Cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai nước Azerbaijan và Armenia xảy ra gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Trong khi lực lượng mặt đất Armenia tỏ ra rất hiệu quả thì Azerbaijan lại đang kiểm soát ưu thế cực lớn trên không bằng số lượng lớn các máy bay không người lái (UAV). Qua đó chúng ta thực sự thấy được sự lợi hại không thể xem thường của các UAV vũ trang trong thời kỳ hiện đại. Ảnh: UAV vũ trang Hermes 900 do Israel chế tạo, xuất khẩu cho Azerbaijan.Xét về chiến thuật, ngày nay trong đội hình bộ binh phối thuộc tăng - thiết giáp hành tiến trống trải, việc thiết lập ô phòng không lục quân tầm thấp, ngăn chặn UAV là rất cần thiết. Đối với Lục quân Việt Nam, từ lâu chúng ta đã sở hữu nhiều trang bị, "bảo bối" cùng nhiều phương thức săn đuổi, ngăn chặn các UAV được đánh giá là khá hiệu quả. Ảnh: Đội hình xe tăng Việt Nam hành tiếnĐầu tiên phải kể đến trong nhiệm vụ phòng không tầm thấp đó chính là các tổ hợp Strela-10 (9K35). Đây là khí tài do Liên Xô thiết kế chế tạo, chính thức phục vụ từ năm 1979 và được nước bạn viện trợ cho quân đội ta trong giai đoạn sau đó. Tổ hợp được đặt trên khung bệ xe thiết giáp bánh xích MT-LB với một bệ phóng gồm 4 đạn tên lửa 9M37 có tầm bắn tối đa 5.000m, trần bay tối đa 3.500m được cung cấp tham số bởi một radar chỉ huy, phân loại mục tiêu có tầm phát hiện tối đa tới 10.000m. Ảnh: Triển khai tổ hợp Strela-10 của bộ đội Việt Nam - Nguồn: VOVHiện nay các tổ hợp Strela-10 đang đảm đương nhiệm vụ hỗ trợ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU trong tác chiến tầm gần. Tuy nhiên khi có chiến sự xảy ra, các tổ hợp này hoàn toàn có thể được phân công đi theo đội hình bộ binh chiến đấu làm ô phòng không che đầu chống lại các mục tiêu bay thấp trên không của đối phương như UAV, máy bay bổ nhào, trực thăng,… Ảnh: Cán bộ chiến sĩ huấn luyện với tổ hợp Strela-10 - Nguồn: QĐND.Quân đội ta hiện nay cũng sở hữu các tổ hợp pháo phòng không tự hành Zsu-23-4 Shilka sử dụng 4 pháo bắn nhanh 2A7 cỡ nòng 23mm. Đây là tổ hợp pháo có tốc độ bắn cực cao, tạo lưới lửa dày đặc có thể bắn hạ phương tiện bay tầm thấp của đối phương một cách dễ dàng, đồng thời được dẫn bắn bằng radar điện tử giúp cho độ chính xác khá cao. Đặc biệt, Việt Nam còn tự nâng cấp tăng cường thêm hỏa lực cho Zsu-23-4 với các ống phóng tên lửa phòng không (MANPADS) và radar mới tăng thêm khả năng tác chiến trong môi trường hiện đại. Ảnh: Pháo phòng không tự hành Zsu-23-4 tại nhà máy - Nguồn: QĐNDPhải nói rằng Zsu-23-4 là phương tiện hỗ trợ tác chiến vô cùng hiệu quả, bên cạnh việc phòng không, tạo ô che đầu cho đội hình bộ binh, tổ hợp cũng có thể hạ nòng bắn thẳng tạo hỏa lực mặt đất chế áp đối phương, hỗ trợ lực lượng ta tác chiến. Ảnh: Đội hình Zsu-23-4 trong trạng thái chiến đấu.Phổ biến nhất hiện nay, tạo năng lực phòng không lục quân chủ yếu của đội hình bộ binh ta đó là các trận địa pháo phòng không. Các loại pháo phòng không này đã có truyền thống chiến đấu từ thời kháng chiến chống Mỹ cho tới nay nhưng do tính hiệu quả cao, độ sát thương lớn nên vẫn tiếp tục được tin tưởng sử dụng. Ảnh: Trận địa pháo phòng không 57mm thực hành bắn đạn thật.Các loại pháo phòng không này đều được lắp đặt trên khung bánh lốp giúp có thể nhanh chóng triển khai và thu hồi trận địa, cơ động tác chiến bằng việc kéo theo bởi các xe vận tải việt dã. Thời gian xây dựng trận địa và đưa khí tài vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cũng không quá lâu. Ảnh: Nạp đạn cho pháo phòng không 57mm - Nguồn: QĐND.Dẫu vậy, nhược điểm của các tổ hợp pháo phòng không là cần kíp vận hành nhiều người, xạ thủ trực tiếp tác xạ trên mâm pháo, rất dễ gặp các tổn thương trên chiến trường. Do đó ta đã có đề tài nghiên cứu tự động hóa các pháo phòng không này. Ảnh: Triển khai pháo phòng không 37mm.Sau lớp pháo phòng không là đến lớp súng máy hạng nặng. Bộ binh ta khi hành quân chiến đấu cũng được biên chế các loại súng máy hạng nặng 12.7mm DShK, NSV, K-54,… ngoài nhiệm vụ chống địch mặt đất còn kiêm luôn cả nhiệm vụ phòng không, tiêu diệt máy bay tầm thấp đối phương. Ảnh: Bộ đội Việt Nam huấn luyện bắn máy bay bằng súng máy 12.7mm.Tên lửa phòng không vác vai MANPADS cũng là vũ khí chống phương tiện bay tầm thấp của đối phương không thể thiếu. Hiện nay Việt Nam đang có trong biên chế loại Strela-2 và Igla đều do Liên Xô thiết kế chế tạo, cho đến nay ta cũng đã tự chủ sản xuất được cả hai loại trên, góp phần nâng cao tính tự chủ, chủ động trong tác chiến của quân đội. Ảnh: Chiến sĩ huấn luyện bắn tên lửa phòng không vác vai Strela-2.Trong thời gian gần đây, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam cũng đã tự chủ thiết kế chế tạo, cho ra mắt nhiều thiết kế tổ hợp phòng không tầm thấp có sức chiến đấu cao. Trong đó có thể kể đến tích hợp bệ phóng tên lửa phòng không Strela-2 dẫn bắn bằng khối quang điện, điều khiển tự động lên khung gầm xe Kamaz. Đây là một phương án cực kỳ hiệu quả, có tính áp dụng thực tế cao và tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực phòng không lục quân. Ảnh: Bắn thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp do Việt Nam chế tạo.Không những tích hợp tên lửa Strela-2, Việt Nam cũng tích hợp cả pháo phòng không Zsu-23-2 lên khung gầm Kamaz, bổ sung chân chống thủy lực tạo độ ổn định khi bắn. Đề tài giúp nâng cao khả năng việt dã, cơ động của pháo Zsu-23-2 từ việc phải triển khai cố định trên mặt đất xong di chuyển tự hành.Ảnh: Bắn thử nghiệm tổ hợp pháo phòng không đặt trên khung gầm xe vận tải Việt Nam.Có thể nói rằng, lưới lửa phòng không tầm thấp của lục quân ta hiện nay là đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng, nhiều lớp, tạo mật độ hỏa lực cực cao, làm ô phòng không che đầu cho đội hình bộ binh tiến công cực kỳ hiệu quả. Điều đáng mừng hơn nữa là không chỉ có nhiều tổ hợp nhập khẩu, Việt Nam cũng đang nhanh chóng phát triển, tự chủ chế tạo nhiều tổ hợp phòng không tầm thấp mới, đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp mới do Việt Nam chế tạo, sử dụng tên lửa vác vai Igla. Video Pháo phòng không tự hành ZSU Việt Nam bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu bay - Nguồn: QPVN
Cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai nước Azerbaijan và Armenia xảy ra gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Trong khi lực lượng mặt đất Armenia tỏ ra rất hiệu quả thì Azerbaijan lại đang kiểm soát ưu thế cực lớn trên không bằng số lượng lớn các máy bay không người lái (UAV). Qua đó chúng ta thực sự thấy được sự lợi hại không thể xem thường của các UAV vũ trang trong thời kỳ hiện đại. Ảnh: UAV vũ trang Hermes 900 do Israel chế tạo, xuất khẩu cho Azerbaijan.
Xét về chiến thuật, ngày nay trong đội hình bộ binh phối thuộc tăng - thiết giáp hành tiến trống trải, việc thiết lập ô phòng không lục quân tầm thấp, ngăn chặn UAV là rất cần thiết. Đối với Lục quân Việt Nam, từ lâu chúng ta đã sở hữu nhiều trang bị, "bảo bối" cùng nhiều phương thức săn đuổi, ngăn chặn các UAV được đánh giá là khá hiệu quả. Ảnh: Đội hình xe tăng Việt Nam hành tiến
Đầu tiên phải kể đến trong nhiệm vụ phòng không tầm thấp đó chính là các tổ hợp Strela-10 (9K35). Đây là khí tài do Liên Xô thiết kế chế tạo, chính thức phục vụ từ năm 1979 và được nước bạn viện trợ cho quân đội ta trong giai đoạn sau đó. Tổ hợp được đặt trên khung bệ xe thiết giáp bánh xích MT-LB với một bệ phóng gồm 4 đạn tên lửa 9M37 có tầm bắn tối đa 5.000m, trần bay tối đa 3.500m được cung cấp tham số bởi một radar chỉ huy, phân loại mục tiêu có tầm phát hiện tối đa tới 10.000m. Ảnh: Triển khai tổ hợp Strela-10 của bộ đội Việt Nam - Nguồn: VOV
Hiện nay các tổ hợp Strela-10 đang đảm đương nhiệm vụ hỗ trợ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU trong tác chiến tầm gần. Tuy nhiên khi có chiến sự xảy ra, các tổ hợp này hoàn toàn có thể được phân công đi theo đội hình bộ binh chiến đấu làm ô phòng không che đầu chống lại các mục tiêu bay thấp trên không của đối phương như UAV, máy bay bổ nhào, trực thăng,… Ảnh: Cán bộ chiến sĩ huấn luyện với tổ hợp Strela-10 - Nguồn: QĐND.
Quân đội ta hiện nay cũng sở hữu các tổ hợp pháo phòng không tự hành Zsu-23-4 Shilka sử dụng 4 pháo bắn nhanh 2A7 cỡ nòng 23mm. Đây là tổ hợp pháo có tốc độ bắn cực cao, tạo lưới lửa dày đặc có thể bắn hạ phương tiện bay tầm thấp của đối phương một cách dễ dàng, đồng thời được dẫn bắn bằng radar điện tử giúp cho độ chính xác khá cao. Đặc biệt, Việt Nam còn tự nâng cấp tăng cường thêm hỏa lực cho Zsu-23-4 với các ống phóng tên lửa phòng không (MANPADS) và radar mới tăng thêm khả năng tác chiến trong môi trường hiện đại. Ảnh: Pháo phòng không tự hành Zsu-23-4 tại nhà máy - Nguồn: QĐND
Phải nói rằng Zsu-23-4 là phương tiện hỗ trợ tác chiến vô cùng hiệu quả, bên cạnh việc phòng không, tạo ô che đầu cho đội hình bộ binh, tổ hợp cũng có thể hạ nòng bắn thẳng tạo hỏa lực mặt đất chế áp đối phương, hỗ trợ lực lượng ta tác chiến. Ảnh: Đội hình Zsu-23-4 trong trạng thái chiến đấu.
Phổ biến nhất hiện nay, tạo năng lực phòng không lục quân chủ yếu của đội hình bộ binh ta đó là các trận địa pháo phòng không. Các loại pháo phòng không này đã có truyền thống chiến đấu từ thời kháng chiến chống Mỹ cho tới nay nhưng do tính hiệu quả cao, độ sát thương lớn nên vẫn tiếp tục được tin tưởng sử dụng. Ảnh: Trận địa pháo phòng không 57mm thực hành bắn đạn thật.
Các loại pháo phòng không này đều được lắp đặt trên khung bánh lốp giúp có thể nhanh chóng triển khai và thu hồi trận địa, cơ động tác chiến bằng việc kéo theo bởi các xe vận tải việt dã. Thời gian xây dựng trận địa và đưa khí tài vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cũng không quá lâu. Ảnh: Nạp đạn cho pháo phòng không 57mm - Nguồn: QĐND.
Dẫu vậy, nhược điểm của các tổ hợp pháo phòng không là cần kíp vận hành nhiều người, xạ thủ trực tiếp tác xạ trên mâm pháo, rất dễ gặp các tổn thương trên chiến trường. Do đó ta đã có đề tài nghiên cứu tự động hóa các pháo phòng không này. Ảnh: Triển khai pháo phòng không 37mm.
Sau lớp pháo phòng không là đến lớp súng máy hạng nặng. Bộ binh ta khi hành quân chiến đấu cũng được biên chế các loại súng máy hạng nặng 12.7mm DShK, NSV, K-54,… ngoài nhiệm vụ chống địch mặt đất còn kiêm luôn cả nhiệm vụ phòng không, tiêu diệt máy bay tầm thấp đối phương. Ảnh: Bộ đội Việt Nam huấn luyện bắn máy bay bằng súng máy 12.7mm.
Tên lửa phòng không vác vai MANPADS cũng là vũ khí chống phương tiện bay tầm thấp của đối phương không thể thiếu. Hiện nay Việt Nam đang có trong biên chế loại Strela-2 và Igla đều do Liên Xô thiết kế chế tạo, cho đến nay ta cũng đã tự chủ sản xuất được cả hai loại trên, góp phần nâng cao tính tự chủ, chủ động trong tác chiến của quân đội. Ảnh: Chiến sĩ huấn luyện bắn tên lửa phòng không vác vai Strela-2.
Trong thời gian gần đây, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam cũng đã tự chủ thiết kế chế tạo, cho ra mắt nhiều thiết kế tổ hợp phòng không tầm thấp có sức chiến đấu cao. Trong đó có thể kể đến tích hợp bệ phóng tên lửa phòng không Strela-2 dẫn bắn bằng khối quang điện, điều khiển tự động lên khung gầm xe Kamaz. Đây là một phương án cực kỳ hiệu quả, có tính áp dụng thực tế cao và tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực phòng không lục quân. Ảnh: Bắn thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp do Việt Nam chế tạo.
Không những tích hợp tên lửa Strela-2, Việt Nam cũng tích hợp cả pháo phòng không Zsu-23-2 lên khung gầm Kamaz, bổ sung chân chống thủy lực tạo độ ổn định khi bắn. Đề tài giúp nâng cao khả năng việt dã, cơ động của pháo Zsu-23-2 từ việc phải triển khai cố định trên mặt đất xong di chuyển tự hành.Ảnh: Bắn thử nghiệm tổ hợp pháo phòng không đặt trên khung gầm xe vận tải Việt Nam.
Có thể nói rằng, lưới lửa phòng không tầm thấp của lục quân ta hiện nay là đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng, nhiều lớp, tạo mật độ hỏa lực cực cao, làm ô phòng không che đầu cho đội hình bộ binh tiến công cực kỳ hiệu quả. Điều đáng mừng hơn nữa là không chỉ có nhiều tổ hợp nhập khẩu, Việt Nam cũng đang nhanh chóng phát triển, tự chủ chế tạo nhiều tổ hợp phòng không tầm thấp mới, đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp mới do Việt Nam chế tạo, sử dụng tên lửa vác vai Igla.
Video Pháo phòng không tự hành ZSU Việt Nam bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu bay - Nguồn: QPVN