Máy bay tấn công A10 Warthog, là máy bay tấn công mặt đất duy nhất hiện nay được Không quân Mỹ quyết định kéo dài thời gian phục vụ;
Trước sự xuất hiện của nhiều loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, nên vai trò của các loại máy bay cường kích trong Quân đội Mỹ đã dần được thay thế bởi các máy bay chiến đấu đa nhiệm như F15E và F16, và gần đây nhất là máy bay chiến đấu thế hệ 5 F35.Với khả năng tấn công đa năng của các loại máy bay chiến đấu hiện nay, nên Không quân Mỹ cho rằng, không cần thiết phải phát triển thêm mẫu cường kích mới; vì vậy A-10 hiện tại là máy bay cường kích duy nhất, theo đúng nghĩa, và vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quân đội Mỹ.Theo Tạp chí Quốc phòng Mỹ đưa tin, 173 chiếc cường kích A-10 đã được thay thế cánh mới, chiếm khoảng 61% trong tổng số 282 chiếc cường kích A-10 hiện có của Không quân Mỹ; việc thay thế đôi cánh mới giúp cho A-10 tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ của loại máy bay này ít nhất là 20 năm nữa.Máy bay cường kích A-10 hiện là máy bay cánh bằng duy nhất trong không quân Mỹ, có khả năng hỗ trợ trực tiếp hỏa lực cho lực lượng mặt đất, và được coi là “sát thủ” với lực lượng bọc thép đối phương và các cứ điểm phòng ngự.Khi thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ trên mặt đất, máy bay tấn công A-10 có thể mang theo 18 quả bom MK82 (trọng lượng 227 kg/quả), hoặc sử dụng tên lửa không đối đất, hoặc pháo hàng không 30 mm nòng xoay GAU-8 Avenger 7 nòng, có tốc độ bắn đến 4.200 phát/phút, tầm bắn tối đa 3.660 m, có khả năng xuyên giáp 69 mm ở tầm bắn 500 m và 38 mm ở tầm bắn 1.000 m.A-10 sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt, không có chế độ đốt sau TF34-GE-100, do công ty General Motors phát triển cho riêng máy bay A-10, được lắp đặt ở phần trên của thân sau máy bay.Với việc lắp đặt ở hẳn động cơ phía thân sau máy bay, làm cho khả năng trúng đạn từ hỏa lực phòng không của đối phương giảm hơn so với các loại máy bay lắp động cơ hai bên gốc cánh; đồng thời thuận lợi trong việc thay thế, bảo dưỡng nhanh động cơ trong thời chiến.Với việc bố trí hai động cơ, nếu xảy ra trục trặc ở một động cơ trong chuyến bay, cường kích A-10 vẫn đủ sức bay trở lại căn cứ với động cơ còn lại, từ đó cải thiện khả năng sống sót của máy bay.Ngoài ra, để bảo vệ máy bay trước sự tấn công của hỏa lực phòng không mặt đất, cường kích A-10 được trang bị lớp giáp làm bằng hợp kim titan ở một số bộ phận quan trọng như buồng lái và bụng máy bay. Độ dày thậm chí đã đạt tới 50 mm, do đó nó có thể chịu được cuộc tấn công trực tiếp của đạn pháo phòng không 23 mm.Trong tương lai, những máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hoặc F-35, mặc dù có khả năng tàng hình, cũng như khả năng tấn công mặt đất; nhưng trước hết, giá và chi phí bay của những máy bay này quá đắt (Theo những thông tin mở cho thấy, chi phí cho một máy bay cường kích A-10 thực hiện nhiệm vụ chỉ là khoảng một trăm nghìn USD, trong khi chi phí cho máy bay chiến đấu F-35 có thể lên tới hàng triệu USD).Ngoài ra, những loại máy bay trên cũng thiếu lớp giáp bảo vệ trực tiếp, và rõ ràng sẽ chịu nhiều tổn thất hơn A-10 khi thực hiện một cuộc tấn công mặt đất ở độ cao thấp, nơi có hỏa lực phòng không của đối phương.Đối với các máy bay chiến đấu không tàng hình như F-16, F-15 và các mẫu máy bay chiến đấu khác, những máy bay chiến đấu này trước hết không được bảo vệ như A-10 và thứ hai không có khả năng tàng hình. Ngoài ra, giá và chi phí bay cao hơn nhiều so với A-10. Do đó, để những máy bay này thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chắc chắn nguy hiểm và chịu nhiều "rủi ro" hơn.Có thể nói rằng trước khi quân đội Mỹ có phương án lựa chọn được máy bay tấn công mặt đất mới, không có phương án nào khả thi hơn là kéo dài thêm thời gian phục vụ của phi đội A-10; vừa đảm bảo tính kinh tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả. Đó cũng là lý do Không quân Mỹ quyết định kéo dài thêm thời gian phục vụ của loại máy bay tấn công mặt đất này.
