Vào hôm 9/11, nhiều tờ báo cũng như trang mạng quân sự của Nga tuyên bố họ "dẫn nguồn từ Sputnik", mô tả chi tiết về vụ đụng độ giữa chiếc Tu-160 của họ và F-35 của Mỹ trên bầu trời biển Nhật Bản ngày 3/11.Cụ thể, khi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 Blackjack đang thực hiện chuyến bay thường lệ thì bị 2 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II áp sát.Phi công lái chiếc Tu-160 khi đó đã quyết định "cắt đuôi" 2 chiếc F-35A đang bám sát mình do không được sự hỗ trợ của tiêm kích quân nhà. Chiếc Tu-160 đã xếp cánh lại và động cơ được bật tăng lực, đưa tốc độ lên mức tối đa.Chiếc F-35A ngay khi đó cũng thực hiện thao tác đốt sau đối với động cơ để truy đuổi nhưng đành bất lực và để sổng mất mục tiêu vì tốc độ quá kinh hoàng của chiếc máy bay ném bom chiến lược Nga.Theo ghi nhận tại hiện trường, mặc dù vẫn bị theo dõi trên màn hình radar của tiêm kích F-35, nhưng chiếc chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo chẳng thể nào đuổi kịp oanh tạc cơ Nga khi đó đang bay ở vận tốc Mach 2.Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên rất dễ hiểu, khi chiếc Tu-160 có vận tốc tối đa lên tới Mach 2,05 (tương đương 1.570 dặm/h) thì chiếc F-35A chỉ có thể vươn tới được vận tốc Mach 1,6 (tương đương 1.200 dặm/h).Thông tin trên đã làm nức lòng nhiều người Nga, mặc dù vậy trang Vzglyad tỏ ý nghi ngờ rất lớn về điều này, họ đã tìm lại tin gốc trên Sputnik nhưng không hề nhận thấy sự tồn tại.Tiếp đó, những luận điểm được Vzglyad đưa ra đã làm rõ thêm nhận định rằng vụ đụng độ trên biển Nhật Bản nói trên chỉ là sản phẩm tưởng tượng không hơn không kém.Đầu tiên chính là việc Tu-160 không bao giờ bay một mình mà tối thiểu phải có 2 chiếc, đồng thời chúng luôn nhận được sự hộ tống của máy bay tiêm kích trong suốt nhiệm vụ.Vấn đề tiếp theo cần nói đến chính là không có bất cứ tiêm kích F-35A nào của Mỹ bay gần lãnh hải Nhật Bản trong thời gian gần đây, cho nên không thể có chuyện F-35A đã kèm sát máy bay Tu-160.Chưa dừng lại đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thường thông tin chi tiết về tất cả mọi chiến đấu cơ cỡ lớn của Nga hoạt động gần biên giới mình. Tuy nhiên họ không có bất cứ báo cáo nào về hành tung của Tu-160 trong tuần đầu tiên của tháng 11.Ngoài ra giới quân sự cũng lưu ý tới việc kế hoạch bay của Tu-160 tại khu vực Viễn Đông trong năm nay đã hoàn thành, bởi vậy khó có khả năng một chiếc nào đó được cử tới đây trong tháng 11.Giả sử nếu như trường hợp đó vẫn xảy ra thì các kênh truyền hình quốc gia Nga sẽ phải thông báo chi tiết chứ không phải đến từ những hãng thông tấn nhỏ hay các trang mạng quân sự.Ngay cả Bộ Quốc phòng Nga mới đây cũng không hề đưa ra bất cứ bình luận nào về sự việc trên, điều này càng cho thấy rõ nhận định rằng thông tin về vụ đụng độ là không có thật.Nguyên nhân dẫn đến việc lan truyền thông tin như trên được giải thích có thể là do một nhà báo nào đó có "lòng tự hào dân tộc" ở mức thái quá nên đã tưởng tượng ra kịch bản không có thật này.
Vào hôm 9/11, nhiều tờ báo cũng như trang mạng quân sự của Nga tuyên bố họ "dẫn nguồn từ Sputnik", mô tả chi tiết về vụ đụng độ giữa chiếc Tu-160 của họ và F-35 của Mỹ trên bầu trời biển Nhật Bản ngày 3/11.
Cụ thể, khi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 Blackjack đang thực hiện chuyến bay thường lệ thì bị 2 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II áp sát.
Phi công lái chiếc Tu-160 khi đó đã quyết định "cắt đuôi" 2 chiếc F-35A đang bám sát mình do không được sự hỗ trợ của tiêm kích quân nhà. Chiếc Tu-160 đã xếp cánh lại và động cơ được bật tăng lực, đưa tốc độ lên mức tối đa.
Chiếc F-35A ngay khi đó cũng thực hiện thao tác đốt sau đối với động cơ để truy đuổi nhưng đành bất lực và để sổng mất mục tiêu vì tốc độ quá kinh hoàng của chiếc máy bay ném bom chiến lược Nga.
Theo ghi nhận tại hiện trường, mặc dù vẫn bị theo dõi trên màn hình radar của tiêm kích F-35, nhưng chiếc chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo chẳng thể nào đuổi kịp oanh tạc cơ Nga khi đó đang bay ở vận tốc Mach 2.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên rất dễ hiểu, khi chiếc Tu-160 có vận tốc tối đa lên tới Mach 2,05 (tương đương 1.570 dặm/h) thì chiếc F-35A chỉ có thể vươn tới được vận tốc Mach 1,6 (tương đương 1.200 dặm/h).
Thông tin trên đã làm nức lòng nhiều người Nga, mặc dù vậy trang Vzglyad tỏ ý nghi ngờ rất lớn về điều này, họ đã tìm lại tin gốc trên Sputnik nhưng không hề nhận thấy sự tồn tại.
Tiếp đó, những luận điểm được Vzglyad đưa ra đã làm rõ thêm nhận định rằng vụ đụng độ trên biển Nhật Bản nói trên chỉ là sản phẩm tưởng tượng không hơn không kém.
Đầu tiên chính là việc Tu-160 không bao giờ bay một mình mà tối thiểu phải có 2 chiếc, đồng thời chúng luôn nhận được sự hộ tống của máy bay tiêm kích trong suốt nhiệm vụ.
Vấn đề tiếp theo cần nói đến chính là không có bất cứ tiêm kích F-35A nào của Mỹ bay gần lãnh hải Nhật Bản trong thời gian gần đây, cho nên không thể có chuyện F-35A đã kèm sát máy bay Tu-160.
Chưa dừng lại đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thường thông tin chi tiết về tất cả mọi chiến đấu cơ cỡ lớn của Nga hoạt động gần biên giới mình. Tuy nhiên họ không có bất cứ báo cáo nào về hành tung của Tu-160 trong tuần đầu tiên của tháng 11.
Ngoài ra giới quân sự cũng lưu ý tới việc kế hoạch bay của Tu-160 tại khu vực Viễn Đông trong năm nay đã hoàn thành, bởi vậy khó có khả năng một chiếc nào đó được cử tới đây trong tháng 11.
Giả sử nếu như trường hợp đó vẫn xảy ra thì các kênh truyền hình quốc gia Nga sẽ phải thông báo chi tiết chứ không phải đến từ những hãng thông tấn nhỏ hay các trang mạng quân sự.
Ngay cả Bộ Quốc phòng Nga mới đây cũng không hề đưa ra bất cứ bình luận nào về sự việc trên, điều này càng cho thấy rõ nhận định rằng thông tin về vụ đụng độ là không có thật.
Nguyên nhân dẫn đến việc lan truyền thông tin như trên được giải thích có thể là do một nhà báo nào đó có "lòng tự hào dân tộc" ở mức thái quá nên đã tưởng tượng ra kịch bản không có thật này.