Xây dựng một nhà máy quân sự hiện đại và một thành phố bao quanh ở một vùng rừng hẻo lánh ở vùng Viễn Đông Nga với rất ít đường giao thông tưởng chừng như là một chuyện không thể xảy ra. Nhưng kinh nghiệm lịch sử trải qua những thất bại cay đắng trước quân đội đế quốc Nhật Bản đã đặt ra cho Liên Xô chỉ còn cách phải phát triển một cơ sở công nghiệp quốc phòng ở vùng Thái Bình Dương để cung cấp vũ khí cho Chiến tranh Thế giới thứ hai.Nhưng khi quá trình công nghiệp hóa Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu từ đầu những năm 1930 thì lúc đó Vùng Viễn Đông Nga vẫn còn vô cùng hoang dã. Chỉ có hơn 1 triệu người sinh sống ở vùng lãnh thổ rộng bằng cả châu Âu, trong khi trình độ phát triển kinh tế lại rất thấp kém.Ngoài ra, nơi đó lại không có bất kỳ tập đoàn công nghiệp cỡ lớn nào hỗ trợ cơ sở quân sự và kinh tế cho vùng. Dẫu vậy, kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh Nga - Nhật Bản vào những năm 1904 - 1905 cho thấy, nhu cầu phát triển vùng Viễn Đông lại rất cần thiết.Thực tế nếu không có một cơ sở công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ thì Liên Xô sẽ không thể chiến thắng trong một cuộc đối đầu quân sự ở vùng biên giới phía đông của đất nước. Điều đó đã thúc đẩy lãnh đạo Liên Xô phải thay đổi chiến lược phát triển vùng Viễn Đông để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với phát xít Đức và Nhật Bản.Ý tưởng tạo ra một cơ sở sản xuất máy bay tối tân ở vùng rừng Amur vô cùng táo bạo. Bởi thực tế tại đây thiếu vắng nguồn nhân lực, hệ thống giao thông hay và cơ sở hạ tầng năng lượng. Tuy nhiên, vào tháng 1/1932, chính phủ Liên Xô đã quyết định xây dựng nhà máy sản xuất máy bay trên bờ sông Amur để hình thành một trung tâm cho việc thiết lập một thành phố trong tương lai. Chỉ trong 6 tháng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, hàng ngàn công nhân và các thành viên của tổ chức thanh niên Komsomol từ các vùng trung tâm của Liên Xô đã tới nơi mới làm việc và sinh sống tại vùng Viễn Đông.Một thành phố mới được ra đời mang tên Komsomol-on-Amur. Sau đó nhà máy sản xuất máy bay được thiết lập tại đây cũng mang tên thành phố.Vào năm 1934, tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho việc khởi động một trong những nhà máy máy bay lớn nhất Liên Xô. Máy bay đầu tiên mà nhà máy Komsomolsk sản xuất là trinh sát cơ hạng nhẹ P-6 do Andrei Tupolev thiết kế.Tuy nhiên, các kỹ sư nhà máy tập trung hơn vào mẫu máy bay khác là DB-3. Đây là một trong những máy bay ném bom tầm xa đầu tiên của Liên Xô do Cục thiết kế Sergei ILyushin thiết kế. Chính máy bay này đã giúp Liên Xô giành được ưu thế trên không trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các phi công DB-3 Liên Xô còn thiết lập kỷ lục thế giới khi bay liên tục từ Moscow tới Viễn Đông và Bắc Mỹ.Trong suốt cuộc chiến tranh, DB-3 đã chứng tỏ là một trong những máy bay chiến đấu mạnh nhất của Hồng quân Liên Xô. DB-3 chính là chiếc đã tiến hành cuộc tấn