Theo đó vào sáng 18/10, 2 tàu hộ vệ tên lửa Kri Sultan Hasanuddin “366” và tàu Kri Sultan Iskandar Muda “367” do Trung tá Sunmarji Bimoaji - Thuyền trưởng tàu Sultan Iskandar Muda làm trưởng đoàn đã cập Cảng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18 - 21/10. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Chuyến thăm của biên đội tàu Hải quân Indonesia là nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai quân đội nói chung và hải quân hai nước nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực. Báo Hải quân.Điều khá đặc biệt là hai tàu Kri Sultan Hasanuddin và tàu Kri Sultan Iskandar Muda của Hải quân Indonesia lại thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa Sigma mà Hải quân Việt Nam từng có ý định trang bị. Đây cũng là một trong những lớp tàu chiến hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: WordPress.com.Các tàu hộ vệ tên lửa Sigma của Hải quân Indonesia đến thăm Việt Nam lần này đều thuộc biến thể 9113, đây là biến thể được Tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan đóng mới cho Indonesia từ năm 2004 với tàu cuối cùng được chuyển giao vào năm 2009. Nguồn ảnh: Fiveprime.Lớp tàu Sigma 9113 từ lâu đã được biết tới như một trong những lớp tàu hộ vệ tàng hình hiện đại được trang bị cho hải quân nhiều nước trên thế giới trong đó có Indonesia. Các tàu Sigma có chiều dài 90,71m, rộng 13,2m, mớn nước 3,6m và lượng giãn nước tối đa 1.692 tấn. Nguồn ảnh: amazonaws.com.Các biến thể của lớp tàu Sigma đều có thiết kế dạng module đem lại sự linh hoạt tối ưu trong cấu hình trang bị cũng như giảm thiểu tối đa chi phí cho nhà khai thác. Nhiệm vụ chính của tàu hộ vệ Sigma bao gồm tuần tra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), ngăn chặn các hành vi xâm nhập, tìm kiếm và cứu hộ (SAR), và tác chiến chống tàu ngầm. Nguồn ảnh: blogspot.com.Các tàu Sigma 9113 được trang bị 2 động cơ diesel SEMT Pielstick có công suất 8910 kW cho mỗi chiếc, kết hợp với đó là 4 máy phát điện Caterpillar công suất 350 kW giúp con tàu này có thể hoạt động tốt trên biển trong khoảng thời gian dài. Với tốc độ hải trình 18 hải lý/giờ con tàu này có tầm hoạt động hiệu quả có thể hơn 6.000km. Nguồn ảnh: Reddit.Về hệ thống vũ khí trên Sigma 9113 ở các biến thể phổ biến nó thường được trang bị hải pháo 76mm Oto Melara, hai pháo tự động 20mm Denel GI-2, tên lửa phòng không trên hạm MBDA Mistral, tên lửa chống hạm MBDA Exocet MM40 Block II và các ngư lôi chống ngầm 323mm. Nguồn ảnh: Naval Technology.Dĩ nhiên nổi bật nhất trên tàu Sigma vẫn là tên lửa chống hạm MBDA Exocet MM40 Block II, nó có trọng lượng 670 kg, dài 4,7 m, đường kính 350mm và được trang bị một đầu đạn nặng 165kg. Tên lửa Exocet có tốc độ hành trình bay cận âm sau khi phóng vào khoảng Mach 0.92 tương đương 1.134km/h với tầm bắn hiệu quả từ 70-180km. Nguồn ảnh: blogspot.com.Bên cạnh hệ thống vũ khí trên, các tàu Sigma còn có thể mang theo một trực thăng hải quân vừa có thể làm nhiệm vụ trinh sát trên biển vừa làm nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Như trong trường hợp của Hải quân Indonesia là trực thăng đa nhiệm AS565 Panther. Nguồn ảnh: military technology.Hiện tại, Hải quân Indonesia mới đưa vào trang bị bốn chiếc Sigma biến thể 9113 và họ đã bắt đầu chuyển sang trang bị biến thể 10514 hiện đại hơn. Dù vậy cho tới hiện tại Sigma 9113 vẫn là mẫu tàu chiến hiện đại nhất của Indonesia khi Sigma 10514 vẫn chưa được hoàn thiện. JakartaGreater.Trước đây, Việt Nam từng có cơ hội sở hữu 4 tàu hộ vệ tên lửa Sigma khi Damen chào bán cho ta các tàu thuộc với biến thể Sigma 9814 được cho là tiền thân của Sigma 10514 mà Indonesia đang thử nghiệm, tuy nhiên sau đó đều xuất này dần bị quên lãng. Nguồn ảnh: tentara indonesia.
