Bên cạnh những loại vũ khí quen thuộc hiện vẫn đang được Quân đội ta sử dụng hoặc niêm cất dài hạn như xe thiết giáp chở quân M113, các loại xe tăng chiến đấu M41 hay M48, súng bộ binh, xe vận tải... thì ta còn thu giữ được từ quân đội ngụy Sài Gòn số lượng lớn máy bay quân sự các loại. Nguồn ảnh: Wikipedia.Đáng chú ý trong đó có thể kể tới như tiêm kích F-5, cường kích A-37, trực thăng UH-1, vận tải cơ C-130 đã phát huy vai trò rất tích cực trong chiến tranh biên giới Tây Nam khi giáng cho tập đoàn diệt chủng Pol Pot những đòn đánh chí tử. Nguồn ảnh: Enthusiast Page.Ngoài số máy bay trên, trong danh sách chiến lợi phẩm mà chúng ta thu giữ được còn có một số chủng loại đặc biệt với số lượng ít hơn mà C-7 Caribou là một ví dụ. Nguồn ảnh: and5.org.Trong hình là bức ảnh của phóng viên Nguyễn Xuân Át chụp tại căn cứ không quân Đà Nẵng thời điểm tháng 3/1975, có thể nhìn thấy rất rõ phía sau chiến sĩ Quân giải phóng là 2 máy bay vận tải hạng nhẹ C-7 Caribou. Nguồn ảnh: Nguyễn Xuân Át.Những chiếc vận tải cơ này được cho là thuộc biên chế một phi đoàn vận tải chiến thuật của quân đội ngụy Sài Gòn hoạt động tại Đà Nẵng, chúng bị thu giữ trong tình trạng nguyên vẹn, các thông số kỹ chiến thuật đều ở mức lý tưởng. Nguồn ảnh: Clerk's Diary.Máy bay vận tải hạng nhẹ C-7 Caribou được phát triển dựa trên máy bay vận tải de Havilland Canada DHC-4 Caribou, là một loại máy bay vận tải chuyên dùng có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn (STOL) do Canada thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: WordPress.com.C-7 Caribou cất cánh lần đầu tiên vào năm 1958, chính thức được đưa vào trang bị năm 1961. Mặc dù hầu như C-7 Caribou không còn được sử dụng trong các hoạt động quân sự nữa nhưng một số ít vẫn "tại ngũ" nhờ ưu điểm độ bền cao. Trong ảnh là một phi đội C-7 của Mỹ hoạt động tại Buôn Mê Thuột trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: C-7acaribou.comDòng máy bay vận tải hạng nhẹ này ncó chiều dài 22,12 m; sải cánh 29,13 m; chiều cao 9,65 m; trọng lượng rỗng 7.675 kg, trọng lượng có tải 12.927 kg. Nguồn ảnh: Command Museum.C-7 Caribou được trang bị 2 động cơ Pratt and Whitney R-2000-7M2 có công suất 1.450 mã lực (1.081 kW) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 348 km/h, vận tốc hành trình 291 km/h, trần bay 7.600 m, tầm bay 2.060 km. Nguồn ảnh: ADF Serials.Trong chiến tranh Việt Nam, chiếc C-7 Caribou thường được sử dụng để tiếp tế cho các tiền đồn, căn cứ biệt kích trong rừng sâu, nơi mà C-130 không thể tiếp cận được. Nguồn ảnh: Christopher Gaynor.Mời độc giả xem video: C-7 Caribou hoạt động trong biên chế Quân đội Mỹ trong đầu những năm 1960. (nguồn Caribou)
Bên cạnh những loại vũ khí quen thuộc hiện vẫn đang được Quân đội ta sử dụng hoặc niêm cất dài hạn như xe thiết giáp chở quân M113, các loại xe tăng chiến đấu M41 hay M48, súng bộ binh, xe vận tải... thì ta còn thu giữ được từ quân đội ngụy Sài Gòn số lượng lớn máy bay quân sự các loại. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Đáng chú ý trong đó có thể kể tới như tiêm kích F-5, cường kích A-37, trực thăng UH-1, vận tải cơ C-130 đã phát huy vai trò rất tích cực trong chiến tranh biên giới Tây Nam khi giáng cho tập đoàn diệt chủng Pol Pot những đòn đánh chí tử. Nguồn ảnh: Enthusiast Page.
Ngoài số máy bay trên, trong danh sách chiến lợi phẩm mà chúng ta thu giữ được còn có một số chủng loại đặc biệt với số lượng ít hơn mà C-7 Caribou là một ví dụ. Nguồn ảnh: and5.org.
Trong hình là bức ảnh của phóng viên Nguyễn Xuân Át chụp tại căn cứ không quân Đà Nẵng thời điểm tháng 3/1975, có thể nhìn thấy rất rõ phía sau chiến sĩ Quân giải phóng là 2 máy bay vận tải hạng nhẹ C-7 Caribou. Nguồn ảnh: Nguyễn Xuân Át.
Những chiếc vận tải cơ này được cho là thuộc biên chế một phi đoàn vận tải chiến thuật của quân đội ngụy Sài Gòn hoạt động tại Đà Nẵng, chúng bị thu giữ trong tình trạng nguyên vẹn, các thông số kỹ chiến thuật đều ở mức lý tưởng. Nguồn ảnh: Clerk's Diary.
Máy bay vận tải hạng nhẹ C-7 Caribou được phát triển dựa trên máy bay vận tải de Havilland Canada DHC-4 Caribou, là một loại máy bay vận tải chuyên dùng có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn (STOL) do Canada thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: WordPress.com.
C-7 Caribou cất cánh lần đầu tiên vào năm 1958, chính thức được đưa vào trang bị năm 1961. Mặc dù hầu như C-7 Caribou không còn được sử dụng trong các hoạt động quân sự nữa nhưng một số ít vẫn "tại ngũ" nhờ ưu điểm độ bền cao. Trong ảnh là một phi đội C-7 của Mỹ hoạt động tại Buôn Mê Thuột trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: C-7acaribou.com
Dòng máy bay vận tải hạng nhẹ này ncó chiều dài 22,12 m; sải cánh 29,13 m; chiều cao 9,65 m; trọng lượng rỗng 7.675 kg, trọng lượng có tải 12.927 kg. Nguồn ảnh: Command Museum.
C-7 Caribou được trang bị 2 động cơ Pratt and Whitney R-2000-7M2 có công suất 1.450 mã lực (1.081 kW) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 348 km/h, vận tốc hành trình 291 km/h, trần bay 7.600 m, tầm bay 2.060 km. Nguồn ảnh: ADF Serials.
Trong chiến tranh Việt Nam, chiếc C-7 Caribou thường được sử dụng để tiếp tế cho các tiền đồn, căn cứ biệt kích trong rừng sâu, nơi mà C-130 không thể tiếp cận được. Nguồn ảnh: Christopher Gaynor.
Mời độc giả xem video: C-7 Caribou hoạt động trong biên chế Quân đội Mỹ trong đầu những năm 1960. (nguồn Caribou)