công ném bom lớn đầu tiên vào thủ phủ Berlin vào đêm ngày 8/8/1941, ngay cả khi các đơn vị lục quân Liên Xô đã rút lui khỏi tất cả các mặt trận. Nhà máy Komsomolsk còn là một trong những trung tâm ít ỏi tiến hánh sản xuất loại máy bay ILyushin IL-4.Tính tổng cộng trong thời kỳ chiến tranh thế giới hai, nhà máy đã cung cấp khoảng 2.800 chiếc máy bay chiến đấu ra chiến trường. Tuy nhiên, thời hoàng kim của nhà máy chỉ bắt đầu cho tới những năm sau Chiến tranh lạnh, khi trở thành một trung tâm khổng lồ sản xuất các máy bay chiến đấu mới, mạnh hơn bất kỳ loại máy bay nào khác cùng thời.Nhà máy ở vùng Viễn Đông sau Chiến tranh thế giới thứ hai còn tiếp tục nhận được nhiệm vụ chuyên sản xuất máy bay chiến đấu mới chủ lực, một lĩnh vực mà khi đó không có nhà máy nào ở Liên Xô có kinh nghiệm cần thiết. Hơn nữa nhày máy còn phải tiến hành tái cơ cấu lại toàn bộ dây chuyền sản xuất trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực và mối quan hệ giữa Liên Xô và phương Tây không lấy gì làm tốt đẹp trong Chiến tranh lạnh.Tuy nhiên, Komsomlsk đã vượt qua các thách thức, và chiến đấu cơ MiG-15 đầu tiên của Liên Xô đã được xuất xưởng vào năm 1949. Tuy nhiên, sang những năm 1950, Komsomlsk chuyển sang liên kết với OKB Sukhoi và bắt đầu tạo ra các chiến đấu cơ Sukhoi.Loại máy bay Sukhoi đầu tiên mà Komsomolsk sản xuất là mẫu tiêm kích bom Sukhoi Su-7. Tiếp sau đó là loạt "bom tấn" như Su-17/22, Su-27 và sau này là Su-30, Su-33, Su-35, Su-57. Video Việt Nam "đại phẫu" Su-22, Su-27 tại nhà máy A32 - Nguồn: QPVN
Xây dựng một nhà máy quân sự hiện đại và một thành phố bao quanh ở một vùng rừng hẻo lánh ở vùng Viễn Đông Nga với rất ít đường giao thông tưởng chừng như là một chuyện không thể xảy ra. Nhưng kinh nghiệm lịch sử trải qua những thất bại cay đắng trước quân đội đế quốc Nhật Bản đã đặt ra cho Liên Xô chỉ còn cách phải phát triển một cơ sở công nghiệp quốc phòng ở vùng Thái Bình Dương để cung cấp vũ khí cho Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nhưng khi quá trình công nghiệp hóa Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu từ đầu những năm 1930 thì lúc đó Vùng Viễn Đông Nga vẫn còn vô cùng hoang dã. Chỉ có hơn 1 triệu người sinh sống ở vùng lãnh thổ rộng bằng cả châu Âu, trong khi trình độ phát triển kinh tế lại rất thấp kém.
Ngoài ra, nơi đó lại không có bất kỳ tập đoàn công nghiệp cỡ lớn nào hỗ trợ cơ sở quân sự và kinh tế cho vùng. Dẫu vậy, kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh Nga - Nhật Bản vào những năm 1904 - 1905 cho thấy, nhu cầu phát triển vùng Viễn Đông lại rất cần thiết.
Thực tế nếu không có một cơ sở công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ thì Liên Xô sẽ không thể chiến thắng trong một cuộc đối đầu quân sự ở vùng biên giới phía đông của đất nước. Điều đó đã thúc đẩy lãnh đạo Liên Xô phải thay đổi chiến lược phát triển vùng Viễn Đông để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với phát xít Đức và Nhật Bản.