Máy bay tấn công A10 Warthog, là máy bay tấn công mặt đất duy nhất hiện nay được Không quân Mỹ quyết định kéo dài thời gian phục vụ;
Trước sự xuất hiện của nhiều loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, nên vai trò của các loại máy bay cường kích trong Quân đội Mỹ đã dần được thay thế bởi các máy bay chiến đấu đa nhiệm như F15E và F16, và gần đây nhất là máy bay chiến đấu thế hệ 5 F35.
Với khả năng tấn công đa năng của các loại máy bay chiến đấu hiện nay, nên Không quân Mỹ cho rằng, không cần thiết phải phát triển thêm mẫu cường kích mới; vì vậy A-10 hiện tại là máy bay cường kích duy nhất, theo đúng nghĩa, và vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quân đội Mỹ.
Theo Tạp chí Quốc phòng Mỹ đưa tin, 173 chiếc cường kích A-10 đã được thay thế cánh mới, chiếm khoảng 61% trong tổng số 282 chiếc cường kích A-10 hiện có của Không quân Mỹ; việc thay thế đôi cánh mới giúp cho A-10 tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ của loại máy bay này ít nhất là 20 năm nữa.
Máy bay cường kích A-10 hiện là máy bay cánh bằng duy nhất trong không quân Mỹ, có khả năng hỗ trợ trực tiếp hỏa lực cho lực lượng mặt đất, và được coi là “sát thủ” với lực lượng bọc thép đối phương và các cứ điểm phòng ngự.
Khi thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ trên mặt đất, máy bay tấn công A-10 có thể mang theo 18 quả bom MK82 (trọng lượng 227 kg/quả), hoặc sử dụng tên lửa không đối đất, hoặc pháo hàng không 30 mm nòng xoay GAU-8 Avenger 7 nòng, có tốc độ bắn đến 4.200 phát/phút, tầm bắn tối đa 3.660 m, có khả năng xuyên giáp 69 mm ở tầm bắn 500 m và 38 mm ở tầm bắn 1.000 m.
A-10 sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt, không có chế độ đốt sau TF34-GE-100, do công ty General Motors phát triển cho riêng máy bay A-10, được lắp đặt ở phần trên của thân sau máy bay.
Với việc lắp đặt ở hẳn động cơ phía thân sau máy bay, làm cho khả năng trúng đạn từ hỏa lực phòng không của đối phương giảm hơn so với các loại máy bay lắp động cơ hai bên gốc cánh; đồng thời thuận lợi trong việc thay thế, bảo dưỡng nhanh động cơ trong thời chiến.
Với việc bố trí hai động cơ, nếu xảy ra trục trặc ở một động cơ trong chuyến bay, cường kích A-10 vẫn đủ sức bay trở lại căn cứ với động cơ còn lại, từ đó cải thiện khả năng sống sót của máy bay.
Ngoài ra, để bảo vệ máy bay trước sự tấn công của hỏa lực phòng không mặt đất, cường kích A-10 được trang bị lớp giáp làm bằng hợp kim titan ở một số bộ phận quan trọng như buồng lái và bụng máy bay. Độ dày thậm chí đã đạt tới 50 mm, do đó nó có thể chịu được cuộc tấn công trực tiếp của đạn pháo phòng không 23 mm.
Trong tương lai, những máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hoặc F-35, mặc dù có khả năng tàng hình, cũng như khả năng tấn công mặt đất; nhưng trước hết, giá và chi phí bay của những máy bay này quá đắt (Theo những thông tin mở cho thấy, chi phí cho một máy bay cường kích A-10 thực hiện nhiệm vụ chỉ là khoảng một trăm nghìn USD, trong khi chi phí cho máy bay chiến đấu F-35 có thể lên tới hàng triệu USD).
Ngoài ra, những loại máy bay trên cũng thiếu lớp giáp bảo vệ trực tiếp, và rõ ràng sẽ chịu nhiều tổn thất hơn A-10 khi thực hiện một cuộc tấn công mặt đất ở độ cao thấp, nơi có hỏa lực phòng không của đối phương.
Đối với các máy bay chiến đấu không tàng hình như F-16, F-15 và các mẫu máy bay chiến đấu khác, những máy bay chiến đấu này trước hết không được bảo vệ như A-10 và thứ hai không có khả năng tàng hình. Ngoài ra, giá và chi phí bay cao hơn nhiều so với A-10. Do đó, để những máy bay này thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chắc chắn nguy hiểm và chịu nhiều "rủi ro" hơn.
Có thể nói rằng trước khi quân đội Mỹ có phương án lựa chọn được máy bay tấn công mặt đất mới, không có phương án nào khả thi hơn là kéo dài thêm thời gian phục vụ của phi đội A-10; vừa đảm bảo tính kinh tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả. Đó cũng là lý do Không quân Mỹ quyết định kéo dài thêm thời gian phục vụ của loại máy bay tấn công mặt đất này.