Theo đó ít ai biết rằng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hải quân Pháp từng sở hữu một tàu ngầm tuần dương và đây cũng là tàu ngầm lớn nhất từng được nước này chế tạo. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Là loại tàu ngầm tuần dương duy nhất được Pháp sản xuất. Quá trình đóng mới tàu ngầm Surcouf bắt đầu từ năm 1926 và tàu được hạ thuỷ sau đó ba năm. Tới năm 1934 tàu được gia nhập biên chế hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Do có chi phí đóng mới quá lớn và giá thành vận hành đắt đỏ, chỉ duy nhất một tàu ngầm tuần dương loại này được đóng mới. So với các tàu ngầm thời bấy giờ vốn chỉ có độ giãn nước tối đa khoảng 2.000 tấn thì Surcouf lớn hơn gấp đôi. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Tàu ngầm Surcouf có độ giãn nước khi lặn là 4.370 tấn, khi nổi là 3.200 tấn. Tàu có chiều dài lên tới 110 mét, rộng 9 mét, mớm nước tối đa khi nổi là 7,25 mét. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Khi nổi, tàu sử dụng động cơ diesel có công suất 7600 mã lực. Hệ thống pin dự phòng cung cấp công suất 3400 sức ngựa, cho phép tàu di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 10 hải lý giờ - tương đương 19 km/h khi lặn và 18 hải lý giờ - tương đương với 34 km/h khi nổi. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Điểm dễ nhận biết nhất trên tàu đó là hai khẩu hải pháo cỡ lớn, đây cũng là hai khẩu hải pháo lớn nhất từng xuất hiện trên tàu ngầm với cỡ nòng 8 inches - tương đương với 203mm. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Loại pháo này được Hải quân Pháp thiết kế từ năm 1924, có sơ tốc đầu nòng tối đa 850 mét và tầm bắn tối đa lên tới 31 km. Vào thời điểm mà tên lửa chưa ra đời, tầm bắn này là cực kỳ xa, đủ giúp Surcouf đối đầu với nhiều loại tàu chiến, khu trục hạm cỡ nhỏ cùng đời. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Ngoài ra, hoả lực của tàu còn bao gồm 2 khẩu pháo 37mm và 8 khẩu 13,2mm làm nhiệm vụ phòng không. Giống như mọi tàu ngầm khác, Surcouf cũng được trang bị hệ thống ống phóng lôi nhưng hệ thống của nó có nhiều điểm khá đặc biệt. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Cụ thể, Surcouf có 8 ống phóng lôi cỡ 550mm ở phía trước mũi. Tuy nhiên ở phía sau, 4 ống phóng lôi của nó lại có kích thước hoàn toàn khác - chỉ 400mm. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Thậm chí trên tàu còn có một nhà để máy bay và nó có thể mang theo được một thuỷ phi cơ loại Besson MB411 làm nhiệm vụ bay chỉ điểm cho khẩu pháo 203mm khai hoả chính xác ở tầm xa tối đa. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Đêm 18 rạng sáng 19/2/1942, tàu ngầm Surcouf chìm không rõ tung tích ngoài khơi vùng biển Caribean. Nhiều nguyên nhân đã được phỏng đoán trong đó có nguyên nhân đáng tin cậy nhất được cho là Surcouf đã va chạm với một tàu hàng của Mỹ, trong nỗ lực cứu tàu toàn bộ thuỷ thủ đã chìm theo con tàu xấu số này. Nguồn ảnh: Warhistoryonline. Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới hiện nay không mang quốc tịch Mỹ đang phục vụ Hải quân Pháp.
Theo đó ít ai biết rằng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hải quân Pháp từng sở hữu một tàu ngầm tuần dương và đây cũng là tàu ngầm lớn nhất từng được nước này chế tạo. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Là loại tàu ngầm tuần dương duy nhất được Pháp sản xuất. Quá trình đóng mới tàu ngầm Surcouf bắt đầu từ năm 1926 và tàu được hạ thuỷ sau đó ba năm. Tới năm 1934 tàu được gia nhập biên chế hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Do có chi phí đóng mới quá lớn và giá thành vận hành đắt đỏ, chỉ duy nhất một tàu ngầm tuần dương loại này được đóng mới. So với các tàu ngầm thời bấy giờ vốn chỉ có độ giãn nước tối đa khoảng 2.000 tấn thì Surcouf lớn hơn gấp đôi. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tàu ngầm Surcouf có độ giãn nước khi lặn là 4.370 tấn, khi nổi là 3.200 tấn. Tàu có chiều dài lên tới 110 mét, rộng 9 mét, mớm nước tối đa khi nổi là 7,25 mét. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Khi nổi, tàu sử dụng động cơ diesel có công suất 7600 mã lực. Hệ thống pin dự phòng cung cấp công suất 3400 sức ngựa, cho phép tàu di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 10 hải lý giờ - tương đương 19 km/h khi lặn và 18 hải lý giờ - tương đương với 34 km/h khi nổi. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Điểm dễ nhận biết nhất trên tàu đó là hai khẩu hải pháo cỡ lớn, đây cũng là hai khẩu hải pháo lớn nhất từng xuất hiện trên tàu ngầm với cỡ nòng 8 inches - tương đương với 203mm. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Loại pháo này được Hải quân Pháp thiết kế từ năm 1924, có sơ tốc đầu nòng tối đa 850 mét và tầm bắn tối đa lên tới 31 km. Vào thời điểm mà tên lửa chưa ra đời, tầm bắn này là cực kỳ xa, đủ giúp Surcouf đối đầu với nhiều loại tàu chiến, khu trục hạm cỡ nhỏ cùng đời. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Ngoài ra, hoả lực của tàu còn bao gồm 2 khẩu pháo 37mm và 8 khẩu 13,2mm làm nhiệm vụ phòng không. Giống như mọi tàu ngầm khác, Surcouf cũng được trang bị hệ thống ống phóng lôi nhưng hệ thống của nó có nhiều điểm khá đặc biệt. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Cụ thể, Surcouf có 8 ống phóng lôi cỡ 550mm ở phía trước mũi. Tuy nhiên ở phía sau, 4 ống phóng lôi của nó lại có kích thước hoàn toàn khác - chỉ 400mm. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Thậm chí trên tàu còn có một nhà để máy bay và nó có thể mang theo được một thuỷ phi cơ loại Besson MB411 làm nhiệm vụ bay chỉ điểm cho khẩu pháo 203mm khai hoả chính xác ở tầm xa tối đa. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Đêm 18 rạng sáng 19/2/1942, tàu ngầm Surcouf chìm không rõ tung tích ngoài khơi vùng biển Caribean. Nhiều nguyên nhân đã được phỏng đoán trong đó có nguyên nhân đáng tin cậy nhất được cho là Surcouf đã va chạm với một tàu hàng của Mỹ, trong nỗ lực cứu tàu toàn bộ thuỷ thủ đã chìm theo con tàu xấu số này. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới hiện nay không mang quốc tịch Mỹ đang phục vụ Hải quân Pháp.