Vào tối ngày 11-12/9, Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa hành trình tầm xa đầu tiên của nước này. Đây là loại tên lửa, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt, mới được Triều Tiên phát triển. Theo thông báo, tên lửa đã bay qua quãng đường 1.500 km theo hình elip và theo hình số 8, trong khoảng thời gian 2 giờ 6 phút.Hình ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy, một tên lửa lớn được phóng lên từ một bệ phóng gắn trên xe tải tám bánh, với năm ống phóng; giống một loại tên lửa đã ra mắt trong cuộc duyệt binh vào tháng 1/2021. Mặc dù các nhà phân tích quân sự vào thời điểm đó suy đoán, nó giống một hệ thống pháo phản lực cỡ lớn nhiều hơn.Loại tên lửa hành trình này được hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên KCNA mô tả là “vũ khí chiến lược”, từ ngữ nhằm truyền đạt thông điệp là nó có thể đóng vai trò, như một phương tiện mang vũ khí hạt nhân tầm xa.Tầm bắn của tên lửa cho thấy, nó có thể được sử dụng để tấn công các căn cứ của Mỹ trên khắp Nhật Bản, đặc biệt là những căn cứ trên đảo Okinawa, cách Triều Tiên khoảng 1.300km về phía nam.Các chuyên gia chưa nhất trí quan điểm về việc, liệu vụ thử tên lửa hành trình vừa qua, có phải là một tín hiệu cảnh báo nhằm vào Mỹ, khi họ vẫn tiếp tục tổ chức tập trận quân sự chung với Hàn Quốc; hay để nâng cao tinh thần của nhân dân Triều Tiên…Có thể khẳng định lợi thế mà tên lửa hành trình tầm xa có thể mang lại, so với kho vũ khí tên lửa đạn đạo có tốc độ nhanh hơn hiện có của Triều Tiên; mặc dù tên lửa hành trình không nhanh và có sức răn đe như tên lửa đạn đạo.Tên lửa đạn đạo được phóng lên cao và phần lớn bay ngoài bầu khí quyển với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, sau đó mới quay trở lại bầu khí quyển trái đất để tiếp cận mục tiêu. Hiện nay Triều Tiên đã có một kho vũ khí tên lửa đạn đạo rất lớn, trong đó có một số tên lửa, có khả năng bắn tới một số vùng lãnh thổ Mỹ.Nếu một tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tầm trung, có thể di chuyển hàng nghìn km trong vài phút, thì một tên lửa hành trình tấn công mặt đất cận âm điển hình, lại lướt ở độ cao thấp dưới tốc độ âm thanh khoảng 900km một giờ, có nghĩa là chúng có thể mất vài giờ để tiếp cận các mục tiêu cách đó không quá 1.500km.Tuy nhiên, khả năng phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ có thể bị thử thách bởi tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân hơn việc Triều Tiên đã chế tạo một tên lửa đạn đạo khác, thậm chí còn lớn hơn và nhanh hơn, như cái gọi là “tên lửa quái vật” được thử nghiệm hồi đầu năm nay.Lý do bởi tên lửa đạn đạo khi tên lửa rời bệ phóng, sẽ tạo ra một tiếng nổ và quầng sáng cực lớn và luồng khí phản lực của giai đoạn phóng, có thể được phát hiện kịp thời bằng cảm biến hồng ngoại trên vệ tinh (SBIRS); giúp cung cấp cảnh báo sớm và cho phép các cảm biến khác tính toán quỹ đạo, dự kiến đường bay của tên lửa.Quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo trong bầu khí quyển (giai đoạn giữa hành trình) theo những vòng cung có thể đoán trước được và đường bay rất ổn định, khiến chúng có thể bị phát hiện trước các radar tầm xa công suất lớn; giúp việc đánh chặn dễ dàng hơn, với những thiết bị đánh chặn tên lửa được thiết kế phù hợp.Ngược lại, tên lửa đẩy của tên lửa hành trình tạo ra tia chớp nhỏ hơn, khó có thể phân biệt được trong bối cảnh thời chiến. Ưu điểm của tên lửa hành trình bay ở độ cao tương đối thấp, do ảnh hưởng của độ cong của trái đất, nên nhiều radar bố trí trên mặt đất sẽ không thể phát hiện tên lửa hành trình ở khoảng cách xa.Tên lửa thế hệ đầu tiên của Triều Tiên khó có khả năng được tối ưu hóa khả năng tàng hình, nhưng vẫn sẽ đặt ra một thách thức nghiêm trọng về khả năng phát hiện, với các loại cảm biến của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.Tên lửa hành trình cũng có khả năng cơ động cao hơn tên lửa đạn đạo, cho phép chúng thực hiện các thao tác né tránh các khu vực có vùng phủ sóng radar và hệ thống phòng không dày đặc của đối phương.Nhưng điều đó không có nghĩa là tên lửa hành trình không thể bị