Theo thông tin được Tạp chí Quốc phòng Ukraine vừa đăng tải, lực lượng pháo binh của nước này dường như đang sử dụng đạn tăng tầm cho lựu pháo M777, bất chấp việc Mỹ đã tháo bớt máy tính toán đường đạn cho M777 trước khi chuyển cho Ukraine.Trên kênh Telegram chính thức của Tạp chí Quốc phòng Ukraine, thậm chí còn đăng tải một bức ảnh về hộp đựng đạn pháo tăng tầm dành cho pháo M777.Việc sử dụng đạn pháo tăng tầm cho M777 trong khi không được trang bị máy tính toán đường đạn, sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về độ chính xác.Cụ thể, viên đạn pháo tăng tầm của pháo M777 sẽ được trang bị cánh dẫn hướng, được nạp đường bay vào từng viên đạn trước khi khai hoả, sau đó, hệ thống dẫn đường kết hợp với các cánh điều hướng, sẽ đưa viên đạn tới đúng mục tiêu định trước.Theo thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải cách đây nhiều tháng, pháo M777 khi được nước này viện trợ cho Ukraine, sẽ không được trang bị hệ thống máy tính toán đường đạn - để tránh việc để rơi những thuật toán độc quyền của NATO vào tay Nga, trong trường hợp loại vũ khí này bị tịch thu làm chiến lợi phẩm.Mặc dù vậy, cách mà Ukraine tiếp cận với vũ khí phương Tây, luôn làm thế giới bất ngờ. Ví dụ như cách đây ít ngày, khi Không quân Ukraine đã công bố video phóng được tên lửa AGM-88 của Mỹ từ tiêm kích MiG-29 - một điều mà các chuyên gia cho rằng không tưởng.Loại đạn tăng tầm phổ biến nhất của lựu pháo M777 là XM982. Với loại đạn này, tầm bắn của M777 lên tới 40 km, kèm theo đó là độ chính xác cực cao do có hệ thống dẫn đường bằng GPS.Lựu pháo M777 là một trong những thứ vũ khí hạng nặng đầu tiên được Mỹ và phương Tây gửi tới Ukraine, ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine.Cho tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine 108 khẩu pháo M777, Canada gửi 4 khẩu, Australia 6 khẩu, kèm theo đó là một lượng lớn đạn dược.Tờ CBC của Canada cho biết, tuổi thọ của nòng pháo M777 chỉ chịu được khoảng 2500 phát bắn trước khi phải thay nòng. Với cường độ chiến đấu ở Ukraine hiện tại, Ukraine sẽ sớm cần nhiều nòng pháo thay thế cho pháo M777 trước khi chúng đồng loạt cần đại tu.Hiện tại, mới chỉ Canada hứa sẽ viện trợ cho Ukraine 10 nòng pháo M777, Mỹ - quốc gia viện trợ cho Ukraine số lượng pháo M777 nhiều nhất, vẫn chưa lên tiếng về việc "thay nòng" cho dàn vũ khí viện trợ của mình.
Theo thông tin được Tạp chí Quốc phòng Ukraine vừa đăng tải, lực lượng pháo binh của nước này dường như đang sử dụng đạn tăng tầm cho lựu pháo M777, bất chấp việc Mỹ đã tháo bớt máy tính toán đường đạn cho M777 trước khi chuyển cho Ukraine.
Trên kênh Telegram chính thức của Tạp chí Quốc phòng Ukraine, thậm chí còn đăng tải một bức ảnh về hộp đựng đạn pháo tăng tầm dành cho pháo M777.
Việc sử dụng đạn pháo tăng tầm cho M777 trong khi không được trang bị máy tính toán đường đạn, sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về độ chính xác.
Cụ thể, viên đạn pháo tăng tầm của pháo M777 sẽ được trang bị cánh dẫn hướng, được nạp đường bay vào từng viên đạn trước khi khai hoả, sau đó, hệ thống dẫn đường kết hợp với các cánh điều hướng, sẽ đưa viên đạn tới đúng mục tiêu định trước.
Theo thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải cách đây nhiều tháng, pháo M777 khi được nước này viện trợ cho Ukraine, sẽ không được trang bị hệ thống máy tính toán đường đạn - để tránh việc để rơi những thuật toán độc quyền của NATO vào tay Nga, trong trường hợp loại vũ khí này bị tịch thu làm chiến lợi phẩm.
Mặc dù vậy, cách mà Ukraine tiếp cận với vũ khí phương Tây, luôn làm thế giới bất ngờ. Ví dụ như cách đây ít ngày, khi Không quân Ukraine đã công bố video phóng được tên lửa AGM-88 của Mỹ từ tiêm kích MiG-29 - một điều mà các chuyên gia cho rằng không tưởng.
Loại đạn tăng tầm phổ biến nhất của lựu pháo M777 là XM982. Với loại đạn này, tầm bắn của M777 lên tới 40 km, kèm theo đó là độ chính xác cực cao do có hệ thống dẫn đường bằng GPS.
Lựu pháo M777 là một trong những thứ vũ khí hạng nặng đầu tiên được Mỹ và phương Tây gửi tới Ukraine, ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine.
Cho tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine 108 khẩu pháo M777, Canada gửi 4 khẩu, Australia 6 khẩu, kèm theo đó là một lượng lớn đạn dược.
Tờ CBC của Canada cho biết, tuổi thọ của nòng pháo M777 chỉ chịu được khoảng 2500 phát bắn trước khi phải thay nòng. Với cường độ chiến đấu ở Ukraine hiện tại, Ukraine sẽ sớm cần nhiều nòng pháo thay thế cho pháo M777 trước khi chúng đồng loạt cần đại tu.
Hiện tại, mới chỉ Canada hứa sẽ viện trợ cho Ukraine 10 nòng pháo M777, Mỹ - quốc gia viện trợ cho Ukraine số lượng pháo M777 nhiều nhất, vẫn chưa lên tiếng về việc "thay nòng" cho dàn vũ khí viện trợ của mình.