Đây là động thái đáng ngạc nhiên khi, mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Ankara về việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Do đó, các lệnh trừng phạt đã được áp đặt đối với những người đứng đầu tổ hợp công nghiệp-quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, và dự án sản xuất và mua chiến đấu cơ F-35 đã bị đóng băng.Tuy nhiên, hiện nay đang xuất hiện thông tin về thương vụ mua F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, ước tính lên tới hàng tỷ USD. Tuy nhiên, thông tin này vẫn đang được điều tra bởi Bộ Ngoại giao Mỹ và cơ quan chính phủ liên quan, là một phần của Lầu Năm Góc.Ngay cả khi cơ quan này chấp thuận thỏa thuận, nó có thể bị chặn bởi Quốc hội Mỹ. Các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ đang kêu gọi chính quyền Washington gây áp lực lên Ankara, để Thổ Nhĩ Kỳ không dùng hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.Hồi cuối tháng 9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không loại trừ khả năng Ankara bắt đầu hợp tác với Moscow trong một số lĩnh vực, bao gồm đóng tàu chiến và phát triển máy bay chiến đấu.Như đã thông tin, trong gần ba năm qua, các thành viên của Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn các hợp đồng mua bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Lý do là giống nhau, đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.Số lượng chính xác các hợp đồng bị phong tỏa không được tiết lộ, nhưng có ít nhất hai hợp đồng lớn. Một trong những hợp đồng này liên quan đến việc hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-16. Thông tin này sau đó được ấn bản Defense News của Mỹ xác nhận.Sau đó, ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỹ phát đi tín hiệu rằng, những hành động như vậy có thể hủy hoại quan hệ giữa các nhà thầu và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu tìm kiếm đối tác mới.Trước đó, Mỹ đã sử dụng các biện pháp tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1975, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp. Mỹ sau đó đã đình chỉ việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ trong ba năm.Lý do Thổ Nhĩ Kỳ hiện không được Mỹ bàn giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II, là do Ankara quyết định mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga cách đây 3 năm. Điều này đã gây ra sự bất mãn ở cả Mỹ và các nước thành viên NATO.Mặc dù NATO phần nào vẫn bị cô lập khỏi tranh chấp và thận trọng hơn trong các tuyên bố của mình; nhưng Mỹ đã có hành động quyết đoán và trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dự án sản xuất và phân phối máy bay F-35.Ngoài việc tước đi cơ hội tiếp nhận máy bay chiến đấu mới của Ankara, điều này còn dẫn đến các lệnh trừng phạt kinh tế từ Washington với Thổ Nhĩ Kỳ, khiến tình hình càng thêm trầm trọng.Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ các hệ thống phòng không của Nga, được mô tả là tốt nhất thế giới vào thời điểm hiện tại; các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng, mức giá mà họ được đề nghị mua S-400 thấp hơn nhiều, so với mức giá mà Washington đưa ra cho hệ thống Patriots của mình.Tình hình thậm chí còn phức tạp hơn, và cơ hội mua máy bay chiến đấu F-16 mới và hiện đại hóa đội bay hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ đang giảm dần, khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận chỉ vài ngày trước rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua lô S-400 thứ hai của Nga.Lý giải về việc mua vũ khí Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ không thấy vấn đề gì khi sử dụng hệ thống phòng không S-400 của Nga. Theo các nhà phân tích quân sự, lý do Thổ Nhĩ Kỳ quay sang Nga là do chi phí cao của các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.Thực tế hệ thống phòng không Patriot đã thất bại trong việc ngăn chặn tên lửa trong hai năm qua ở Iraq và Ả Rập Saudi. Họ liên tục bị tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu trong Vùng Xanh của Baghdad, và vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào nhà máy lọc dầu Aramco ở Ả Rập Xê Út, nhưng hệ thống Patriot không thể đánh chặn tất cả các tên lửa.Mỹ tuyên bố rằng, hệ thống phòng không S-400 của Nga không thể đứng “dưới dưới một ngọn cờ” với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II; vì hai loại vũ khí này hoàn toàn không tương thích, do F-16 sử dụng đường liên kết dữ liệu Link16. Đường liên kết dữ liệu Link16 là đường thông tin liên lạc tiêu chuẩn của khối NATO và phương Tây. Theo Washington, thông qua S-400, người Nga sẽ có thể truy cập dữ liệu nhạy cảm về công nghệ tàng hình và hệ thống điện tử hàng không, của những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của họ.Giới quân sự cho rằng, hệ thống phòng không S-400 của Nga có khả năng đánh chặn máy bay tàng hình và đối phó với chúng thành công hơn bất kỳ hệ thống phòng không nào trên thế giới.Hiện nay Nga đã nâng cấp bộ phận tên lửa phòng không của mình với hệ thống này và gần đây đã bắt đầu trang bị cho mình hệ thống phòng không S-500 mới nhất, được cho là có thể chống lại tên lửa siêu thanh hoặc tấn công vệ tinh ở quỹ đạo thấp quanh Trái đất. Hệ thống phòng không "tối thượng" S-400 của Nga.2 Files1- MP4 File 15.19 MB
2- MP4 File 15.19 MB
Đây là động thái đáng ngạc nhiên khi, mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Ankara về việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Do đó, các lệnh trừng phạt đã được áp đặt đối với những người đứng đầu tổ hợp công nghiệp-quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, và dự án sản xuất và mua chiến đấu cơ F-35 đã bị đóng băng.
