Thông tin trên vừa được Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng tải trong phóng sự “Nâng cao năng lực thực hành cho lực lượng bệnh viện dã chiến cấp 2”. Cụ thể, Ngoài việc cử các cán bộ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình tại 2 phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, Việt Nam đã thành lập được Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, sẵn sàng tham gia khi có đề nghị của Liên Hiệp Quốc, đồng thời bộ đội công binh cũng đang nỗ lực huấn luyện để có thể triển khai tại phái bộ trong thời gian sớm nhất. Nguồn ảnh: VOV.Vai trò của bộ đội công binh thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam trong phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc dự kiến sẽ là tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Các chiến sĩ của chúng ta đã nhiều lần thực hành nội dung này tại diễn tập ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp quân y (viết tắt là ADMM+ HADR/MM). Nguồn ảnh: PDA.Mặc dù công binh Việt Nam đã được trang bị nhiều khí tài tối tân, tuy nhiên đó chỉ là các trang thiết bị cầm tay hạng nhẹ, nếu tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thì dự kiến yêu cầu nhiệm vụ sẽ phức tạp hơn nhiều. Do đó các chiến sĩ của chúng ta vẫn cần có thêm phương tiện khí tài đặc biệt để vừa hỗ trợ công việc một cách hiệu quả hơn, vừa đảm bảo khả năng bảo vệ người lính trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: Zing.vnPhương tiện, khí tài này chính là xe công binh công trình đa năng IMR-2, chiếc “chiến xa” sử dụng khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.Nguồn ảnh: Zing.vnIMR-2 là loại xe công binh công trình hạng nặng chuyên dùng để phá chướng ngại vật được chế tạo dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72A, chính thức đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô từ năm 1980. Nguồn ảnh: QPVN.Phương tiện này đảm bảo sự di chuyển thông suốt của các đơn vị quân đội qua khu vực bị phá hủy trong vùng chịu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân, các bãi mìn cùng chướng ngại vật gây nổ, và dĩ nhiên là còn có thể sử dụng phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Nguồn ảnh: QPVN.IMR-2 được trang bị lưỡi ủi đất, cánh tay máy, cần trục để làm nhiệm vụ mở đường, kẹp giữ vật thể có trọng lượng nặng, và còn được tích hợp cả lưỡi phá mìn có bánh xe dạng dao lắp chìm với khí tài quét mìn cùng chốt ngòi nổ và phần điện từ nối thêm. Nguồn ảnh: QPVN.xe công binh IMR-2 cũng có cả khả năng tự vệ, nó được trang bị súng máy PKT cỡ 7,62 mm lắp trên tháp thao tác cùng các ống phóng đạn khói ngụy trang, giúp kíp điều khiển tự vệ trước các cuộc tấn công của phía đối địch. Nguồn ảnh: Military-Today.Xe công binh IMR-2M được trang bị động cơ diesel tuốc bin tăng áp V-84-1 của T-72 cho tốc độ tối đa khoảng 50km/h, dự trữ hành trình 50km/h. Đặc biệt chỉ cần có 2 người để vận hành cả một chiếc xe cơ giới đa năng như vậy. Trên xe được trang bị hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn và hệ thống dập lửa tự động. Nguồn ảnh: Military-Today.Theo tài liệu nhà sản xuất Nga thì năng suất làm việc của IMR-2M trong các nhiệm vụ thông đường hành quân, lấp mương rãnh, đào hầm là rất lớn. Cụ thể: Tốc độ dọn đường hành quân dã chiến: - Qua địa hình nhiều cây cối đổ ngã: 0,35 - 0,4 km/h; - Qua địa hình đất đá bị cày xới: 0,28 - 0,35 km/h; - Qua bãi mìn: 5 - 12 km/h; tốc độ thông đường dã chiến cho đoàn xe vận tải: tới 12 km/h. Nguồn ảnh: Military-Today.Năng suất lấp mương rãnh và chuẩn bị đường lên xuống: 350 - 360 m3/h; năng suất đào hầm 200 - 250 m3/h; năng suất chuẩn bị bến vượt có dốc xiên cao tới 6 m: 350 - 400 m3/h; năng suất bốc xúc, di chuyển đất đá 15 - 20 m3/h. Sức cẩu 2.000 kg; bán kính cẩu tối đa 8 m. Nguồn ảnh: Naija Gist.Rõ ràng chiến xa chuyên dụng này là vật dụng vô cùng cần thiết đối với bất kỳ bộ đội công binh nào phải làm việc trong vùng chiến sự. Với ưu tiên dành những khí tài thuộc hàng tốt nhất cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình, khả năng khá cao là IMR-2 sẽ được điều động lên đường cùng các chiến sĩ Việt Nam hành quân tới những vùng đất xa xôi. Nguồn ảnh: Naija Gist.
