Trong các chiến dịch quân sự giải phóng miền Trung Syria khỏi phiến quân IS, các lực lượng mặt đất thuộc quân đội chính phủ Syria và đồng minh đang được sử dụng hổ trợ đắc lực từ một loại vũ khí đặc biệt. Đó chính là bộ đôi trực thăng Aérospatiale Gazelle và tên lửa chống tăng dẫn đường HOT. Nguồn ảnh: Pinterest.Và điều khiến bộ đôi vũ khí này trở nên đặc biệt trong quân đội chính phủ Syria chính là việc chúng được chế tạo châu Âu mà cụ thể hơn là Pháp, quốc gia đang cấm vấn Syria cũng như ủng hộ lực lượng đối lập Syria chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nguồn ảnh: RusVe.Với các hình ảnh từ chiến trường cho thấy quân đội Syria rõ hơn là Không quân Syria được trang bị tới hàng trăm đơn vị tên lửa chống tăng HOT, để vũ trang cho những chiếc trực thăng hạng nhẹ Aérospatiale Gazelle. Ảnh các binh sĩ Syria bên cạnh tên lửa HOT trên chiến trường Palmyra được Không quân Syria sử dụng đánh IS. Nguồn ảnh: Twitter.Còn đây là một quả tên lửa HOT được gắn trên một chiếc Aérospatiale Gazelle của Không quân Pháp, với hình dáng không khác gì các tên lửa xuất hiện ở chiến trường Syria. Nguồn ảnh: fighting beast.Sở dĩ có điều này là bởi từ lâu Syria đã là khách hàng thân thiết đối với ngành công nghiệp quốc phòng Pháp trong giai đoạn từ sau chiến tranh Lạnh. Trong quá khứ Không quân Syira từng đặt mua tới 62 chiếc trực thăng Aérospatiale Gazelle từ Pháp. Nguồn ảnh:abnews.Do đó cũng khá dễ hiểu khi cả Aérospatiale Gazelle và HOT đều xuất hiện trong trang bị của quân đội chính phủ Syria hiện tại. Sau hơn 5 năm nội chiến hiện vẫn không rõ quân đội chính phủ Syria còn sở hữu bao nhiêu đơn vị trực thăng Aérospatiale Gazelle và tên lửa HOT trong biên chế. Nguồn ảnh: arablog.org.Hình ảnh một trực thăng Aérospatiale Gazelle của Không quân Pháp triển khai HOT trong quá khứ, hiện tại Pháp đang dần loại biên loại trực thăng này cũng như HOT. Nguồn ảnh: Defence.Tên lửa chống tăng HOT hay còn có một cái tên đầy đủ rất dài đó là Haut subsonique Optiquement Téléguidé Tiré d'un Tube là một loại tên lửa chống tăng do Pháp kết hợp sản xuất với Tây Đức. Được ra đời từ năm 1977, đây là một trong những loại tên lửa chống tăng nổi tiếng nhất của Pháp. Nguồn ảnh: WikimediaĐược sản xuất liên tục suốt từ năm 1977 tới nay, tên lửa HOT có trọng lượng 24,5 kg, chiều dài 1,3 mét và có đường kính 0,15 m. Quả tên lửa này sử dụng nhiên liệu rắn với hai giai đoạn đốt kèm theo sải cánh 0,31 mét. Nguồn ảnh: Military.Tên lửa chống tăng HOT có khả năng hoạt động với tầm bắn tối thiểu 75 mét và tầm bắn tối đa vào khoảng 4300 mét. Quả tên lửa này có tốc độ bay tối đa 864 km và có khả năng phóng từ cơ cấu mặt đất như xe thiết giáp, xe tăng hoặc từ trên trực thăng. Nguồn ảnh: Pakistan.Các loại tên lửa HOT đã có tới 3 phiên bản khác nhau kể từ khi ra đời đó là HOT 1, HOT 2 và HOT 3. Không rõ Pháp và Đức đã sản xuất được bao nhiêu quả tên lửa loại này nhưng chỉ tính riêng trong năm 1978, 800 quả tên lửa HOT đã được sản xuất chỉ trong một tháng. Nguồn ảnh: Pakistan.Tên lửa HOT có thể được phóng từ nhiều nền tảng khác nhau như trên xe tải, xe thiết giáp, xe tăng hay trực thăng. Nguồn ảnh: Army.Cận cảnh cặp bài trùng HOT và trực thăng Aérospatiale Gazelle do Pháp sản xuất. Loại trực thăng này được ra đời từ năm 1967 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1973. Nguồn ảnh: Airliner.Với khả năng cơ động ở độ cao thấp và mang được tới 4 quả tên lửa HOT, Aérospatiale Gazelle được coi là một trong những loại trực thăng sử dụng tên lửa HOT hiệu quả nhất với tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu/tổn thất là rất ít. Nguồn ảnh: Ipfs.Aérospatiale Gazelle có khả năng mang theo tới 4 quả tên lửa HOT cùng phi hành đoàn 2 người và tối đa 3 khách phía sau. Loại trực thăng này có trọng lượng rỗng chỉ 908 kg và sử dụng 1 động cơ Astazou có công suất 590 mã lực. Nguồn ảnh: Deagel.Với tốc độ bay tối đa lên tới 310 km/h, các trực thăng Aérospatiale Gazelle có thể thực hiện nhiều màn "đánh úp" xe tăng với tên lửa HOT một cách cực kỳ bất ngờ. Loại tên lửa HOT này của Pháp cũng được xem là thứ vũ khí đã khiến Trung Quốc phải chế tạo ra trực thăng WZ-10 nhằm bảo đảm an toàn cho các đơn vị xe tăng của mình. Nguồn ảnh: Electro
Trong các chiến dịch quân sự giải phóng miền Trung Syria khỏi phiến quân IS, các lực lượng mặt đất thuộc quân đội chính phủ Syria và đồng minh đang được sử dụng hổ trợ đắc lực từ một loại vũ khí đặc biệt. Đó chính là bộ đôi trực thăng Aérospatiale Gazelle và tên lửa chống tăng dẫn đường HOT. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và điều khiến bộ đôi vũ khí này trở nên đặc biệt trong quân đội chính phủ Syria chính là việc chúng được chế tạo châu Âu mà cụ thể hơn là Pháp, quốc gia đang cấm vấn Syria cũng như ủng hộ lực lượng đối lập Syria chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nguồn ảnh: RusVe.
