Chiến thuật Trực thăng vận được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam như một cách thức sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao áp đảo của họ nhằm chiếm ưu thế trong các cuộc càn quét "tìm-diệt" các đơn vị Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.Một phi vụ trực thăng vận của Mỹ hay quân chư hầu luôn bắt đầu với việc binh lính được đưa tới điểm tập kết. Điểm tập kết là mọt khu vực rộng, có khả năng hạ cánh được một số lượng lớn trực thăng một lúc, từ đây, các trực thăng sẽ đến để "bốc" lính đi. Nguồn ảnh: Flickr.Việc di chuyển một số lượng lớn lính bộ binh vào sân bay để lên máy bay là điều không thể do khó có thể đảm bảo được an ninh, ngược lại, các căn cứ bộ binh lại không có đủ diện tích và an toàn để làm bãi tập kết. Vậy nên các điểm tập kết liên tục được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, đây cũng là một yếu tố lợi thế của chiến thuật này. Nguồn ảnh: Flickr.Bản thân các phi công cũng chỉ biết về điểm tập kết và điểm thả quân ngay trước khi cất cánh. Trong khi đó, lính bộ binh hoàn toàn không biết nơi họ sẽ được đổ quân trước khi ngồi lên máy bay. Đây là phương pháp giữ bí mật an toàn tối thiểu mà Mỹ đã quen thực hiện từ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Flickr.Lộ trình đường bay từ căn cứ tới điểm tập kết, từ điểm tập kết tới điểm thả quân, quay về tiếp liệu, hành lang an toàn, bãi hạ cánh phụ, bãi hạ cánh khẩn cấp đều được các cấp chỉ huy của lực lượng trực thăng lên kế hoạch từ trước - thông tin này cũng khó bị lộ ra ngoài. Nguồn ảnh: Flickr.Sau khi tới điểm tập kết, các trực thăng Mỹ sẽ bắt đầu bốc quân và tiến hành theo đúng nhiệm vụ đã định. Quy trình khép kín thông tin của Mỹ thực ra lại cực kỳ hiệu quả trong việc bảo mật, vấn đề lại nằm ở chỗ do có sự tham gia của các binh lính ngụy Sài Gòn nên các cuộc hành quân này đều được các tướng lĩnh và sĩ quan ngụy Sài Gòn nắm rõ - đây chính là nơi thông tin bị lộ. Nguồn ảnh: Flickr.Do những điểm bốc quân thường là các điểm an toàn trong "vùng xanh" nên Quân Giải phóng và dân quân địa phương thường ít khi tổ chức mai phục tại đây mà sẽ tận dụng thời gian để tổ chức đón lõng địch tại khu vực thả quân. Nguồn ảnh: Flickr.Tùy quy mô của chiến dịch mà sẽ có từ hàng chục cho tới hàng trăm trực thăng, thực hiện liên tục có khi đến hàng nghìn phi vụ để bốc - thả quân, di tản thương binh, yểm trợ đường không hay tiếp tế hậu cần cho binh lính ngoài mặt trận. Nguồn ảnh: Flickr.Khu vực bốc quân thường khá nhốn nháo, nhất là khi khu vực này gần khu dân cư. Tuy nhiên do binh lính tham gia cuộc hành quân chỉ biết điểm đến của mình khi đã ngồi trên trực thăng nên việc lộ bí mật ở điểm bốc quân gần như là không thể. Nguồn ảnh: Flickr.Thông thường, tham gia các cuộc hành quân "tìm-diệt" cùng với Mỹ đều là các lực lượng lính Dù đặc biệt tinh nhuệ của quân đội ngụy Sài Gòn, tuy nhiên lực lượng này cũng rất vât vả khi đối đầu với những lực lượng bộ đội chủ lực của ta. Nguồn ảnh: Flickr.Phần lớn các cuộc hành quân "tìm-diệt" đều được phía ta lên kế hoạch để tránh đối đầu trực tiếp, giảm thiểu thương vong không đáng có cho các lực lượng trong khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.Cũng chính vì các cuộc hành quân quy mô lại diễn ra rất "tẻ nhạt" và ít có đụng độ vì ta chủ động tránh giao tranh ban đầu, tướng lĩnh sĩ quan Mỹ và Sài Gòn rất... lạc quan với việc sử dụng các chiến thuật hiện đại này ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Lính Sài Gòn được đổ xuống trận địa mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng nào của lực lượng bộ đội ta trong khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.Một cuộc hành quân "tìm diệt" với chiến thuật trực thăng vận diễn ra hết sức "nhàn hạ" với cả binh lính lẫn sĩ quan Mỹ và Sài Gòn do họ không đụng độ với Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.Tuy nhiên, chính vì ít xảy ra giao tranh nên khi ta chủ động đánh lớn trong các chiến dịch như Starlite năm 1965, phía Mỹ đã choáng váng và không thể tìm được cách đối phó hợp lý với ta trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr. Mời đọc giả xem Video: Trực thăng Mỹ quần thảo trên không trong Chiến tranh Việt Nam.
