Lục quân Mỹ là lực lượng luôn sẵn sàng thực hiện các hoạt động chiến đấu ở hầu hết mọi nơi trên toàn cầu. Tuy nhiên, với xe tăng Abrams nặng 67 tấn và xe chiến đấu bộ binh Bradley nặng 40 tấn, Lục quân Mỹ không thể sử dụng chúng để vượt qua những vùng nước rộng lớn. Ảnh: Department of Defense.Mặc dù lực lượng này được trang bị nhiều loại thiết bị bắc cầu có khả năng xây dựng những cây cầu tạm thời bắc qua chiến hào và sông, nhưng các chướng ngại vật dưới nước rộng hơn 300m thường nằm ngoài khả năng của hầu hết các đơn vị quân đội. Trong khi Thủy quân Lục chiến có tàu đổ bộ và tàu thủy phi cơ để di chuyển thì Lục quân Mỹ không có phương tiện nào như vậy. Ảnh: Wikipedia.Một giải pháp đã được đưa ra từ Thế chiến 2 là biên chế cho Lục quân Mỹ một lực lượng hải quân quy mô nhỏ. Hiện Lục quân Mỹ được trang bị những chiếc thủy phi cơ (AWS), cho phép họ dễ dàng vượt qua những chướng ngại vật dưới nước. Ảnh: Reddit.Hiện nay, tổng số tàu trong biên chế của Lục quân Mỹ lên tới 132 chiếc, bao gồm các tàu hỗ trợ hậu cần cỡ tàu khu trục nhỏ, tàu đổ bộ có khả năng vận chuyển xe tăng và tàu kéo. Ảnh: Popular Mechanics.Phần lớn nhất của hạm đội Lục quân Mỹ là tàu vận tải. Nhiều nhất trong số đó là tám tàu hỗ trợ hậu cần (LSV) lớp General Frank S. Besson, với chiều dài hơn 100m và lượng giãn nước 4.000 tấn, mỗi chiếc có kích thước bằng một tàu khu trục của Hải quân. Ảnh: Captain.Mỗi LSV có thể chở tới 2.000 tấn hàng hóa, tương đương với 21 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams hoặc 50 container xếp chồng lên nhau. Chiếc tàu này có thể hoạt động trong phạm vi gần 10.000 km. Ảnh: Defense News.Xếp tiếp theo là tàu đổ bộ (LCU) của Lục quân. LCU cho phép Quân đội Mỹ di chuyển binh lính và thiết bị vào các khu vực có địa hình khó khăn, hoặc các càng biển bị hư hại trong chiến đấu. Ảnh: Wikipedia Commons.Lục quân Mỹ sở hữu 31 chiếc LCU-2000, có chiều dài hơn 40m và có thể chở tới 170 tấn hàng hóa. LCU-2000, có thời điểm có thể chở tối đa ba xe tăng, nhưng trọng lượng ngày càng tăng của xe tăng M1A2 Abrams đồng nghĩa với việc những chiếc thuyền này chỉ có thể chở được hai xe tăng cùng một lúc. Ảnh: Wikipedia.Một phương tiện vận chuyển khác là Tàu hỗ trợ cơ động (hạng nhẹ) mới, đang thay thế chiếc LCM-8 cũ có từ thời chiến tranh tại Việt Nam. Lục quân Mỹ có kế hoạch mua 36 chiếc MSV-L, mỗi chiếc có thể chở tối đa một xe tăng Abrams. Ảnh: Navy.mil.Ngoài ra, Lục quân Mỹ còn có một số lượng tàu nhỏ được thiết kế để đóng vai trò kết nối giữa các tàu chở hàng có tên gọi là “Ro-Ros”, được đặt tên theo khả năng cho phép xe tăng và xe bọc thép di chuyển trực tiếp lên xuống tàu và bờ biển. Ảnh: TradeWinds.Ro-Ros là những con tàu khổng lồ dài tới 250m và độ mớn nước lớn khiến chúng không thể tiến sát bờ biển để dỡ hàng. Trong trường hợp điều đó xảy ra, các tàu kéo, tàu derrick và phà của Lục quân sẵn sàng làm đường đắp nổi từ tàu vào bờ, cho phép các phương tiện trên tàu vận tải đi qua. Ảnh: Forbes.Lục quân Mỹ có thể sử dụng những chiếc tàu để hỗ trợ lực lượng của mình trong những kịch bản xung đột có thể xảy ra. Các tàu như LCU-2000 và MSV-L có thể nhanh chóng chất hàng lên các cảng, sau đó hỗ trợ lực lượng tấn công đường biển, tiếp tế đổ bộ và các phương tiện hạng nặng như xe chiến đấu M10 Booker. Ảnh: Army.mil.Quy mô hạm đội hải quân của Lục quân Mỹ có thể sánh ngang với nhiều lực lượng hải quân trên thế giới. Là lực lượng quân sự số một thế giới, vì vậy không ngạc nhiên gì khi Lục quân Mỹ là lực lượng sở hữu hạm đội hải quân lớn nhất hiện nay. Ảnh: Marine Corps Times.
