Bà Kramp-Karrenbauer nói với truyền thông địa phương rằng KSK bị giải thể một phần vì “văn hóa lãnh đạo độc hại không thể tiếp tục tồn tại được nữa".Nữ Bộ trưởng cho biết, bà gạt bỏ đề nghị giải thể hoàn toàn lực lượng này nhưng nước Đức chắc chắn cần một lực lượng đặc nhiệm được công chúng tin cậy. Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm của Đức là một đơn vị tinh nhuệ bao gồm các binh sĩ ưu tú được lựa chọn từ quân đội của Đức để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.Đặc nhiệm KSK được thành lập từ năm 1996, có quân số khoảng 1.300 người, từng tham gia chiến tranh Kosovo năm 1999 và cuộc chiến ở Afghanistan.Các binh sĩ KSK thường tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố, đặc biệt là ở Trung Đông và Balkan.Tháng trước, Chuẩn tướng Markus Kreitmayr, 52 tuổi đã gửi thư cho từng thành viên của KSK cảnh báo rằng đơn vị đang trải qua “giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử”, The Times đưa tin.“Trong chúng ta rõ ràng vẫn có những cá nhân có tư tưởng cực hữu, gây tổn hại lớn cho danh tiếng của KSK và Bundeswehr nói chung”, ông Markus Kreitmayr nhấn mạnh.Chuẩn tướng Markus Kreitmayr đánh giá: KSK đang đứng trên lằn ranh đỏ.Ông Markus Kreitmayr yêu cầu những thành viên có tư tưởng cực đoan hãy rời đơn vị ngay lập tức. “Những người như vậy không xứng đáng đứng trong hàng ngũ của chúng ta và phải bị giải ngũ. Nếu họ không tự giác thì tôi sẽ tìm ra và trục xuất họ”, ông Kreitmayr nói.Đầu năm 2020, đã có báo cáo rằng trong quân đội Đức hiện có hơn 500 người nghi là phần tử cực đoan cánh hữu, đặc biệt tập trung vào hàng ngũ KSK ưu tú.Ít nhất 4 binh sĩ KSK đã bị sa thải vì tư tưởng cực đoan trong những năm gần đây. Hành vi đáng chú ý nhất là sở hữu đồ dùng của Đức Quốc xã, tàng trữ vũ khí, chào kiểu Hitler và thậm chí âm mưu ám sát các chính trị gia cánh tả.Đầu tháng 6/2020, cảnh sát Đức đã thu giữ vũ khí và chất nổ tại nhà của 1 sĩ quan KSK ở Nordsachsen, Sachsen và đưa ông ta vào tù. Vị thiếu tá 45 tuổi này đã bị chính quyền điều tra do có khuynh hướng cực đoan kể từ năm 2017.Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết, tội phạm có động cơ chính trị ở nước này trong năm 2019 đã tăng 14,2% so với năm trước. Đây là mức cao thứ hai kể từ khi chính quyền bắt đầu theo dõi các tội danh có liên quan đến tư tưởng cực hữu vào năm 2001.Theo ông Seehofer, các nhà chức trách trước đây bị chỉ trích là hạ thấp hoạt động của các nhóm cực hữu nhưng giờ sẽ cương quyết hơn để chống lại các xu hướng nguy hiểm này.
Bà Kramp-Karrenbauer nói với truyền thông địa phương rằng KSK bị giải thể một phần vì “văn hóa lãnh đạo độc hại không thể tiếp tục tồn tại được nữa".
Nữ Bộ trưởng cho biết, bà gạt bỏ đề nghị giải thể hoàn toàn lực lượng này nhưng nước Đức chắc chắn cần một lực lượng đặc nhiệm được công chúng tin cậy.
Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm của Đức là một đơn vị tinh nhuệ bao gồm các binh sĩ ưu tú được lựa chọn từ quân đội của Đức để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.
Đặc nhiệm KSK được thành lập từ năm 1996, có quân số khoảng 1.300 người, từng tham gia chiến tranh Kosovo năm 1999 và cuộc chiến ở Afghanistan.
Các binh sĩ KSK thường tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố, đặc biệt là ở Trung Đông và Balkan.
Tháng trước, Chuẩn tướng Markus Kreitmayr, 52 tuổi đã gửi thư cho từng thành viên của KSK cảnh báo rằng đơn vị đang trải qua “giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử”, The Times đưa tin.
“Trong chúng ta rõ ràng vẫn có những cá nhân có tư tưởng cực hữu, gây tổn hại lớn cho danh tiếng của KSK và Bundeswehr nói chung”, ông Markus Kreitmayr nhấn mạnh.
Chuẩn tướng Markus Kreitmayr đánh giá: KSK đang đứng trên lằn ranh đỏ.
Ông Markus Kreitmayr yêu cầu những thành viên có tư tưởng cực đoan hãy rời đơn vị ngay lập tức. “Những người như vậy không xứng đáng đứng trong hàng ngũ của chúng ta và phải bị giải ngũ. Nếu họ không tự giác thì tôi sẽ tìm ra và trục xuất họ”, ông Kreitmayr nói.
Đầu năm 2020, đã có báo cáo rằng trong quân đội Đức hiện có hơn 500 người nghi là phần tử cực đoan cánh hữu, đặc biệt tập trung vào hàng ngũ KSK ưu tú.
Ít nhất 4 binh sĩ KSK đã bị sa thải vì tư tưởng cực đoan trong những năm gần đây. Hành vi đáng chú ý nhất là sở hữu đồ dùng của Đức Quốc xã, tàng trữ vũ khí, chào kiểu Hitler và thậm chí âm mưu ám sát các chính trị gia cánh tả.
Đầu tháng 6/2020, cảnh sát Đức đã thu giữ vũ khí và chất nổ tại nhà của 1 sĩ quan KSK ở Nordsachsen, Sachsen và đưa ông ta vào tù. Vị thiếu tá 45 tuổi này đã bị chính quyền điều tra do có khuynh hướng cực đoan kể từ năm 2017.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho biết, tội phạm có động cơ chính trị ở nước này trong năm 2019 đã tăng 14,2% so với năm trước. Đây là mức cao thứ hai kể từ khi chính quyền bắt đầu theo dõi các tội danh có liên quan đến tư tưởng cực hữu vào năm 2001.
Theo ông Seehofer, các nhà chức trách trước đây bị chỉ trích là hạ thấp hoạt động của các nhóm cực hữu nhưng giờ sẽ cương quyết hơn để chống lại các xu hướng nguy hiểm này.