Theo đó vào sáng 18/10, 2 tàu hộ vệ tên lửa Kri Sultan Hasanuddin “366” và tàu Kri Sultan Iskandar Muda “367” do Trung tá Sunmarji Bimoaji - Thuyền trưởng tàu Sultan Iskandar Muda làm trưởng đoàn đã cập Cảng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18 - 21/10. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Chuyến thăm của biên đội tàu Hải quân Indonesia là nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai quân đội nói chung và hải quân hai nước nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực. Báo Hải quân.
Điều khá đặc biệt là hai tàu Kri Sultan Hasanuddin và tàu Kri Sultan Iskandar Muda của Hải quân Indonesia lại thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa Sigma mà Hải quân Việt Nam từng có ý định trang bị. Đây cũng là một trong những lớp tàu chiến hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Các tàu hộ vệ tên lửa Sigma của Hải quân Indonesia đến thăm Việt Nam lần này đều thuộc biến thể 9113, đây là biến thể được Tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan đóng mới cho Indonesia từ năm 2004 với tàu cuối cùng được chuyển giao vào năm 2009. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Lớp tàu Sigma 9113 từ lâu đã được biết tới như một trong những lớp tàu hộ vệ tàng hình hiện đại được trang bị cho hải quân nhiều nước trên thế giới trong đó có Indonesia. Các tàu Sigma có chiều dài 90,71m, rộng 13,2m, mớn nước 3,6m và lượng giãn nước tối đa 1.692 tấn. Nguồn ảnh: amazonaws.com.
Các biến thể của lớp tàu Sigma đều có thiết kế dạng module đem lại sự linh hoạt tối ưu trong cấu hình trang bị cũng như giảm thiểu tối đa chi phí cho nhà khai thác. Nhiệm vụ chính của tàu hộ vệ Sigma bao gồm tuần tra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), ngăn chặn các hành vi xâm nhập, tìm kiếm và cứu hộ (SAR), và tác chiến chống tàu ngầm. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Các tàu Sigma 9113 được trang bị 2 động cơ diesel SEMT Pielstick có công suất 8910 kW cho mỗi chiếc, kết hợp với đó là 4 máy phát điện Caterpillar công suất 350 kW giúp con tàu này có thể hoạt động tốt trên biển trong khoảng thời gian dài. Với tốc độ hải trình 18 hải lý/giờ con tàu này có tầm hoạt động hiệu quả có thể hơn 6.000km. Nguồn ảnh: Reddit.
Về hệ thống vũ khí trên Sigma 9113 ở các biến thể phổ biến nó thường được trang bị hải pháo 76mm Oto Melara, hai pháo tự động 20mm Denel GI-2, tên lửa phòng không trên hạm MBDA Mistral, tên lửa chống hạm MBDA Exocet MM40 Block II và các ngư lôi chống ngầm 323mm. Nguồn ảnh: Naval Technology.
Dĩ nhiên nổi bật nhất trên tàu Sigma vẫn là tên lửa chống hạm MBDA Exocet MM40 Block II, nó có trọng lượng 670 kg, dài 4,7 m, đường kính 350mm và được trang bị một đầu đạn nặng 165kg. Tên lửa Exocet có tốc độ hành trình bay cận âm sau khi phóng vào khoảng Mach 0.92 tương đương 1.134km/h với tầm bắn hiệu quả từ 70-180km. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Bên cạnh hệ thống vũ khí trên, các tàu Sigma còn có thể mang theo một trực thăng hải quân vừa có thể làm nhiệm vụ trinh sát trên biển vừa làm nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Như trong trường hợp của Hải quân Indonesia là trực thăng đa nhiệm AS565 Panther. Nguồn ảnh: military technology.
Hiện tại, Hải quân Indonesia mới đưa vào trang bị bốn chiếc Sigma biến thể 9113 và họ đã bắt đầu chuyển sang trang bị biến thể 10514 hiện đại hơn. Dù vậy cho tới hiện tại Sigma 9113 vẫn là mẫu tàu chiến hiện đại nhất của Indonesia khi Sigma 10514 vẫn chưa được hoàn thiện. JakartaGreater.
Trước đây, Việt Nam từng có cơ hội sở hữu 4 tàu hộ vệ tên lửa Sigma khi Damen chào bán cho ta các tàu thuộc với biến thể Sigma 9814 được cho là tiền thân của Sigma 10514 mà Indonesia đang thử nghiệm, tuy nhiên sau đó đều xuất này dần bị quên lãng. Nguồn ảnh: tentara indonesia.