Chiến thuật Trực thăng vận được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam như một cách thức sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao áp đảo của họ nhằm chiếm ưu thế trong các cuộc càn quét "tìm-diệt" các đơn vị Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Một phi vụ trực thăng vận của Mỹ hay quân chư hầu luôn bắt đầu với việc binh lính được đưa tới điểm tập kết. Điểm tập kết là mọt khu vực rộng, có khả năng hạ cánh được một số lượng lớn trực thăng một lúc, từ đây, các trực thăng sẽ đến để "bốc" lính đi. Nguồn ảnh: Flickr.
Việc di chuyển một số lượng lớn lính bộ binh vào sân bay để lên máy bay là điều không thể do khó có thể đảm bảo được an ninh, ngược lại, các căn cứ bộ binh lại không có đủ diện tích và an toàn để làm bãi tập kết. Vậy nên các điểm tập kết liên tục được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, đây cũng là một yếu tố lợi thế của chiến thuật này. Nguồn ảnh: Flickr.
Bản thân các phi công cũng chỉ biết về điểm tập kết và điểm thả quân ngay trước khi cất cánh. Trong khi đó, lính bộ binh hoàn toàn không biết nơi họ sẽ được đổ quân trước khi ngồi lên máy bay. Đây là phương pháp giữ bí mật an toàn tối thiểu mà Mỹ đã quen thực hiện từ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Flickr.
Lộ trình đường bay từ căn cứ tới điểm tập kết, từ điểm tập kết tới điểm thả quân, quay về tiếp liệu, hành lang an toàn, bãi hạ cánh phụ, bãi hạ cánh khẩn cấp đều được các cấp chỉ huy của lực lượng trực thăng lên kế hoạch từ trước - thông tin này cũng khó bị lộ ra ngoài. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau khi tới điểm tập kết, các trực thăng Mỹ sẽ bắt đầu bốc quân và tiến hành theo đúng nhiệm vụ đã định. Quy trình khép kín thông tin của Mỹ thực ra lại cực kỳ hiệu quả trong việc bảo mật, vấn đề lại nằm ở chỗ do có sự tham gia của các binh lính ngụy Sài Gòn nên các cuộc hành quân này đều được các tướng lĩnh và sĩ quan ngụy Sài Gòn nắm rõ - đây chính là nơi thông tin bị lộ. Nguồn ảnh: Flickr.
Do những điểm bốc quân thường là các điểm an toàn trong "vùng xanh" nên Quân Giải phóng và dân quân địa phương thường ít khi tổ chức mai phục tại đây mà sẽ tận dụng thời gian để tổ chức đón lõng địch tại khu vực thả quân. Nguồn ảnh: Flickr.
Tùy quy mô của chiến dịch mà sẽ có từ hàng chục cho tới hàng trăm trực thăng, thực hiện liên tục có khi đến hàng nghìn phi vụ để bốc - thả quân, di tản thương binh, yểm trợ đường không hay tiếp tế hậu cần cho binh lính ngoài mặt trận. Nguồn ảnh: Flickr.
Khu vực bốc quân thường khá nhốn nháo, nhất là khi khu vực này gần khu dân cư. Tuy nhiên do binh lính tham gia cuộc hành quân chỉ biết điểm đến của mình khi đã ngồi trên trực thăng nên việc lộ bí mật ở điểm bốc quân gần như là không thể. Nguồn ảnh: Flickr.
Thông thường, tham gia các cuộc hành quân "tìm-diệt" cùng với Mỹ đều là các lực lượng lính Dù đặc biệt tinh nhuệ của quân đội ngụy Sài Gòn, tuy nhiên lực lượng này cũng rất vât vả khi đối đầu với những lực lượng bộ đội chủ lực của ta. Nguồn ảnh: Flickr.
Phần lớn các cuộc hành quân "tìm-diệt" đều được phía ta lên kế hoạch để tránh đối đầu trực tiếp, giảm thiểu thương vong không đáng có cho các lực lượng trong khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.
Cũng chính vì các cuộc hành quân quy mô lại diễn ra rất "tẻ nhạt" và ít có đụng độ vì ta chủ động tránh giao tranh ban đầu, tướng lĩnh sĩ quan Mỹ và Sài Gòn rất... lạc quan với việc sử dụng các chiến thuật hiện đại này ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Lính Sài Gòn được đổ xuống trận địa mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng nào của lực lượng bộ đội ta trong khu vực. Nguồn ảnh: Flickr.
Một cuộc hành quân "tìm diệt" với chiến thuật trực thăng vận diễn ra hết sức "nhàn hạ" với cả binh lính lẫn sĩ quan Mỹ và Sài Gòn do họ không đụng độ với Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, chính vì ít xảy ra giao tranh nên khi ta chủ động đánh lớn trong các chiến dịch như Starlite năm 1965, phía Mỹ đã choáng váng và không thể tìm được cách đối phó hợp lý với ta trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời đọc giả xem Video: Trực thăng Mỹ quần thảo trên không trong Chiến tranh Việt Nam.