Ý tưởng tạo ra một cơ sở sản xuất máy bay tối tân ở vùng rừng Amur vô cùng táo bạo. Bởi thực tế tại đây thiếu vắng nguồn nhân lực, hệ thống giao thông hay và cơ sở hạ tầng năng lượng. Tuy nhiên, vào tháng 1/1932, chính phủ Liên Xô đã quyết định xây dựng nhà máy sản xuất máy bay trên bờ sông Amur để hình thành một trung tâm cho việc thiết lập một thành phố trong tương lai. Chỉ trong 6 tháng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, hàng ngàn công nhân và các thành viên của tổ chức thanh niên Komsomol từ các vùng trung tâm của Liên Xô đã tới nơi mới làm việc và sinh sống tại vùng Viễn Đông.
Một thành phố mới được ra đời mang tên Komsomol-on-Amur. Sau đó nhà máy sản xuất máy bay được thiết lập tại đây cũng mang tên thành phố.
Vào năm 1934, tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho việc khởi động một trong những nhà máy máy bay lớn nhất Liên Xô. Máy bay đầu tiên mà nhà máy Komsomolsk sản xuất là trinh sát cơ hạng nhẹ P-6 do Andrei Tupolev thiết kế.
Tuy nhiên, các kỹ sư nhà máy tập trung hơn vào mẫu máy bay khác là DB-3. Đây là một trong những máy bay ném bom tầm xa đầu tiên của Liên Xô do Cục thiết kế Sergei ILyushin thiết kế. Chính máy bay này đã giúp Liên Xô giành được ưu thế trên không trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các phi công DB-3 Liên Xô còn thiết lập kỷ lục thế giới khi bay liên tục từ Moscow tới Viễn Đông và Bắc Mỹ.
Trong suốt cuộc chiến tranh, DB-3 đã chứng tỏ là một trong những máy bay chiến đấu mạnh nhất của Hồng quân Liên Xô. DB-3 chính là chiếc đã tiến hành cuộc tấn công ném bom lớn đầu tiên vào thủ phủ Berlin vào đêm ngày 8/8/1941, ngay cả khi các đơn vị lục quân Liên Xô đã rút lui khỏi tất cả các mặt trận. Nhà máy Komsomolsk còn là một trong những trung tâm ít ỏi tiến hánh sản xuất loại máy bay ILyushin IL-4.
Tính tổng cộng trong thời kỳ chiến tranh thế giới hai, nhà máy đã cung cấp khoảng 2.800 chiếc máy bay chiến đấu ra chiến trường. Tuy nhiên, thời hoàng kim của nhà máy chỉ bắt đầu cho tới những năm sau Chiến tranh lạnh, khi trở thành một trung tâm khổng lồ sản xuất các máy bay chiến đấu mới, mạnh hơn bất kỳ loại máy bay nào khác cùng thời.
Nhà máy ở vùng Viễn Đông sau Chiến tranh thế giới thứ hai còn tiếp tục nhận được nhiệm vụ chuyên sản xuất máy bay chiến đấu mới chủ lực, một lĩnh vực mà khi đó không có nhà máy nào ở Liên Xô có kinh nghiệm cần thiết. Hơn nữa nhày máy còn phải tiến hành tái cơ cấu lại toàn bộ dây chuyền sản xuất trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực và mối quan hệ giữa Liên Xô và phương Tây không lấy gì làm tốt đẹp trong Chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, Komsomlsk đã vượt qua các thách thức, và chiến đấu cơ MiG-15 đầu tiên của Liên Xô đã được xuất xưởng vào năm 1949. Tuy nhiên, sang những năm 1950, Komsomlsk chuyển sang liên kết với OKB Sukhoi và bắt đầu tạo ra các chiến đấu cơ Sukhoi.
Loại máy bay Sukhoi đầu tiên mà Komsomolsk sản xuất là mẫu tiêm kích bom Sukhoi Su-7. Tiếp sau đó là loạt "bom tấn" như Su-17/22, Su-27 và sau này là Su-30, Su-33, Su-35, Su-57.
Video Việt Nam "đại phẫu" Su-22, Su-27 tại nhà máy A32 - Nguồn: QPVN