phát hiện và không thể đánh chặn. Các cảm biến từ vệ tinh, UAV, từ máy bay cảnh báo sớm trên không quan sát xuống, có thể phát hiện và cung cấp đường bay cho các hệ thống đánh chặn tên lửa bay thấp, từ cự ly xa hơn.Do tên lửa hành trình bay thấp hơn và chậm hơn rất nhiều so với tên lửa đạn đạo, nên chúng có khả năng bị các hệ thống phòng không chuyên dụng hoặc cả cả máy bay chiến đấu đánh chặn, nhưng với điều kiện phát hiện đủ sớm.Tuy nhiên, các cảm biến phòng không trên đất liền của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vẫn chủ yếu hướng đến việc phát hiện và tấn công tên lửa đạn đạo ở khoảng cách xa, chứ không phải các mối đe dọa từ tên lửa hành trình.Như vậy các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ có thể gặp nhiều thách thức hơn bởi tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mới thử nghiệm. Đồng thời Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể phải đầu tư thêm thiết bị phát hiện tên lửa hành trình và việc này dẫn đến sự tốn kém.Nhưng dù là tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình tấn công mặt đất, đều phù hợp với chiến lược chung của Triều Tiên, đó là phát triển đa dạng hóa các phương tiện có thể mang vũ khí hạt nhân.Với việc đa dạng hóa các vũ khí mang phóng, như tàu ngầm trang bị tên lửa, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang nhiều đầu đạn và giờ là tên lửa hành trình; Triều Tiên hy vọng sẽ vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và giảm nhẹ nguy cơ các lực lượng hạt nhân của họ, bị “xóa sổ”, bởi một cuộc tấn công phủ đầu của đối phương.Điều này cũng gửi “thông điệp” ngầm đến các đối thủ của Bình Nhưỡng, rằng chiến tranh với Triều Tiên có thể chỉ mang tới sự tàn phá không thể chấp nhận được, qua đó ngăn chặn cuộc tấn công và nâng cao vai trò của Bình Nhưỡng, để có được những nhượng bộ trong các cuộc đàm phán. Nguồn ảnh: Pinterest. Những loại vũ khí cực khủng của Triều Tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh của nước này. Nguồn: Telegraph.
2 Files1- MP4 File 10.46 MB
2- MP4 File 10.46 MB
3- MP4 File 10.46 MB1- MP4 File 10.46 MB
2- MP4 File 10.46 MB
Vào tối ngày 11-12/9, Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa hành trình tầm xa đầu tiên của nước này. Đây là loại tên lửa, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt, mới được Triều Tiên phát triển. Theo thông báo, tên lửa đã bay qua quãng đường 1.500 km theo hình elip và theo hình số 8, trong khoảng thời gian 2 giờ 6 phút.
Hình ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy, một tên lửa lớn được phóng lên từ một bệ phóng gắn trên xe tải tám bánh, với năm ống phóng; giống một loại tên lửa đã ra mắt trong cuộc duyệt binh vào tháng 1/2021. Mặc dù các nhà phân tích quân sự vào thời điểm đó suy đoán, nó giống một hệ thống pháo phản lực cỡ lớn nhiều hơn.
Loại tên lửa hành trình này được hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên KCNA mô tả là “vũ khí chiến lược”, từ ngữ nhằm truyền đạt thông điệp là nó có thể đóng vai trò, như một phương tiện mang vũ khí hạt nhân tầm xa.
Tầm bắn của tên lửa cho thấy, nó có thể được sử dụng để tấn công các căn cứ của Mỹ trên khắp Nhật Bản, đặc biệt là những căn cứ trên đảo Okinawa, cách Triều Tiên khoảng 1.300km về phía nam.
Các chuyên gia chưa nhất trí quan điểm về việc, liệu vụ thử tên lửa hành trình vừa qua, có phải là một tín hiệu cảnh báo nhằm vào Mỹ, khi họ vẫn tiếp tục tổ chức tập trận quân sự chung với Hàn Quốc; hay để nâng cao tinh thần của nhân dân Triều Tiên…
Có thể khẳng định lợi thế mà tên lửa hành trình tầm xa có thể mang lại, so với kho vũ khí tên lửa đạn đạo có tốc độ nhanh hơn hiện có của Triều Tiên; mặc dù tên lửa hành trình không nhanh và có sức răn đe như tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo được phóng lên cao và phần lớn bay ngoài bầu khí quyển với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, sau đó mới quay trở lại bầu khí quyển trái đất để tiếp cận mục tiêu. Hiện nay Triều Tiên đã có một kho vũ khí tên lửa đạn đạo rất lớn, trong đó có một số tên lửa, có khả năng bắn tới một số vùng lãnh thổ Mỹ.