Với các hình ảnh từ chiến trường cho thấy quân đội Syria rõ hơn là Không quân Syria được trang bị tới hàng trăm đơn vị tên lửa chống tăng HOT, để vũ trang cho những chiếc trực thăng hạng nhẹ Aérospatiale Gazelle. Ảnh các binh sĩ Syria bên cạnh tên lửa HOT trên chiến trường Palmyra được Không quân Syria sử dụng đánh IS. Nguồn ảnh: Twitter.
Còn đây là một quả tên lửa HOT được gắn trên một chiếc Aérospatiale Gazelle của Không quân Pháp, với hình dáng không khác gì các tên lửa xuất hiện ở chiến trường Syria. Nguồn ảnh: fighting beast.
Sở dĩ có điều này là bởi từ lâu Syria đã là khách hàng thân thiết đối với ngành công nghiệp quốc phòng Pháp trong giai đoạn từ sau chiến tranh Lạnh. Trong quá khứ Không quân Syira từng đặt mua tới 62 chiếc trực thăng Aérospatiale Gazelle từ Pháp. Nguồn ảnh:abnews.
Do đó cũng khá dễ hiểu khi cả Aérospatiale Gazelle và HOT đều xuất hiện trong trang bị của quân đội chính phủ Syria hiện tại. Sau hơn 5 năm nội chiến hiện vẫn không rõ quân đội chính phủ Syria còn sở hữu bao nhiêu đơn vị trực thăng Aérospatiale Gazelle và tên lửa HOT trong biên chế. Nguồn ảnh: arablog.org.
Hình ảnh một trực thăng Aérospatiale Gazelle của Không quân Pháp triển khai HOT trong quá khứ, hiện tại Pháp đang dần loại biên loại trực thăng này cũng như HOT. Nguồn ảnh: Defence.
Tên lửa chống tăng HOT hay còn có một cái tên đầy đủ rất dài đó là Haut subsonique Optiquement Téléguidé Tiré d'un Tube là một loại tên lửa chống tăng do Pháp kết hợp sản xuất với Tây Đức. Được ra đời từ năm 1977, đây là một trong những loại tên lửa chống tăng nổi tiếng nhất của Pháp. Nguồn ảnh: Wikimedia
Được sản xuất liên tục suốt từ năm 1977 tới nay, tên lửa HOT có trọng lượng 24,5 kg, chiều dài 1,3 mét và có đường kính 0,15 m. Quả tên lửa này sử dụng nhiên liệu rắn với hai giai đoạn đốt kèm theo sải cánh 0,31 mét. Nguồn ảnh: Military.
Tên lửa chống tăng HOT có khả năng hoạt động với tầm bắn tối thiểu 75 mét và tầm bắn tối đa vào khoảng 4300 mét. Quả tên lửa này có tốc độ bay tối đa 864 km và có khả năng phóng từ cơ cấu mặt đất như xe thiết giáp, xe tăng hoặc từ trên trực thăng. Nguồn ảnh: Pakistan.
Các loại tên lửa HOT đã có tới 3 phiên bản khác nhau kể từ khi ra đời đó là HOT 1, HOT 2 và HOT 3. Không rõ Pháp và Đức đã sản xuất được bao nhiêu quả tên lửa loại này nhưng chỉ tính riêng trong năm 1978, 800 quả tên lửa HOT đã được sản xuất chỉ trong một tháng. Nguồn ảnh: Pakistan.
Tên lửa HOT có thể được phóng từ nhiều nền tảng khác nhau như trên xe tải, xe thiết giáp, xe tăng hay trực thăng. Nguồn ảnh: Army.
Cận cảnh cặp bài trùng HOT và trực thăng Aérospatiale Gazelle do Pháp sản xuất. Loại trực thăng này được ra đời từ năm 1967 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1973. Nguồn ảnh: Airliner.
Với khả năng cơ động ở độ cao thấp và mang được tới 4 quả tên lửa HOT, Aérospatiale Gazelle được coi là một trong những loại trực thăng sử dụng tên lửa HOT hiệu quả nhất với tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu/tổn thất là rất ít. Nguồn ảnh: Ipfs.
Aérospatiale Gazelle có khả năng mang theo tới 4 quả tên lửa HOT cùng phi hành đoàn 2 người và tối đa 3 khách phía sau. Loại trực thăng này có trọng lượng rỗng chỉ 908 kg và sử dụng 1 động cơ Astazou có công suất 590 mã lực. Nguồn ảnh: Deagel.
Với tốc độ bay tối đa lên tới 310 km/h, các trực thăng Aérospatiale Gazelle có thể thực hiện nhiều màn "đánh úp" xe tăng với tên lửa HOT một cách cực kỳ bất ngờ. Loại tên lửa HOT này của Pháp cũng được xem là thứ vũ khí đã khiến Trung Quốc phải chế tạo ra trực thăng WZ-10 nhằm bảo đảm an toàn cho các đơn vị xe tăng của mình. Nguồn ảnh: Electro