Trước tình hình căng thẳng như dây đàn ở khu vực biển Đen hiện tại, tới lượt Israel và Italia đứng về phía Mỹ và NATO, có những động thái cụ thể khiến Moscow thêm phần "nóng mặt".Cụ thể, theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, hai tàu chiến của Hải quân Italia đã tiến vào biển Đen, chuẩn bị sẵn sàng tham gia cuộc tập trận Sea Breeze 21 cùng NATO.Theo các nguồn thạo tin, hai tàu chiến của Italia sau khi tiến vào biển Đen sẽ hướng thẳng tới khu vực đang diễn ra cuộc tập trận - nơi có các tàu chiến của Mỹ và Anh chờ sẵn.Ở thời điểm hiện tại, động thái mạnh nhất của Nga cũng chỉ là cử các tàu chiến, tàu tuần tra của lực lượng này theo sát các chiến hạm của NATO.Phía Nga khẳng định, sẽ có động thái cứng rắn "ngoài sức tưởng tượng", nếu các tàu chiến của NATO dám xâm phạm lãnh hải của nước này.Trong khi đó Mỹ và NATO lại lên tiếng phủ nhận chủ quyền của Nga tại bán đảo Crimea, cho rằng khu vực này vẫn đang nằm trong vùng tranh chấp, tuyên bố Nga không có quyền ngăn cản tàu chiến nước ngoài.Nhiều nguồn tin của Nga khẳng định, sau động thái xâm phạm lãnh hải của nước này ở bán đảo Crimea của tàu HMS Defender, một loạt các tàu chiến khác của NATO bao gồm tàu Evertsen của Hà Lan và tàu USS Ross của Mỹ, cũng đã có hành vi tương tự.Để "nối tiếp" cho sự căng thẳng đang leo thang đến cùng cực ở khu vực biển Đen, Israel vừa qua cũng đã "đổ thêm dầu vào lửa", khi tung một đoạn video giả định, mà ở đó tên lửa của nước này đã tiến hành tấn công một tàu chiến trong hạm đội biển Đen của Nga.Đoạn video được Israel dùng để quảng cáo sức mạnh của tên lửa Sea Breaker - loại tên lửa chống hạm thế hệ 5 mới nhất do nước này vừa nghiên cứu và phát triển.Theo đó, tên lửa Sea Breaker được Israel thiết kế để tối ưu hóa khả năng tấn công mục tiêu trên biển, độ cao hành trình bay rất thấp, khiến việc đánh chặn loại tên lửa này là gần như không thể.Theo nhiều chuyên gia, đây không phải lần đầu tiên Israel sử dụng các loại tàu chiến Nga làm mục tiêu cho những đoạn video quảng cáo vũ khí chống hạm.Tuy nhiên, việc đoạn clip cực kỳ "nhạy cảm" này xuất hiện vào thời điểm không thể căng thẳng hơn, động thái của Israel không khác gì "đổ thêm dầu vào lửa", khi nhiều kênh truyền thông của Nga coi đây, là một lời "tuyên chiến" mà Tel Aviv gửi tới cho Moscow. Nguồn ảnh: Avia. Khu trục hạm Defender của Hải quân Hoàng gia Anh rời cảng mẹ, lầm lũi tiến thẳng vào biển Đen. Nguồn: Navalnews.
Trước tình hình căng thẳng như dây đàn ở khu vực biển Đen hiện tại, tới lượt Israel và Italia đứng về phía Mỹ và NATO, có những động thái cụ thể khiến Moscow thêm phần "nóng mặt".
Cụ thể, theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, hai tàu chiến của Hải quân Italia đã tiến vào biển Đen, chuẩn bị sẵn sàng tham gia cuộc tập trận Sea Breeze 21 cùng NATO.
Theo các nguồn thạo tin, hai tàu chiến của Italia sau khi tiến vào biển Đen sẽ hướng thẳng tới khu vực đang diễn ra cuộc tập trận - nơi có các tàu chiến của Mỹ và Anh chờ sẵn.
Ở thời điểm hiện tại, động thái mạnh nhất của Nga cũng chỉ là cử các tàu chiến, tàu tuần tra của lực lượng này theo sát các chiến hạm của NATO.
Phía Nga khẳng định, sẽ có động thái cứng rắn "ngoài sức tưởng tượng", nếu các tàu chiến của NATO dám xâm phạm lãnh hải của nước này.
Trong khi đó Mỹ và NATO lại lên tiếng phủ nhận chủ quyền của Nga tại bán đảo Crimea, cho rằng khu vực này vẫn đang nằm trong vùng tranh chấp, tuyên bố Nga không có quyền ngăn cản tàu chiến nước ngoài.
Nhiều nguồn tin của Nga khẳng định, sau động thái xâm phạm lãnh hải của nước này ở bán đảo Crimea của tàu HMS Defender, một loạt các tàu chiến khác của NATO bao gồm tàu Evertsen của Hà Lan và tàu USS Ross của Mỹ, cũng đã có hành vi tương tự.
Để "nối tiếp" cho sự căng thẳng đang leo thang đến cùng cực ở khu vực biển Đen, Israel vừa qua cũng đã "đổ thêm dầu vào lửa", khi tung một đoạn video giả định, mà ở đó tên lửa của nước này đã tiến hành tấn công một tàu chiến trong hạm đội biển Đen của Nga.
Đoạn video được Israel dùng để quảng cáo sức mạnh của tên lửa Sea Breaker - loại tên lửa chống hạm thế hệ 5 mới nhất do nước này vừa nghiên cứu và phát triển.
Theo đó, tên lửa Sea Breaker được Israel thiết kế để tối ưu hóa khả năng tấn công mục tiêu trên biển, độ cao hành trình bay rất thấp, khiến việc đánh chặn loại tên lửa này là gần như không thể.
Theo nhiều chuyên gia, đây không phải lần đầu tiên Israel sử dụng các loại tàu chiến Nga làm mục tiêu cho những đoạn video quảng cáo vũ khí chống hạm.
Tuy nhiên, việc đoạn clip cực kỳ "nhạy cảm" này xuất hiện vào thời điểm không thể căng thẳng hơn, động thái của Israel không khác gì "đổ thêm dầu vào lửa", khi nhiều kênh truyền thông của Nga coi đây, là một lời "tuyên chiến" mà Tel Aviv gửi tới cho Moscow. Nguồn ảnh: Avia.
Khu trục hạm Defender của Hải quân Hoàng gia Anh rời cảng mẹ, lầm lũi tiến thẳng vào biển Đen. Nguồn: Navalnews.