Thông tin trên vừa được Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng tải trong phóng sự “Nâng cao năng lực thực hành cho lực lượng bệnh viện dã chiến cấp 2”. Cụ thể, Ngoài việc cử các cán bộ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình tại 2 phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, Việt Nam đã thành lập được Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, sẵn sàng tham gia khi có đề nghị của Liên Hiệp Quốc, đồng thời bộ đội công binh cũng đang nỗ lực huấn luyện để có thể triển khai tại phái bộ trong thời gian sớm nhất. Nguồn ảnh: VOV.
Vai trò của bộ đội công binh thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam trong phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc dự kiến sẽ là tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Các chiến sĩ của chúng ta đã nhiều lần thực hành nội dung này tại diễn tập ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp quân y (viết tắt là ADMM+ HADR/MM). Nguồn ảnh: PDA.
Mặc dù công binh Việt Nam đã được trang bị nhiều khí tài tối tân, tuy nhiên đó chỉ là các trang thiết bị cầm tay hạng nhẹ, nếu tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thì dự kiến yêu cầu nhiệm vụ sẽ phức tạp hơn nhiều. Do đó các chiến sĩ của chúng ta vẫn cần có thêm phương tiện khí tài đặc biệt để vừa hỗ trợ công việc một cách hiệu quả hơn, vừa đảm bảo khả năng bảo vệ người lính trong mọi tình huống. Nguồn ảnh: Zing.vn
Phương tiện, khí tài này chính là xe công binh công trình đa năng IMR-2, chiếc “chiến xa” sử dụng khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.Nguồn ảnh: Zing.vn
IMR-2 là loại xe công binh công trình hạng nặng chuyên dùng để phá chướng ngại vật được chế tạo dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72A, chính thức đưa vào trang bị trong quân đội Liên Xô từ năm 1980. Nguồn ảnh: QPVN.
Phương tiện này đảm bảo sự di chuyển thông suốt của các đơn vị quân đội qua khu vực bị phá hủy trong vùng chịu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân, các bãi mìn cùng chướng ngại vật gây nổ, và dĩ nhiên là còn có thể sử dụng phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Nguồn ảnh: QPVN.
IMR-2 được trang bị lưỡi ủi đất, cánh tay máy, cần trục để làm nhiệm vụ mở đường, kẹp giữ vật thể có trọng lượng nặng, và còn được tích hợp cả lưỡi phá mìn có bánh xe dạng dao lắp chìm với khí tài quét mìn cùng chốt ngòi nổ và phần điện từ nối thêm. Nguồn ảnh: QPVN.
xe công binh IMR-2 cũng có cả khả năng tự vệ, nó được trang bị súng máy PKT cỡ 7,62 mm lắp trên tháp thao tác cùng các ống phóng đạn khói ngụy trang, giúp kíp điều khiển tự vệ trước các cuộc tấn công của phía đối địch. Nguồn ảnh: Military-Today.
Xe công binh IMR-2M được trang bị động cơ diesel tuốc bin tăng áp V-84-1 của T-72 cho tốc độ tối đa khoảng 50km/h, dự trữ hành trình 50km/h. Đặc biệt chỉ cần có 2 người để vận hành cả một chiếc xe cơ giới đa năng như vậy. Trên xe được trang bị hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn và hệ thống dập lửa tự động. Nguồn ảnh: Military-Today.
Theo tài liệu nhà sản xuất Nga thì năng suất làm việc của IMR-2M trong các nhiệm vụ thông đường hành quân, lấp mương rãnh, đào hầm là rất lớn. Cụ thể: Tốc độ dọn đường hành quân dã chiến: - Qua địa hình nhiều cây cối đổ ngã: 0,35 - 0,4 km/h; - Qua địa hình đất đá bị cày xới: 0,28 - 0,35 km/h; - Qua bãi mìn: 5 - 12 km/h; tốc độ thông đường dã chiến cho đoàn xe vận tải: tới 12 km/h. Nguồn ảnh: Military-Today.
Năng suất lấp mương rãnh và chuẩn bị đường lên xuống: 350 - 360 m3/h; năng suất đào hầm 200 - 250 m3/h; năng suất chuẩn bị bến vượt có dốc xiên cao tới 6 m: 350 - 400 m3/h; năng suất bốc xúc, di chuyển đất đá 15 - 20 m3/h. Sức cẩu 2.000 kg; bán kính cẩu tối đa 8 m. Nguồn ảnh: Naija Gist.
Rõ ràng chiến xa chuyên dụng này là vật dụng vô cùng cần thiết đối với bất kỳ bộ đội công binh nào phải làm việc trong vùng chiến sự. Với ưu tiên dành những khí tài thuộc hàng tốt nhất cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình, khả năng khá cao là IMR-2 sẽ được điều động lên đường cùng các chiến sĩ Việt Nam hành quân tới những vùng đất xa xôi. Nguồn ảnh: Naija Gist.