Nếu một tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tầm trung, có thể di chuyển hàng nghìn km trong vài phút, thì một tên lửa hành trình tấn công mặt đất cận âm điển hình, lại lướt ở độ cao thấp dưới tốc độ âm thanh khoảng 900km một giờ, có nghĩa là chúng có thể mất vài giờ để tiếp cận các mục tiêu cách đó không quá 1.500km.
Tuy nhiên, khả năng phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ có thể bị thử thách bởi tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân hơn việc Triều Tiên đã chế tạo một tên lửa đạn đạo khác, thậm chí còn lớn hơn và nhanh hơn, như cái gọi là “tên lửa quái vật” được thử nghiệm hồi đầu năm nay.
Lý do bởi tên lửa đạn đạo khi tên lửa rời bệ phóng, sẽ tạo ra một tiếng nổ và quầng sáng cực lớn và luồng khí phản lực của giai đoạn phóng, có thể được phát hiện kịp thời bằng cảm biến hồng ngoại trên vệ tinh (SBIRS); giúp cung cấp cảnh báo sớm và cho phép các cảm biến khác tính toán quỹ đạo, dự kiến đường bay của tên lửa.
Quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo trong bầu khí quyển (giai đoạn giữa hành trình) theo những vòng cung có thể đoán trước được và đường bay rất ổn định, khiến chúng có thể bị phát hiện trước các radar tầm xa công suất lớn; giúp việc đánh chặn dễ dàng hơn, với những thiết bị đánh chặn tên lửa được thiết kế phù hợp.
Ngược lại, tên lửa đẩy của tên lửa hành trình tạo ra tia chớp nhỏ hơn, khó có thể phân biệt được trong bối cảnh thời chiến. Ưu điểm của tên lửa hành trình bay ở độ cao tương đối thấp, do ảnh hưởng của độ cong của trái đất, nên nhiều radar bố trí trên mặt đất sẽ không thể phát hiện tên lửa hành trình ở khoảng cách xa.
Tên lửa thế hệ đầu tiên của Triều Tiên khó có khả năng được tối ưu hóa khả năng tàng hình, nhưng vẫn sẽ đặt ra một thách thức nghiêm trọng về khả năng phát hiện, với các loại cảm biến của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tên lửa hành trình cũng có khả năng cơ động cao hơn tên lửa đạn đạo, cho phép chúng thực hiện các thao tác né tránh các khu vực có vùng phủ sóng radar và hệ thống phòng không dày đặc của đối phương.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tên lửa hành trình không thể bị phát hiện và không thể đánh chặn. Các cảm biến từ vệ tinh, UAV, từ máy bay cảnh báo sớm trên không quan sát xuống, có thể phát hiện và cung cấp đường bay cho các hệ thống đánh chặn tên lửa bay thấp, từ cự ly xa hơn.
Do tên lửa hành trình bay thấp hơn và chậm hơn rất nhiều so với tên lửa đạn đạo, nên chúng có khả năng bị các hệ thống phòng không chuyên dụng hoặc cả cả máy bay chiến đấu đánh chặn, nhưng với điều kiện phát hiện đủ sớm.
Tuy nhiên, các cảm biến phòng không trên đất liền của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vẫn chủ yếu hướng đến việc phát hiện và tấn công tên lửa đạn đạo ở khoảng cách xa, chứ không phải các mối đe dọa từ tên lửa hành trình.
Như vậy các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ có thể gặp nhiều thách thức hơn bởi tên lửa hành trình trang bị vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mới thử nghiệm. Đồng thời Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể phải đầu tư thêm thiết bị phát hiện tên lửa hành trình và việc này dẫn đến sự tốn kém.
Nhưng dù là tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình tấn công mặt đất, đều phù hợp với chiến lược chung của Triều Tiên, đó là phát triển đa dạng hóa các phương tiện có thể mang vũ khí hạt nhân.
Với việc đa dạng hóa các vũ khí mang phóng, như tàu ngầm trang bị tên lửa, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang nhiều đầu đạn và giờ là tên lửa hành trình; Triều Tiên hy vọng sẽ vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và giảm nhẹ nguy cơ các lực lượng hạt nhân của họ, bị “xóa sổ”, bởi một cuộc tấn công phủ đầu của đối phương.
Điều này cũng gửi “thông điệp” ngầm đến các đối thủ của Bình Nhưỡng, rằng chiến tranh với Triều Tiên có thể chỉ mang tới sự tàn phá không thể chấp nhận được, qua đó ngăn chặn cuộc tấn công và nâng cao vai trò của Bình Nhưỡng, để có được những nhượng bộ trong các cuộc đàm phán. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những loại vũ khí cực khủng của Triều Tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh của nước này. Nguồn: Telegraph.
2 Files
1- MP4 File 10.46 MB
2- MP4 File 10.46 MB
3- MP4 File 10.46 MB
1- MP4 File 10.46 MB
2- MP4 File 10.46 MB