Lục quân Mỹ là lực lượng luôn sẵn sàng thực hiện các hoạt động chiến đấu ở hầu hết mọi nơi trên toàn cầu. Tuy nhiên, với xe tăng Abrams nặng 67 tấn và xe chiến đấu bộ binh Bradley nặng 40 tấn, Lục quân Mỹ không thể sử dụng chúng để vượt qua những vùng nước rộng lớn. Ảnh: Department of Defense.
Mặc dù lực lượng này được trang bị nhiều loại thiết bị bắc cầu có khả năng xây dựng những cây cầu tạm thời bắc qua chiến hào và sông, nhưng các chướng ngại vật dưới nước rộng hơn 300m thường nằm ngoài khả năng của hầu hết các đơn vị quân đội. Trong khi Thủy quân Lục chiến có tàu đổ bộ và tàu thủy phi cơ để di chuyển thì Lục quân Mỹ không có phương tiện nào như vậy. Ảnh: Wikipedia.
Một giải pháp đã được đưa ra từ Thế chiến 2 là biên chế cho Lục quân Mỹ một lực lượng hải quân quy mô nhỏ. Hiện Lục quân Mỹ được trang bị những chiếc thủy phi cơ (AWS), cho phép họ dễ dàng vượt qua những chướng ngại vật dưới nước. Ảnh: Reddit.
Hiện nay, tổng số tàu trong biên chế của Lục quân Mỹ lên tới 132 chiếc, bao gồm các tàu hỗ trợ hậu cần cỡ tàu khu trục nhỏ, tàu đổ bộ có khả năng vận chuyển xe tăng và tàu kéo. Ảnh: Popular Mechanics.
Phần lớn nhất của hạm đội Lục quân Mỹ là tàu vận tải. Nhiều nhất trong số đó là tám tàu hỗ trợ hậu cần (LSV) lớp General Frank S. Besson, với chiều dài hơn 100m và lượng giãn nước 4.000 tấn, mỗi chiếc có kích thước bằng một tàu khu trục của Hải quân. Ảnh: Captain.
Mỗi LSV có thể chở tới 2.000 tấn hàng hóa, tương đương với 21 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams hoặc 50 container xếp chồng lên nhau. Chiếc tàu này có thể hoạt động trong phạm vi gần 10.000 km. Ảnh: Defense News.
Xếp tiếp theo là tàu đổ bộ (LCU) của Lục quân. LCU cho phép Quân đội Mỹ di chuyển binh lính và thiết bị vào các khu vực có địa hình khó khăn, hoặc các càng biển bị hư hại trong chiến đấu. Ảnh: Wikipedia Commons.
Lục quân Mỹ sở hữu 31 chiếc LCU-2000, có chiều dài hơn 40m và có thể chở tới 170 tấn hàng hóa. LCU-2000, có thời điểm có thể chở tối đa ba xe tăng, nhưng trọng lượng ngày càng tăng của xe tăng M1A2 Abrams đồng nghĩa với việc những chiếc thuyền này chỉ có thể chở được hai xe tăng cùng một lúc. Ảnh: Wikipedia.
Một phương tiện vận chuyển khác là Tàu hỗ trợ cơ động (hạng nhẹ) mới, đang thay thế chiếc LCM-8 cũ có từ thời chiến tranh tại Việt Nam. Lục quân Mỹ có kế hoạch mua 36 chiếc MSV-L, mỗi chiếc có thể chở tối đa một xe tăng Abrams. Ảnh: Navy.mil.
Ngoài ra, Lục quân Mỹ còn có một số lượng tàu nhỏ được thiết kế để đóng vai trò kết nối giữa các tàu chở hàng có tên gọi là “Ro-Ros”, được đặt tên theo khả năng cho phép xe tăng và xe bọc thép di chuyển trực tiếp lên xuống tàu và bờ biển. Ảnh: TradeWinds.
Ro-Ros là những con tàu khổng lồ dài tới 250m và độ mớn nước lớn khiến chúng không thể tiến sát bờ biển để dỡ hàng. Trong trường hợp điều đó xảy ra, các tàu kéo, tàu derrick và phà của Lục quân sẵn sàng làm đường đắp nổi từ tàu vào bờ, cho phép các phương tiện trên tàu vận tải đi qua. Ảnh: Forbes.
Lục quân Mỹ có thể sử dụng những chiếc tàu để hỗ trợ lực lượng của mình trong những kịch bản xung đột có thể xảy ra. Các tàu như LCU-2000 và MSV-L có thể nhanh chóng chất hàng lên các cảng, sau đó hỗ trợ lực lượng tấn công đường biển, tiếp tế đổ bộ và các phương tiện hạng nặng như xe chiến đấu M10 Booker. Ảnh: Army.mil.
Quy mô hạm đội hải quân của Lục quân Mỹ có thể sánh ngang với nhiều lực lượng hải quân trên thế giới. Là lực lượng quân sự số một thế giới, vì vậy không ngạc nhiên gì khi Lục quân Mỹ là lực lượng sở hữu hạm đội hải quân lớn nhất hiện nay. Ảnh: Marine Corps Times.