Tuy nhiên, hiện nay đang xuất hiện thông tin về thương vụ mua F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, ước tính lên tới hàng tỷ USD. Tuy nhiên, thông tin này vẫn đang được điều tra bởi Bộ Ngoại giao Mỹ và cơ quan chính phủ liên quan, là một phần của Lầu Năm Góc.
Ngay cả khi cơ quan này chấp thuận thỏa thuận, nó có thể bị chặn bởi Quốc hội Mỹ. Các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ đang kêu gọi chính quyền Washington gây áp lực lên Ankara, để Thổ Nhĩ Kỳ không dùng hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Hồi cuối tháng 9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không loại trừ khả năng Ankara bắt đầu hợp tác với Moscow trong một số lĩnh vực, bao gồm đóng tàu chiến và phát triển máy bay chiến đấu.
Như đã thông tin, trong gần ba năm qua, các thành viên của Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn các hợp đồng mua bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Lý do là giống nhau, đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Số lượng chính xác các hợp đồng bị phong tỏa không được tiết lộ, nhưng có ít nhất hai hợp đồng lớn. Một trong những hợp đồng này liên quan đến việc hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-16. Thông tin này sau đó được ấn bản Defense News của Mỹ xác nhận.
Sau đó, ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỹ phát đi tín hiệu rằng, những hành động như vậy có thể hủy hoại quan hệ giữa các nhà thầu và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu tìm kiếm đối tác mới.
Trước đó, Mỹ đã sử dụng các biện pháp tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1975, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp. Mỹ sau đó đã đình chỉ việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ trong ba năm.
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ hiện không được Mỹ bàn giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II, là do Ankara quyết định mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga cách đây 3 năm. Điều này đã gây ra sự bất mãn ở cả Mỹ và các nước thành viên NATO.
Mặc dù NATO phần nào vẫn bị cô lập khỏi tranh chấp và thận trọng hơn trong các tuyên bố của mình; nhưng Mỹ đã có hành động quyết đoán và trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dự án sản xuất và phân phối máy bay F-35.
Ngoài việc tước đi cơ hội tiếp nhận máy bay chiến đấu mới của Ankara, điều này còn dẫn đến các lệnh trừng phạt kinh tế từ Washington với Thổ Nhĩ Kỳ, khiến tình hình càng thêm trầm trọng.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ các hệ thống phòng không của Nga, được mô tả là tốt nhất thế giới vào thời điểm hiện tại; các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng, mức giá mà họ được đề nghị mua S-400 thấp hơn nhiều, so với mức giá mà Washington đưa ra cho hệ thống Patriots của mình.
Tình hình thậm chí còn phức tạp hơn, và cơ hội mua máy bay chiến đấu F-16 mới và hiện đại hóa đội bay hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ đang giảm dần, khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận chỉ vài ngày trước rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua lô S-400 thứ hai của Nga.
Lý giải về việc mua vũ khí Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ không thấy vấn đề gì khi sử dụng hệ thống phòng không S-400 của Nga. Theo các nhà phân tích quân sự, lý do Thổ Nhĩ Kỳ quay sang Nga là do chi phí cao của các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Thực tế hệ thống phòng không Patriot đã thất bại trong việc ngăn chặn tên lửa trong hai năm qua ở Iraq và Ả Rập Saudi. Họ liên tục bị tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu trong Vùng Xanh của Baghdad, và vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào nhà máy lọc dầu Aramco ở Ả Rập Xê Út, nhưng hệ thống Patriot không thể đánh chặn tất cả các tên lửa.
Mỹ tuyên bố rằng, hệ thống phòng không S-400 của Nga không thể đứng “dưới dưới một ngọn cờ” với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II; vì hai loại vũ khí này hoàn toàn không tương thích, do F-16 sử dụng đường liên kết dữ liệu Link16.
Đường liên kết dữ liệu Link16 là đường thông tin liên lạc tiêu chuẩn của khối NATO và phương Tây. Theo Washington, thông qua S-400, người Nga sẽ có thể truy cập dữ liệu nhạy cảm về công nghệ tàng hình và hệ thống điện tử hàng không, của những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của họ.
Giới quân sự cho rằng, hệ thống phòng không S-400 của Nga có khả năng đánh chặn máy bay tàng hình và đối phó với chúng thành công hơn bất kỳ hệ thống phòng không nào trên thế giới.
Hiện nay Nga đã nâng cấp bộ phận tên lửa phòng không của mình với hệ thống này và gần đây đã bắt đầu trang bị cho mình hệ thống phòng không S-500 mới nhất, được cho là có thể chống lại tên lửa siêu thanh hoặc tấn công vệ tinh ở quỹ đạo thấp quanh Trái đất.
Hệ thống phòng không "tối thượng" S-400 của Nga.
2 Files
1- MP4 File 15.19 MB
2- MP4 File 15.19 MB