Tiêm kích MiG-15 từng được coi là loại chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử với khoảng 18.000 chiếc được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Kể từ khi được ra đời vào năm 1949, chiến đấu cơ MiG-15 đã phục vụ trong lực lượng không quân của khoảng 40 quốc gia và là loại chiến đấu cơ phản lực đầu tiên tham chiến ở quy mô tổng lực. Nguồn ảnh: Sina.Trong khi nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu loại bỏ MiG-15 ra khỏi biên chế từ những năm 70 của thế kỷ trước thì tới tận thời điểm hiện tại - nghĩa là hơn 70 năm kể từ khi ra đời, máy bay chiến đấu MiG-15 vẫn tiếp tục được sử dụng trong biên chế không quân của hai quốc gia. Nguồn ảnh: Sina.Đầu tiên là Triều Tiên, lực lượng không quân nước này hiện vẫn sử dụng một lượng lớn chiến đấu cơ MiG-15 trong biên chế để phục vụ mục đích huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, xét một cách chính xác thì Triều Tiêu chỉ sở hữu bốn tiêm kích MiG-15 đúng nghĩa do Liên Xô sản xuất. Số còn lại bao gồm 30 chiếc tiêm kích Shenyang FT-2 được Trung Quốc viện trợ cho nước này trong quá khứ là bản cải biên từ mẫu MiG-15UTI. Nguồn ảnh: Sina.Toàn bộ 34 chiến đấu cơ MiG-15 được Triều Tiên sử dụng đều chỉ phục vụ cho mục đích huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.Trong chiến tranh Triều Tiên, những tiêm kích MiG-15 ở Triều Tiên đã lập được rất nhiều chiến công khi bắn hạ nhiều chiến đấu cơ F-86 Sabre của Không quân Mỹ trong những trận không chiến sòng phẳng. Nguồn ảnh: Sina.Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh cho nữ phi công tiêm kích của Không quân Triều Tiên bên cạnh chiếc chiến đấu cơ MiG-15. Nguồn ảnh: Sina.Quốc gia thứ hai được cho là còn sử dụng tiêm kích MiG-15 trong biên chế của lực lượng không quân là Guinea-Bissau, một quốc gia nhỏ bé nằm ở châu Phi và là một trong những nước nhỏ nhất châu lục này. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho biết, Guinea-Bissau tới nay đã không còn sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế mà chỉ có duy nhất một chiếc trực thăng Mi-8, toàn bộ dàn MiG-15, MiG-17 và MiG-21 đều được cho là không còn khả năng bay. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, trên thế giới còn có nhiều chiếc MiG-15 khác vẫn tiếp tục được bảo quản tốt trong tay những nhà sưu tập tư nhân. Thậm chí, nhiều chiếc MiG-15 vẫn còn được rao bán trên mạng internet công khai với giá rất phải chăng. Nguồn ảnh: Sina.Trong nhiều triển lãm hàng không tên tuổi, tiêm kích MiG-15 vẫn tiếp tục xuất hiện để biểu diễn, như cách dòng tiêm kích một động cơ này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình ở thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh chiến đấu cơ MiG-15 tới giờ vẫn tiếp tục bay trình diễn bất chấp tuổi tác.
Tiêm kích MiG-15 từng được coi là loại chiến đấu cơ thành công nhất lịch sử với khoảng 18.000 chiếc được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ khi được ra đời vào năm 1949, chiến đấu cơ MiG-15 đã phục vụ trong lực lượng không quân của khoảng 40 quốc gia và là loại chiến đấu cơ phản lực đầu tiên tham chiến ở quy mô tổng lực. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khi nhiều quốc gia khác trên thế giới đã bắt đầu loại bỏ MiG-15 ra khỏi biên chế từ những năm 70 của thế kỷ trước thì tới tận thời điểm hiện tại - nghĩa là hơn 70 năm kể từ khi ra đời, máy bay chiến đấu MiG-15 vẫn tiếp tục được sử dụng trong biên chế không quân của hai quốc gia. Nguồn ảnh: Sina.
Đầu tiên là Triều Tiên, lực lượng không quân nước này hiện vẫn sử dụng một lượng lớn chiến đấu cơ MiG-15 trong biên chế để phục vụ mục đích huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, xét một cách chính xác thì Triều Tiêu chỉ sở hữu bốn tiêm kích MiG-15 đúng nghĩa do Liên Xô sản xuất. Số còn lại bao gồm 30 chiếc tiêm kích Shenyang FT-2 được Trung Quốc viện trợ cho nước này trong quá khứ là bản cải biên từ mẫu MiG-15UTI. Nguồn ảnh: Sina.
Toàn bộ 34 chiến đấu cơ MiG-15 được Triều Tiên sử dụng đều chỉ phục vụ cho mục đích huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.
Trong chiến tranh Triều Tiên, những tiêm kích MiG-15 ở Triều Tiên đã lập được rất nhiều chiến công khi bắn hạ nhiều chiến đấu cơ F-86 Sabre của Không quân Mỹ trong những trận không chiến sòng phẳng. Nguồn ảnh: Sina.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh cho nữ phi công tiêm kích của Không quân Triều Tiên bên cạnh chiếc chiến đấu cơ MiG-15. Nguồn ảnh: Sina.
Quốc gia thứ hai được cho là còn sử dụng tiêm kích MiG-15 trong biên chế của lực lượng không quân là Guinea-Bissau, một quốc gia nhỏ bé nằm ở châu Phi và là một trong những nước nhỏ nhất châu lục này. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho biết, Guinea-Bissau tới nay đã không còn sử dụng loại chiến đấu cơ này trong biên chế mà chỉ có duy nhất một chiếc trực thăng Mi-8, toàn bộ dàn MiG-15, MiG-17 và MiG-21 đều được cho là không còn khả năng bay. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, trên thế giới còn có nhiều chiếc MiG-15 khác vẫn tiếp tục được bảo quản tốt trong tay những nhà sưu tập tư nhân. Thậm chí, nhiều chiếc MiG-15 vẫn còn được rao bán trên mạng internet công khai với giá rất phải chăng. Nguồn ảnh: Sina.
Trong nhiều triển lãm hàng không tên tuổi, tiêm kích MiG-15 vẫn tiếp tục xuất hiện để biểu diễn, như cách dòng tiêm kích một động cơ này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình ở thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh chiến đấu cơ MiG-15 tới giờ vẫn tiếp tục bay trình diễn bất chấp tuổi tác.