P-3C Orion là máy bay tuần tra chống ngầm do Mỹ nghiên cứu thiết kế và sản xuất từ năm 1962 của thế kỷ trước, nhưng vẫn được tin dùng cho đến tận ngày nay. Đây cũng là loại máy bay tuần tra biển được rất nhiều quốc gia Đồng Minh của Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ, máy bay săn ngầm P-3C Orion hiện đóng vai trò "xương sống" lực lượng tuần tra biển, chống tàu ngầm của quốc gia này. Nguồn ảnh: Sina.Do sử dụng quá nhiều các loại trang thiết bị và cảm biến nên P-3C Orion có phi hành đoàn lên tới 11 người. Trong đó có 3 phi công, 2 điều phối bay và 6 người giám sát hệ thống chống ngầm cũng như quét bề mặt biển các loại. Nguồn ảnh: Sina.Trước đây biên chế phi hành đoàn của một chiếc P-3 lên tới 12 người, từ bản nâng cấp từ những năm 2000 đã giảm biên chế xuống còn 11 người. Nguồn ảnh: Sina.Một nữ điều phối bay/dẫn đường trên chiếc P-3C của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. P-3C có tốc độ bay tối đa lên tới 750 km/h, tầm bay 4.400 km, trần bay 8.600 mét, bán kính chiến đấu 2.500 km. Nguồn ảnh: Sina.P-3C Orion có khả năng mang 9-10 tấn vũ khí trong khoang thân và các giá treo trên cánh cho phép triển khai ngư lôi, bom chìm chống ngầm và đặc biệt cả tên lửa hành trình Harpoon. Nguồn ảnh: Sina.Các thành viên phi hành đoàn của P-3C khám tổng quát sức khỏe trước khi cất cánh làm nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sina.Tiêu chuẩn để trở thành phi công trên chiếc P-3C không cao như tiêu chuẩn trở thành phi công lái các loại máy bay tiêm kích chiến đấu khác, dù vậy cũng đòi hỏi quá trình học tập rất dài để đảm bảo làm chủ các loại trang thiết bị trên máy bay, kèm theo đó là sức khỏe và bản lĩnh cao. Nguồn ảnh: Sina.Một góc Nhật Bản nhìn từ buồng lái chiếc máy bay P-3C Orion. Nguồn ảnh: Sina.
P-3C Orion là máy bay tuần tra chống ngầm do Mỹ nghiên cứu thiết kế và sản xuất từ năm 1962 của thế kỷ trước, nhưng vẫn được tin dùng cho đến tận ngày nay. Đây cũng là loại máy bay tuần tra biển được rất nhiều quốc gia Đồng Minh của Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ, máy bay săn ngầm P-3C Orion hiện đóng vai trò "xương sống" lực lượng tuần tra biển, chống tàu ngầm của quốc gia này. Nguồn ảnh: Sina.
Do sử dụng quá nhiều các loại trang thiết bị và cảm biến nên P-3C Orion có phi hành đoàn lên tới 11 người. Trong đó có 3 phi công, 2 điều phối bay và 6 người giám sát hệ thống chống ngầm cũng như quét bề mặt biển các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Trước đây biên chế phi hành đoàn của một chiếc P-3 lên tới 12 người, từ bản nâng cấp từ những năm 2000 đã giảm biên chế xuống còn 11 người. Nguồn ảnh: Sina.
Một nữ điều phối bay/dẫn đường trên chiếc P-3C của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. P-3C có tốc độ bay tối đa lên tới 750 km/h, tầm bay 4.400 km, trần bay 8.600 mét, bán kính chiến đấu 2.500 km. Nguồn ảnh: Sina.
P-3C Orion có khả năng mang 9-10 tấn vũ khí trong khoang thân và các giá treo trên cánh cho phép triển khai ngư lôi, bom chìm chống ngầm và đặc biệt cả tên lửa hành trình Harpoon. Nguồn ảnh: Sina.
Các thành viên phi hành đoàn của P-3C khám tổng quát sức khỏe trước khi cất cánh làm nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêu chuẩn để trở thành phi công trên chiếc P-3C không cao như tiêu chuẩn trở thành phi công lái các loại máy bay tiêm kích chiến đấu khác, dù vậy cũng đòi hỏi quá trình học tập rất dài để đảm bảo làm chủ các loại trang thiết bị trên máy bay, kèm theo đó là sức khỏe và bản lĩnh cao. Nguồn ảnh: Sina.
Một góc Nhật Bản nhìn từ buồng lái chiếc máy bay P-3C Orion. Nguồn ảnh: Sina.