Nói một cách khác trên con đường xây dựng "Hải quân nước Xanh" của Trung Quốc, họ phải vượt qua được cái bóng của Nhật Bản - quốc gia không sở hữu lực lượng hải quân nhưng lại có hạm đội tàu chiến có thể được xem mạnh nhất trong các nước châu Á. Bản thân vị trí địa lý đặc biệt của Nhật Bản cũng trở thành"hòn đá" cản đường Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: JSDF.Trong khi đó Nhật Bản còn là đồng minh chiến lược của Mỹ, quốc gia đang muốn "kìm kẹp" Hải quân Trung Quốc trong chuỗi đảo thứ nhất, và không muốn tàu chiến của Bắc Kinh tiến ra quá xa Thái Bình Dương vốn được xem là "sân nhà" của người Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: JSDF.Tính tới năm 2016 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có tổng cộng 155 tàu chiến các loại trong đó bao gồm 4 tàu khu trục mang trực thăng (hay tàu sân bay trực thăng), 26 khu trục hạm, 10 khu trục hạm cỡ nhỏ (hay khinh hạm) và 6 khu trục hạm ven biển (hay hộ vệ hạm). Với hạm đội tàu này Nhật Bản hoàn toàn là đối thủ xứng tầm của Trung Quốc trên mọi vùng biển, kể cả khi Bắc Kinh có tới 3 tàu sân bay. Nguồn ảnh: JSDF.Bởi các tàu khu trục mang trực thăng hay tàu sân bay trực thăng trong biên chế Phòng vệ Biển Nhật Bản có khả năng tác chiến không thua gì tàu sân bay. Hiện Nhật Bản đang có hai khu trục hạm mang trực thăng loại này, mỗi chiếc giãn nước 27.000 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.Ngoài ra Phòng vệ Trên biển Nhật Bản còn có hai khu trục hạm mang trực thăng khác được đóng theo lớp Hyuga, mỗi chiếc giãn nước 19.000 tấn và mang theo được tối đa 18 trực thăng các loại. Nguồn ảnh: JSDF.Mặt khác, Tokyo cũng xây dựng cho mình lực lượng tàu đổ bộ cực khủng với các tàu đổ bộ lớp Osumi. Nguồn ảnh: JSDF.Trong số các khu trục hạm đang được Phòng vệ biển Nhật Bản sử dụng, có khu trục hạm lớn nhất là lớp Maya. Khu trục hạm này hiện mới chỉ được Nhật hạ thuỷ và dự kiến phải tới năm 2020 mới phục vụ trong biên chế chính thức. Nguồn ảnh: JSDF.Ngoài ra Phòng vệ Biển Nhật Bản còn có khu trục hạm lớp Atago với số lượng hai chiếc trong biên chế. Hiện tại Nhật Bản đang có hai chiếc khu trục hạm lớp này phục vụ trong biên chế, mỗi chiếc giãn nước 10.000 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.Loại khu trục hạm ven bờ hay hộ vệ hạm duy nhất đang phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật bản hiện tại là lớp Abukuma với tổng số lượng 6 chiếc, mỗi chiếc giãn nước 2550 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.Loại tàu tuần tra duy nhất hiện đang được Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản sử dụng là tàu tuần tra lớp Hayabusa. Tổng cộng Nhật Bản đang sử dụng 6 tàu tuần tra loại này trong biên chế, mỗi tàu có độ giãn nước chỉ 240 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.Trong biên chế của lực lượng này còn có tàu huấn luyện mang tên Kashima - là tàu huấn luyện duy nhất được đóng theo lớp tàu cùng tên có độ giãn nước tối đa 4050 tấn, chuyên được sử dụng cho nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện. Nguồn ảnh: JSDF.Tiếp đến là các tàu hậu cần, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản có hai tàu tiếp dầu trên biển, mỗi tàu có độ giãn nước khổng lồ lên tới 25.000 tấn. Cả hai tàu này đều được đóng theo lớp Mashu. Ngoài ra còn có ba tàu tiếp dầu khác mỗi tàu giãn nước 15.000 tấn được đóng theo lớp Towada. Nguồn ảnh: JSDF.Để phục vụ cho lực lượng tàu ngầm hoạt động, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản có một tàu cứu hộ tàu ngầm mang tên JSS Chiyoda với độ giãn nước 5600 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.Hiện tại lực lượng này đang có tổng cộng 22 tàu ngầm trong đó một nửa được đóng theo lớp Soryu với độ giãn nước 4200 tấn mỗi chiếc. Nguồn ảnh: JSDF.Còn lại là 11 chiếc tàu ngầm được đóng theo lớp Oyashio với độ giãn nước 4000 tấn mỗi chiếc. Trong số 11 chiếc được đóng theo lớp này có hai chiếc đã được chuyển sang phục vụ huấn luyện, chỉ còn 9 chiếc được trực chiến. Nguồn ảnh: JSDF. Mời độc giả xem Video: Bên trong tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản.
