Theo Sina, cộng đồng mạng Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới trang bị của lực lượng trinh sát đặc nhiệm Việt Nam thông qua hình ảnh một đợt huấn luyện tác chiến trong điều kiện phức tạp, nhằm kiểm tra và đánh giá năng lực của chiến sĩ. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Cụ thể là chiếc mũ sắt M1 đi kèm súng tiểu liên M18 - được Việt Nam cải tiến lại từ khẩu carbine XM-177E2 mà lính trinh sát đặc nhiệm Việt Nam sử dụng trong huấn luyện. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Theo bình luận của tờ báo Trung Quốc, lực lượng trinh sát đặc nhiệm của Việt Nam cũng sử dụng phiên bản rút gọn của súng trường tấn công như nhiều quân đội khác trên thế giới, nhằm đảm bảo độ cơ động, gọn nhẹ khi thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Sina còn so sánh trang bị của trinh sát đặc nhiệm Việt Nam với Cảnh sát vũ trang Trung Quốc vốn cũng có trang bị gọn nhẹ, giúp người lính cơ động hơn trên chiến trường cũng như phù hợp với nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Khẩu M18 được tin dùng do nó có một số ưu điểm khi đặt cạnh Galil ACE 31 hay CTAR-21 bao gồm: nòng dài hơn Galil ACE 31 nên cho tầm bắn xa hơn, cỡ đạn 5,56 mm của M18 còn giúp cho người lính mang được nhiều và vận động dễ dàng hơn khẩu Bullpup như CTAR-21. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Ngoài ra hiện nay khẩu M18 đã được Việt Nam tiến hành nội địa hóa bằng cách linh kiện sẵn có và thực hiện một vài cải tiến khiến nó trở nên tin cậy gấp nhiều lần nguyên bản XM-177E2, trong khi giá thành rẻ hơn cả CTAR-21 lẫn Galil ACE 31. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Sina rất chú ý tới bài tập đổ bộ đường không của chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm Việt Nam, họ tường thuật rằng trực thăng sẽ đưa binh lính xâm nhập thực hiện đòn vu hồi theo chiều thẳng đứng, thao tác đổ bộ được Sina đánh giá là rất thuần thục. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Họ bình luận thêm rằng nhiều năm chiến tranh đã giúp cho lực lượng đặc biệt của Quân đội Việt Nam tích lũy kinh nghiệm chiến đấu rất phong phú và trở nên cực kỳ đáng gờm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Tờ báo Trung Quốc ca ngợi rằng đặc công Việt Nam được biết đến với sức mạnh tuyệt vời, đủ sức hoàn thành những nhiệm vụ rất khó khăn với trang bị đơn giản đến mức khó tin. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Khi đối mặt với kẻ địch được trang bị phương tiện chiến tranh tối tân, lực lượng này vẫn đủ sức để lập nên những chiến công mới, qua đó duy trì truyền thống rất đỗi vẻ vang của mình. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.Mời độc giả xem video: "Lò luyện thép" của Đặc công Việt Nam. (nguồn QPVN)
Theo Sina, cộng đồng mạng Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới trang bị của lực lượng trinh sát đặc nhiệm Việt Nam thông qua hình ảnh một đợt huấn luyện tác chiến trong điều kiện phức tạp, nhằm kiểm tra và đánh giá năng lực của chiến sĩ. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Cụ thể là chiếc mũ sắt M1 đi kèm súng tiểu liên M18 - được Việt Nam cải tiến lại từ khẩu carbine XM-177E2 mà lính trinh sát đặc nhiệm Việt Nam sử dụng trong huấn luyện. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Theo bình luận của tờ báo Trung Quốc, lực lượng trinh sát đặc nhiệm của Việt Nam cũng sử dụng phiên bản rút gọn của súng trường tấn công như nhiều quân đội khác trên thế giới, nhằm đảm bảo độ cơ động, gọn nhẹ khi thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Sina còn so sánh trang bị của trinh sát đặc nhiệm Việt Nam với Cảnh sát vũ trang Trung Quốc vốn cũng có trang bị gọn nhẹ, giúp người lính cơ động hơn trên chiến trường cũng như phù hợp với nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Khẩu M18 được tin dùng do nó có một số ưu điểm khi đặt cạnh Galil ACE 31 hay CTAR-21 bao gồm: nòng dài hơn Galil ACE 31 nên cho tầm bắn xa hơn, cỡ đạn 5,56 mm của M18 còn giúp cho người lính mang được nhiều và vận động dễ dàng hơn khẩu Bullpup như CTAR-21. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Ngoài ra hiện nay khẩu M18 đã được Việt Nam tiến hành nội địa hóa bằng cách linh kiện sẵn có và thực hiện một vài cải tiến khiến nó trở nên tin cậy gấp nhiều lần nguyên bản XM-177E2, trong khi giá thành rẻ hơn cả CTAR-21 lẫn Galil ACE 31. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Sina rất chú ý tới bài tập đổ bộ đường không của chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm Việt Nam, họ tường thuật rằng trực thăng sẽ đưa binh lính xâm nhập thực hiện đòn vu hồi theo chiều thẳng đứng, thao tác đổ bộ được Sina đánh giá là rất thuần thục. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Họ bình luận thêm rằng nhiều năm chiến tranh đã giúp cho lực lượng đặc biệt của Quân đội Việt Nam tích lũy kinh nghiệm chiến đấu rất phong phú và trở nên cực kỳ đáng gờm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Tờ báo Trung Quốc ca ngợi rằng đặc công Việt Nam được biết đến với sức mạnh tuyệt vời, đủ sức hoàn thành những nhiệm vụ rất khó khăn với trang bị đơn giản đến mức khó tin. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Khi đối mặt với kẻ địch được trang bị phương tiện chiến tranh tối tân, lực lượng này vẫn đủ sức để lập nên những chiến công mới, qua đó duy trì truyền thống rất đỗi vẻ vang của mình. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Mời độc giả xem video: "Lò luyện thép" của Đặc công Việt Nam. (nguồn QPVN)