế các hệ thống sonar thủy âm trên các tàu chiến cũ vốn thiếu đồng bộ và tính năng hạn chế, nâng cao năng lực chống ngầm. Ngoài ra ta cũng có thể trang bị phao thủy âm cho nhiều loại tàu chiến mặt nước, có thể triển khai một cách dễ dàng từ đó tạo một thế trận phòng thủ, phát hiện mục tiêu dưới lòng biển hiệu quả, rộng khắp. Ảnh: Tàu hộ vệ săn ngầm Petya số hiệu 13 được Liên Xô viện trợ cho ta trong những năm 1970.Có thể thấy rằng, hiện nay quân đội ta đang có những bước tiến lớn trong việc tự chủ nhiều công nghệ kỹ thuật quân sự hiện đại đặc biệt là kỹ thuật hải quân. Đây cũng chính là sự đầu tư, hướng đi đúng đắn mà quân đội vạch ra để có thể nhanh chóng tiến thẳng lên hiện đại. Bên cạnh việc mua sắm sử dụng các loại vũ khí nhập khẩu thì tự chủ động và làm chủ từ đó sản xuất nhiều loại vũ khí có tính năng tương đương trong nước cũng là một điều vô cùng đáng mừng.
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 được Việt Nam nhập khẩu từ Nga. Video Viện Điện tử nghiên cứu, chế thử hệ thống phao thủy âm - Nguồn: QPVN
Nước ta là một quốc gia có đường bờ biển dài, trải khắp từ Bắc đến Nam, hàng năm có nguồn thu dồi dào từ biển. Do đó, biển cả đã gắn liền với lợi ích cốt lõi của đất nước và được cấp trên cực kỳ quan tâm đầu tư cả con người và vật chất trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Một trong số những lực lượng tuyến đầu, có vai trò vô cùng quan trọng cho nhiệm vụ này chính là lực lượng hải quân. Ảnh: Đội hình tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam tham gia diễn tập.
Trong đó, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển cũng dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí quân sự. Tác chiến tàu ngầm chính là một thành tựu quan trọng của kỹ thuật quân sự, liên tục được cải tiến trong suốt thời gian nó tồn tại và có sức mạnh cực kỳ nguy hiểm đối với chiến tranh trên biển. Bản thân là một quốc gia sở hữu tàu ngầm, Việt Nam nhận biết rõ được ưu điểm và những đối đe dọa mà tàu ngầm mang lại là như thế nào. Do đó, quân đội ta đã, đang và sẽ liên tục chú trọng phát triển các phương thức tác chiến chống ngầm. Ảnh: Đội hình tàu ngầm của hải quân Việt Nam.
Hiện nay, khả năng chống ngầm của Hải quân Việt Nam đang dựa trên 3 loại phương thức chính đó chính là sử dụng tàu mặt nước, máy bay săn ngầm và tàu ngầm. Tuy nhiên do số lượng tàu ngầm của ta trong biên chế còn khá ít mà lại phải đảm đương trọng trách quản lý một vùng biển rộng lớn nên còn nhiều khó khăn. Như vậy tác chiến săn ngầm sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tàu chiến và máy bay chuyên dụng.
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo kiêm nhiệm khả năng săn ngầm.
Hiện nay, ta cũng chưa sở hữu các máy bay săn ngầm cánh cố định có mức độ tác chiến cao mà vẫn sử dụng chính cho nhiệm vụ này là các trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Trực thăng Ka-28 dù cho là loại trực thăng săn ngầm tốt và tiên tiến hiện nay nhưng nó cũng đã có thời gian hoạt động khá tương đối lâu trong biên chế Hải quân ta nên khiến cho việc phát hiện các loại tàu ngầm hiện đại thế hệ mới có thể gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trực thăng Ka-28 phối thuộc tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân tác chiến.
Đứng trước tình hình này, Viện Kỹ thuật Hải quân đã tự chủ phương án cải tiến hiện đại hóa hệ thống phao thủy âm vô tuyến trang bị trên các loại trực thăng săn ngầm Ka-28. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu, tuy nhiên với khả năng sáng tạo và tài ba của các cán bộ của Viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống, khôi phục khả năng tác chiến phát hiện tàu ngầm với một hiệu quả cực cao. Ảnh: Trực thăng săn ngầm của Không quân Hải quân Việt Nam.
