Theo đó, các lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ dành cho Nga có hiệu lực lên mọi quốc gia có quan hệ mua bán và làm ăn với Moscow trên thị trường vũ khí, thế nhưng lạ lùng thay là đối với Ấn Độ các lệnh cấm này gần như không có giá trị. Thậm chí Quốc hội Mỹ lẫn chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn ưu ái bán cho New Delhi các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: Usarmy.Trong cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phát đi thông báo rằng nước này sẽ sớm ký hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần NASAMS-II từ phía Mỹ và thương vụ này sẽ sớm được Quốc hội Mỹ thông qua. Nguồn ảnh: TASS.Mặc dù, Ấn Độ mua các tên lửa NASAMS-II từ một công ty Na Uy thế nhưng loại vũ khí này lại được sản xuất dựa trên công nghệ của Mỹ, do đó thương vụ này cần được sự chấp thuận của Washington. Việc Ấn Độ có thể dễ dàng mua được NASAMS-II cũng cho thấy thái độ muốn lấy lòng New Delhi của Mỹ trong mọi vấn đề. Nguồn ảnh: Newsrec.Cần phải nhắc lại rằng trước đó cũng có thông tin Ấn Độ sẽ mua các tổ hợp tên lửa phòng không tầm S-400 từ Nga, cùng một số hợp đồng phụ khác, thương vụ này cũng từng khiến Mỹ cảm thấy khó chịu bởi Ấn Độ luôn là một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất thế giới. Nguồn ảnh: Newsrec.Có lẽ vì chính lý do trên đã khiến Mỹ sốt sắng trong việc chấp thuận cho phép Na Uy bán các hệ thống NASAMS-II cho Ấn Độ chỉ sau một thời gian ngắn thương thảo. Tuy nhiên, ý định của Mỹ không chỉ đơn thuần là bán vũ khí cho Ấn Độ, mà họ còn muốn New Delhi thay đổi mối quan hệ với Nga cũng như "khích lệ" Ấn Độ tăng cường đối đầu với Trung Quốc. Nguồn ảnh: Battery.Quay lại với hệ thống NASAMS-II, theo các chuyên gia quân sự, Ấn Độ sẽ ít nhiều gặp khó khăn trong việc tích hợp quá nhiều các hệ thống phòng không khác nhau vào trong cùng một hệ thống phòng không hoàn chỉnh, mà ở đây có thể hiểu là giữa các công nghệ quân sự của NATO và Nga. Việc đồng bộ các hệ thống này không phải là không thể nhưng nó sẽ tạo thêm bước phức tạp trong quá trình vận hành và quản lý các hệ thống vũ khí này. Nguồn ảnh: Russian.Bản thân NASAMS thực chất là một hệ thống phòng không được phát triển dựa trên một mẫu tên lửa không đối không tầm xa do Mỹ chế tạo và được Na Uy cải tiến. Tuy nhiên, toàn bộ các loại tên lửa được sử dụng bởi hệ thống này đều do Mỹ sản xuất gồm các loại tên lửa AIM-120A/B; AIM-120C-5 và AIM-120D. Nguồn ảnh: Suffer.Với mỗi loại tên lửa, tổ hợp này sẽ có tầm bắn khác nhau, trong đó tầm bắn ngắn nhất là đối với loại tên lửa AIM-120A/B với chỉ tầm 75 km tối đa. Trong khi đó AIM-120D có thể đạt tầm bắn lên tới trên 180 km. Nguồn ảnh: Armyrec.Phiên bản NASAMS-II được coi là bản nâng cấp cực kỳ đáng kể của NASAMS cũng do Na Uy phát triển. Theo đó, NASAMS-II có thể kết nối được tới 16 tổ hợp NASAMS-II lại làm một cũng như kết nỗi với các hệ thống radar mặt đất để cho phép bao phủ mục tiêu và đánh chặn hiệu quả nhất có thể. Nguồn ảnh: Military.Một đại đội NASAMS-II tiêu chuẩn bao gồm 12 dàn phóng (mỗi dàn có 6 tên lửa AIM-120) cùng 8 radar loại AN/MPQ-64 - phiên bản cải tiến nâng cấp từ loại Sentinel X band 3D, một trung tâm tác chiến chỉ huy, một hệ thống camera trung tâm và một phương tiện điều khiển chiến thuật. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Tổ hợp phòng không NASAMS-II phóng thử tiêu diệt mục tiêu giả định.
Theo đó, các lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ dành cho Nga có hiệu lực lên mọi quốc gia có quan hệ mua bán và làm ăn với Moscow trên thị trường vũ khí, thế nhưng lạ lùng thay là đối với Ấn Độ các lệnh cấm này gần như không có giá trị. Thậm chí Quốc hội Mỹ lẫn chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn ưu ái bán cho New Delhi các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: Usarmy.
Trong cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phát đi thông báo rằng nước này sẽ sớm ký hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần NASAMS-II từ phía Mỹ và thương vụ này sẽ sớm được Quốc hội Mỹ thông qua. Nguồn ảnh: TASS.
Mặc dù, Ấn Độ mua các tên lửa NASAMS-II từ một công ty Na Uy thế nhưng loại vũ khí này lại được sản xuất dựa trên công nghệ của Mỹ, do đó thương vụ này cần được sự chấp thuận của Washington. Việc Ấn Độ có thể dễ dàng mua được NASAMS-II cũng cho thấy thái độ muốn lấy lòng New Delhi của Mỹ trong mọi vấn đề. Nguồn ảnh: Newsrec.
Cần phải nhắc lại rằng trước đó cũng có thông tin Ấn Độ sