Khoảng 30.000 chiếc được sản xuất ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Nam Tư, xuất khẩu tới 30 quốc gia trên thế giới đã đưa dòng xe tăng T-72 trở thành một trong những chiếc tăng huyền thoại trên thế giới. Khác với thế hệ huyền thoại T-54/55 bị coi là lỗi thời, tuy ra đời những năm 1970 nhưng T-72 vẫn được coi là một chiếc xe tăng hiện đại trên thế giới với hỏa lực đủ sức tiêu diệt các xe tăng được sản xuất sau nó 20-30 năm. Nguồn ảnh: Military-TodayTất nhiên, là trên chiến trường hiện đại - nơi mà vũ khí chống tăng trở nên "khủng" hơn bao giờ hết thì T-72 vẫn bị coi là không có khả năng sống sót cao. Tuy nhiên nền tảng cơ sở của chiếc tăng là rất tốt (giáp bảo vệ, hỏa lực, cơ động..), chính vì thế rất nhiều quốc gia đã lựa chọn việc nâng cấp T-72 để sử dụng trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Military-TodayỞ Nga hiện nay, người ta rất chuộng phiên bản nâng cấp T-72B3 – đưa chiếc xe tăng này tiệm cận sức mạnh mẫu T-90. Quân đội Nga đang có kế hoạch nâng cấp hàng nghìn chiếc T-72 lên chuẩn B3 – “rẻ và tiết kiệm” hơn so với việc mua sắm T-90 có giá 4 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: Military-TodayNhiều quốc gia khác cũng thực hiện nâng cấp xe tăng T-72 theo công nghệ riêng của họ, qua đó tạo nên vô số phiên bản đặc biệt, độc đáo và có nét khác lạ so với các chương trình nâng cấp tại Nga. Điển hình là phiên bản T-72 trong ảnh – chiếc T-72M2 Moderna do Cộng hòa Czech thực hiện nâng cấp. Nguồn ảnh: Military-TodayT-72M2 Moderna được nâng cấp trên cơ sở phiên bản T-72M1 được Liên Xô cấp phép sản xuất tại Tiệp Khắc (trước 1991). Moderna nhìn rất khác phiên bản T-72 của Nga, thậm chí là hầm hố hơn rất nhiều với một khẩu pháo 20mm bố trí ở đuôi hông tháp pháo. Nguồn ảnh: Military-TodayCách bố trí giáp phản ứng nổ trên tháp pháo cũng có nét khác biệt, đây là giáp ERA DYNAS do Czech tự phát triển có thể chống chịu hiệu quả đạn xuyên giáp. Ngoài ra, chiếc tăng còn có hệ thống báo động sớm laser kết hợp đạn khói cho phép đánh lạc hướng các tên lửa chống tăng dẫn bắn laser. Nguồn ảnh: Military-TodayÍt nhất có một nguyên mẫu T-72M2 Moderna còn được trang bị tới khẩu pháo 20mm hoặc 30mm biến nó trở thành một “UFO” thật sự. Hiếm có mẫu tăng nào trên thế giới hiện nay lại có cách bố trí hỏa lực như vậy. Nguồn ảnh: Military-TodayCòn đây là gói nâng cấp M-84AB1 - phiên bản cải tiến trên cơ sở mẫu T-72 do Serbia thực hiện. Nhìn bề ngoài, M-84AB1 nhìn giống hệt T-90 của Nga. Thật vậy, gói nâng cấp trang bị các thành phần cơ bản khá giống với công nghệ của T-90. Nga đã cung cấp cho Serbia giáp phản ứng nổ Kontakt-5, hệ thống phòng vệ chủ động Shtora, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống ảnh nhiệt Agava-2. Nguồn ảnh: Military-TodayM-84AB1 trang bị khẩu pháo 2A46M 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng 9K119 Refleks qua nòng (cơ số 4-5 quả) cho phép tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở cự ly 4-5km. Nguồn ảnh: Military-TodayMột người anh em khác của M-84 là M-95 Degman được phát triển vào năm 1995 bởi Liên bang Nam Tư (sau này các nguyên mẫu nằm trong tay Croatia). Nó được phát triển trên khung gầm T-72 với giáp phản ứng nổ công nghệ mới, pháo 125mm có tốc độ bắn 8 phát/phút...Nguồn ảnh: Military-TodayLà một trong số ít các quốc gia được Liên Xô cấp phép sản xuất T-72 trong nước, Ba Lan cũng thực hiện nhiều gói nâng cấp với dòng tăng T-72. Điển hình và thành công nhất là phiên bản PT-91 Twardy được nâng cấp trên khung gầm T-72M1. PT-91 được trang bị 394 viên gạch phản ứng nổ ERAWA được quảng cáo là có thể chống lại đạn 120mm chuẩn NATO bắn từ cự ly 2.000m. Nguồn ảnh: Military-TodayĐáng chú ý, phiên bản PT-91 đã được Malaysia nhập khẩu khoảng 50 chiếc - chúng được định danh là PT-91M Pendekar trang bị động cơ 1.000 mã lực S-1000, hệ thống treo thủy khí, hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp với pháo 125mm cải tiến...Nguồn ảnh: Military-TodayNgoài T-72M2 Moderna, Czech còn thực hiện gói nâng cấp khác giành cho dòng tăng T-72 - định danh T-72M4CZ. Phiên bản nâng cấp này được đánh giá là vượt xa thế hệ T-72M1, tiệm cận với sức mạnh những chiếc xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Military-TodayT-72M4CZ được trang bị giáp phản ứng nổ DYNA được cho là chống chịu tốt các loại đạn xuyên giáp HEAT, APFSDS và HESH. Hỏa lực của nó vẫn là pháo 125mm nhưng trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực của Italy TURMS-T giúp chiếc tăng phát hiện mục tiêu trong đêm tối đến 4.200m, nhận diện cách 2.100m, tầm trinh sát ban ngày lên tới 5.000m. Đặc biệt, động cơ của T-72M4CZ dùng chung với siêu tăng Anh Challenger 2 - CV12-1000 công suất 1.200 mã lực. Nguồn ảnh: Military-Today
Khoảng 30.000 chiếc được sản xuất ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Nam Tư, xuất khẩu tới 30 quốc gia trên thế giới đã đưa dòng xe tăng T-72 trở thành một trong những chiếc tăng huyền thoại trên thế giới. Khác với thế hệ huyền thoại T-54/55 bị coi là lỗi thời, tuy ra đời những năm 1970 nhưng T-72 vẫn được coi là một chiếc xe tăng hiện đại trên thế giới với hỏa lực đủ sức tiêu diệt các xe tăng được sản xuất sau nó 20-30 năm. Nguồn ảnh: Military-Today
Tất nhiên, là trên chiến trường hiện đại - nơi mà vũ khí chống tăng trở nên "khủng" hơn bao giờ hết thì T-72 vẫn bị coi là không có khả năng sống sót cao. Tuy nhiên nền tảng cơ sở của chiếc tăng là rất tốt (giáp bảo vệ, hỏa lực, cơ động..), chính vì thế rất nhiều quốc gia đã lựa chọn việc nâng cấp T-72 để sử dụng trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Military-Today
Ở Nga hiện nay, người ta rất chuộng phiên bản nâng cấp T-72B3 – đưa chiếc xe tăng này tiệm cận sức mạnh mẫu T-90. Quân đội Nga đang có kế hoạch nâng cấp hàng nghìn chiếc T-72 lên chuẩn B3 – “rẻ và tiết kiệm” hơn so với việc mua sắm T-90 có giá 4 triệu USD/chiếc. Nguồn ảnh: Military-Today
Nhiều quốc gia khác cũng thực hiện nâng cấp xe tăng T-72 theo công nghệ riêng của họ, qua đó tạo nên vô số phiên bản đặc biệt, độc đáo và có nét khác lạ so với các chương trình nâng cấp tại Nga. Điển hình là phiên bản T-72 trong ảnh – chiếc T-72M2 Moderna do Cộng hòa Czech thực hiện nâng cấp. Nguồn ảnh: Military-Today
T-72M2 Moderna được nâng cấp trên cơ sở phiên bản T-72M1 được Liên Xô cấp phép sản xuất tại Tiệp Khắc (trước 1991). Moderna nhìn rất khác phiên bản T-72 của Nga, thậm chí là hầm hố hơn rất nhiều với một khẩu pháo 20mm bố trí ở đuôi hông tháp pháo. Nguồn ảnh: Military-Today
Cách bố trí giáp phản ứng nổ trên tháp pháo cũng có nét khác biệt, đây là giáp ERA DYNAS do Czech tự phát triển có thể chống chịu hiệu quả đạn xuyên giáp. Ngoài ra, chiếc tăng còn có hệ thống báo động sớm laser kết hợp đạn khói cho phép đánh lạc hướng các tên lửa chống tăng dẫn bắn laser. Nguồn ảnh: Military-Today
Ít nhất có một nguyên mẫu T-72M2 Moderna còn được trang bị tới khẩu pháo 20mm hoặc 30mm biến nó trở thành một “UFO” thật sự. Hiếm có mẫu tăng nào trên thế giới hiện nay lại có cách bố trí hỏa lực như vậy. Nguồn ảnh: Military-Today
Còn đây là gói nâng cấp M-84AB1 - phiên bản cải tiến trên cơ sở mẫu T-72 do Serbia thực hiện. Nhìn bề ngoài, M-84AB1 nhìn giống hệt T-90 của Nga. Thật vậy, gói nâng cấp trang bị các thành phần cơ bản khá giống với công nghệ của T-90. Nga đã cung cấp cho Serbia giáp phản ứng nổ Kontakt-5, hệ thống phòng vệ chủ động Shtora, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống ảnh nhiệt Agava-2. Nguồn ảnh: Military-Today
M-84AB1 trang bị khẩu pháo 2A46M 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng 9K119 Refleks qua nòng (cơ số 4-5 quả) cho phép tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở cự ly 4-5km. Nguồn ảnh: Military-Today
Một người anh em khác của M-84 là M-95 Degman được phát triển vào năm 1995 bởi Liên bang Nam Tư (sau này các nguyên mẫu nằm trong tay Croatia). Nó được phát triển trên khung gầm T-72 với giáp phản ứng nổ công nghệ mới, pháo 125mm có tốc độ bắn 8 phát/phút...Nguồn ảnh: Military-Today
Là một trong số ít các quốc gia được Liên Xô cấp phép sản xuất T-72 trong nước, Ba Lan cũng thực hiện nhiều gói nâng cấp với dòng tăng T-72. Điển hình và thành công nhất là phiên bản PT-91 Twardy được nâng cấp trên khung gầm T-72M1. PT-91 được trang bị 394 viên gạch phản ứng nổ ERAWA được quảng cáo là có thể chống lại đạn 120mm chuẩn NATO bắn từ cự ly 2.000m. Nguồn ảnh: Military-Today
Đáng chú ý, phiên bản PT-91 đã được Malaysia nhập khẩu khoảng 50 chiếc - chúng được định danh là PT-91M Pendekar trang bị động cơ 1.000 mã lực S-1000, hệ thống treo thủy khí, hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp với pháo 125mm cải tiến...Nguồn ảnh: Military-Today
Ngoài T-72M2 Moderna, Czech còn thực hiện gói nâng cấp khác giành cho dòng tăng T-72 - định danh T-72M4CZ. Phiên bản nâng cấp này được đánh giá là vượt xa thế hệ T-72M1, tiệm cận với sức mạnh những chiếc xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Military-Today
T-72M4CZ được trang bị giáp phản ứng nổ DYNA được cho là chống chịu tốt các loại đạn xuyên giáp HEAT, APFSDS và HESH. Hỏa lực của nó vẫn là pháo 125mm nhưng trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực của Italy TURMS-T giúp chiếc tăng phát hiện mục tiêu trong đêm tối đến 4.200m, nhận diện cách 2.100m, tầm trinh sát ban ngày lên tới 5.000m. Đặc biệt, động cơ của T-72M4CZ dùng chung với siêu tăng Anh Challenger 2 - CV12-1000 công suất 1.200 mã lực. Nguồn ảnh: Military-Today