Nói một cách khác trên con đường xây dựng "Hải quân nước Xanh" của Trung Quốc, họ phải vượt qua được cái bóng của Nhật Bản - quốc gia không sở hữu lực lượng hải quân nhưng lại có hạm đội tàu chiến có thể được xem mạnh nhất trong các nước châu Á. Bản thân vị trí địa lý đặc biệt của Nhật Bản cũng trở thành"hòn đá" cản đường Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: JSDF.
Trong khi đó Nhật Bản còn là đồng minh chiến lược của Mỹ, quốc gia đang muốn "kìm kẹp" Hải quân Trung Quốc trong chuỗi đảo thứ nhất, và không muốn tàu chiến của Bắc Kinh tiến ra quá xa Thái Bình Dương vốn được xem là "sân nhà" của người Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: JSDF.
Tính tới năm 2016 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có tổng cộng 155 tàu chiến các loại trong đó bao gồm 4 tàu khu trục mang trực thăng (hay tàu sân bay trực thăng), 26 khu trục hạm, 10 khu trục hạm cỡ nhỏ (hay khinh hạm) và 6 khu trục hạm ven biển (hay hộ vệ hạm). Với hạm đội tàu này Nhật Bản hoàn toàn là đối thủ xứng tầm của Trung Quốc trên mọi vùng biển, kể cả khi Bắc Kinh có tới 3 tàu sân bay. Nguồn ảnh: JSDF.
Bởi các tàu khu trục mang trực thăng hay tàu sân bay trực thăng trong biên chế Phòng vệ Biển Nhật Bản có khả năng tác chiến không thua gì tàu sân bay. Hiện Nhật Bản đang có hai khu trục hạm mang trực thăng loại này, mỗi chiếc giãn nước 27.000 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.
Ngoài ra Phòng vệ Trên biển Nhật Bản còn có hai khu trục hạm mang trực thăng khác được đóng theo lớp Hyuga, mỗi chiếc giãn nước 19.000 tấn và mang theo được tối đa 18 trực thăng các loại. Nguồn ảnh: JSDF.
Mặt khác, Tokyo cũng xây dựng cho mình lực lượng tàu đổ bộ cực khủng với các tàu đổ bộ lớp Osumi. Nguồn ảnh: JSDF.
Trong số các khu trục hạm đang được Phòng vệ biển Nhật Bản sử dụng, có khu trục hạm lớn nhất là lớp Maya. Khu trục hạm này hiện mới chỉ được Nhật hạ thuỷ và dự kiến phải tới năm 2020 mới phục vụ trong biên chế chính thức. Nguồn ảnh: JSDF.
Ngoài ra Phòng vệ Biển Nhật Bản còn có khu trục hạm lớp Atago với số lượng hai chiếc trong biên chế. Hiện tại Nhật Bản đang có hai chiếc khu trục hạm lớp này phục vụ trong biên chế, mỗi chiếc giãn nước 10.000 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.
Loại khu trục hạm ven bờ hay hộ vệ hạm duy nhất đang phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật bản hiện tại là lớp Abukuma với tổng số lượng 6 chiếc, mỗi chiếc giãn nước 2550 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.
Loại tàu tuần tra duy nhất hiện đang được Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản sử dụng là tàu tuần tra lớp Hayabusa. Tổng cộng Nhật Bản đang sử dụng 6 tàu tuần tra loại này trong biên chế, mỗi tàu có độ giãn nước chỉ 240 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.
Trong biên chế của lực lượng này còn có tàu huấn luyện mang tên Kashima - là tàu huấn luyện duy nhất được đóng theo lớp tàu cùng tên có độ giãn nước tối đa 4050 tấn, chuyên được sử dụng cho nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện. Nguồn ảnh: JSDF.
Tiếp đến là các tàu hậu cần, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản có hai tàu tiếp dầu trên biển, mỗi tàu có độ giãn nước khổng lồ lên tới 25.000 tấn. Cả hai tàu này đều được đóng theo lớp Mashu. Ngoài ra còn có ba tàu tiếp dầu khác mỗi tàu giãn nước 15.000 tấn được đóng theo lớp Towada. Nguồn ảnh: JSDF.
Để phục vụ cho lực lượng tàu ngầm hoạt động, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản có một tàu cứu hộ tàu ngầm mang tên JSS Chiyoda với độ giãn nước 5600 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.
Hiện tại lực lượng này đang có tổng cộng 22 tàu ngầm trong đó một nửa được đóng theo lớp Soryu với độ giãn nước 4200 tấn mỗi chiếc. Nguồn ảnh: JSDF.
Còn lại là 11 chiếc tàu ngầm được đóng theo lớp Oyashio với độ giãn nước 4000 tấn mỗi chiếc. Trong số 11 chiếc được đóng theo lớp này có hai chiếc đã được chuyển sang phục vụ huấn luyện, chỉ còn 9 chiếc được trực chiến. Nguồn ảnh: JSDF.
Mời độc giả xem Video: Bên trong tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản.