Tạp chí quân sự Jane’s nhận định, với lượng giãn nước hơn 3.000 tấn tàu CSB-8020 là tàu tuần tra lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam và trong tương lai sẽ là một trong nhưng “nhân tố” quan trọng giúp Việt Nam duy trì an ninh hàng hải trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Chuyên trang quân sự này của Anh cũng không quên nhắc đến lai lịch của tàu cảnh sát biển CSB-8020 khi cho rằng, lớp tàu tuần duyên Hamilton là một trong hai lớp tàu tuần tra ven biển cao cấp nhất của lực lượng Tuần duyên Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Trước đó vào tháng 5/2017 tại Honolulu, Hawaii, đại diện Tuần duyên Mỹ đã chính thức bàn giao tàu USCG Morgenthau (WHEC 722) tên gọi trước đó của tàu CSB-8020 cho đại diện Cảnh sát biển Việt Nam. Đến tháng 11 cùng năm, tàu CSB-8020 chính thức lên đường trở về. Nguồn ảnh: usni.org.Sau hải trình kéo dài nhiều tuần, chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Vùng Cảnh sát biển 3 (Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam) đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tra CSB-8020. Nguồn ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.Lớp tàu tuần duyên Hamilton được lực lượng Tuần duyên Mỹ đưa vào trang bị từ cuối năm 1960 với 12 tàu được đóng mới, đây cũng là lớp tàu tuần tra ven biển tốt nhất của Mỹ trong nhiều thập kỷ trước khi các tàu tuần duyên tiên tiến lớp Legend xuất hiện. Nguồn ảnh: Wiki.Con tàu có lượng giãn nước tối đa 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel và hai động cơ tua-bin khí, đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 14.000 hải lý và đảm bảo hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Trong biên chế của Tuần duyên Mỹ, các tàu lớp Hamilton được trang bị một hải pháo 76mm Otobreda, hai pháo tự động 25mm Mk38 và một hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS. Do một số yếu tố khách quan khi được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, tàu CSB-8020 chỉ được trang bị hải pháo 76mm cùng một số vũ khí phòng vệ khác. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Ngoài hệ thống vũ khí và điện tử hàng hải tiên tiến, các tàu lớp Hamilton cũng được trang bị sàn đáp và hang chứa máy bay trực thăng phía sau đuôi tàu, cho phép mang theo 1 trực thăng tuần tra biển. Hình ảnh CSB-8020 khi còn trong biên chế Tuần duyên Mỹ với số hiệu “WHEC 722”. Nguồn ảnh: Wiki.Cũng theo Jane’s nhiều khả năng trong tương lai Mỹ sẽ tiếp tục chuyển giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam dựa trên chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA), tuy nhiên khả năng này khó có thể xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ hiện tại. Nguồn ảnh: usni.org.Hình ảnh các đại biểu và kíp tàu chụp ảnh lưu niệm trên tàu CSB-8020 trong buổi lễ biên chế chính thức của tàu vào hôm 16/12/2017. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Mời độc giả xem video: Lễ tiếp nhận tàu cảnh sát biển CSB-8020 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Vùng Cảnh sát biển 3. (Nguồn QPVN)
Tạp chí quân sự Jane’s nhận định, với lượng giãn nước hơn 3.000 tấn tàu CSB-8020 là tàu tuần tra lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam và trong tương lai sẽ là một trong nhưng “nhân tố” quan trọng giúp Việt Nam duy trì an ninh hàng hải trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Chuyên trang quân sự này của Anh cũng không quên nhắc đến lai lịch của tàu cảnh sát biển CSB-8020 khi cho rằng, lớp tàu tuần duyên Hamilton là một trong hai lớp tàu tuần tra ven biển cao cấp nhất của lực lượng Tuần duyên Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Trước đó vào tháng 5/2017 tại Honolulu, Hawaii, đại diện Tuần duyên Mỹ đã chính thức bàn giao tàu USCG Morgenthau (WHEC 722) tên gọi trước đó của tàu CSB-8020 cho đại diện Cảnh sát biển Việt Nam. Đến tháng 11 cùng năm, tàu CSB-8020 chính thức lên đường trở về. Nguồn ảnh: usni.org.
Sau hải trình kéo dài nhiều tuần, chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Vùng Cảnh sát biển 3 (Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam) đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tra CSB-8020. Nguồn ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Lớp tàu tuần duyên Hamilton được lực lượng Tuần duyên Mỹ đưa vào trang bị từ cuối năm 1960 với 12 tàu được đóng mới, đây cũng là lớp tàu tuần tra ven biển tốt nhất của Mỹ trong nhiều thập kỷ trước khi các tàu tuần duyên tiên tiến lớp Legend xuất hiện. Nguồn ảnh: Wiki.
Con tàu có lượng giãn nước tối đa 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel và hai động cơ tua-bin khí, đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 14.000 hải lý và đảm bảo hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Trong biên chế của Tuần duyên Mỹ, các tàu lớp Hamilton được trang bị một hải pháo 76mm Otobreda, hai pháo tự động 25mm Mk38 và một hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS. Do một số yếu tố khách quan khi được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam, tàu CSB-8020 chỉ được trang bị hải pháo 76mm cùng một số vũ khí phòng vệ khác. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Ngoài hệ thống vũ khí và điện tử hàng hải tiên tiến, các tàu lớp Hamilton cũng được trang bị sàn đáp và hang chứa máy bay trực thăng phía sau đuôi tàu, cho phép mang theo 1 trực thăng tuần tra biển. Hình ảnh CSB-8020 khi còn trong biên chế Tuần duyên Mỹ với số hiệu “WHEC 722”. Nguồn ảnh: Wiki.
Cũng theo Jane’s nhiều khả năng trong tương lai Mỹ sẽ tiếp tục chuyển giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam dựa trên chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA), tuy nhiên khả năng này khó có thể xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ hiện tại. Nguồn ảnh: usni.org.
Hình ảnh các đại biểu và kíp tàu chụp ảnh lưu niệm trên tàu CSB-8020 trong buổi lễ biên chế chính thức của tàu vào hôm 16/12/2017. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Mời độc giả xem video: Lễ tiếp nhận tàu cảnh sát biển CSB-8020 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Vùng Cảnh sát biển 3. (Nguồn QPVN)