Viện Điện tử trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ - Bộ Quốc phòng cũng đã chế tạo thành công các hệ thống phao thủy âm vô tuyến kiểu mới có tính năng vô cùng hiện đại, tương đương thậm chí là vượt trội so với sản phẩm của nước ngoài. Hệ thống có thể nhận dạng, lưu trữ và phát hiện mục tiêu bên dưới mặt nước như thiết bị lặn không người lái, tàu ngầm, địa hình địa vật,… từ đó truyền về cho trung tâm chỉ huy xử lý. Ảnh: Cận cảnh phao thủy âm vô tuyến do Viện Điện tử chế tạo - Nguồn: QPVN.
Trong hệ thống phao thủy âm thì giải pháp thu được tín hiệu âm thanh rất nhỏ để có thể phát hiện ra được mục tiêu là giải pháp quan trọng nhất. Để có thể giải quyết những vấn đề này, cán bộ của Viện đã cực kỳ linh hoạt, sáng tạo, sử dụng các bộ khuếch đại tạp âm thấp và siêu thấp kết hợp cấp nguồn lưỡng cực để đảm bảo tạp âm thu về tối thiểu từ những tín hiệu nhỏ nhất của tàu ngầm đối phương tạo ra. Đây chính là hướng phát triển từ đó mở ra khả năng chế tạo nội lực các hệ thống phao thủy âm để đại trà cho nhiều phương tiện săn ngầm của Hải quân. Ảnh: Phương thức phát hiện tàu ngầm từ các phao thủy âm vô tuyến.
Với đặc trưng của các tàu ngầm hiện đại đó là càng ngày càng phát ra ít tiếng động, đặc biệt là tàu ngầm sử dụng công nghệ AIP, cùng với độ là độ lặn sâu và thời gian lặn liên tục kéo dài khiến nó vô cùng nguy hiểm, khó để phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Do đó, việc Việt Nam nỗ lực phát triển các phương thức tác chiến săn ngầm và phát hiện tàu ngầm nhiều lớp, dày đặc sẽ làm nâng cao khả năng loại trừ các mối đe dọa từ dưới lòng biển lên một cách rõ rệt. Ảnh: Tàu ngầm Kilo 636 của Nga được xem là một trong những tàu ngầm thông thường yên tĩnh nhất hiện nay
Đội tàu mặt nước có khả năng săn và phát hiện tàu ngầm của Hải quân ta hiện nay cũng còn rất nhiều hạn chế với nổi bật nhất là hai chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 nhập khẩu từ Nga với lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, một chiếc tàu hộ tống Pohang chuyển giao từ Hàn Quốc với lượng giãn nước hơn 1.000 tấn và một vài tàu hộ vệ Petya do Liên Xô viện trợ từ thập niên 1970 đến nay. Ảnh: Tàu hộ vệ Pohang số hiệu 20 là tàu duy nhất trong số 2 chiếc lớp này được Hàn Quốc bàn giao cho ta còn khả năng săn ngầm.
Do đó với việc ta đã sản xuất thành công các hệ thống phao thủy âm vô tuyến có thể thay thế các hệ thống sonar thủy âm trên các tàu chiến cũ vốn thiếu đồng bộ và tính năng hạn chế, nâng cao năng lực chống ngầm. Ngoài ra ta cũng có thể trang bị phao thủy âm cho nhiều loại tàu chiến mặt nước, có thể triển khai một cách dễ dàng từ đó tạo một thế trận phòng thủ, phát hiện mục tiêu dưới lòng biển hiệu quả, rộng khắp. Ảnh: Tàu hộ vệ săn ngầm Petya số hiệu 13 được Liên Xô viện trợ cho ta trong những năm 1970.
Có thể thấy rằng, hiện nay quân đội ta đang có những bước tiến lớn trong việc tự chủ nhiều công nghệ kỹ thuật quân sự hiện đại đặc biệt là kỹ thuật hải quân. Đây cũng chính là sự đầu tư, hướng đi đúng đắn mà quân đội vạch ra để có thể nhanh chóng tiến thẳng lên hiện đại. Bên cạnh việc mua sắm sử dụng các loại vũ khí nhập khẩu thì tự chủ động và làm chủ từ đó sản xuất nhiều loại vũ khí có tính năng tương đương trong nước cũng là một điều vô cùng đáng mừng.
Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 được Việt Nam nhập khẩu từ Nga.
Video Viện Điện tử nghiên cứu, chế thử hệ thống phao thủy âm - Nguồn: QPVN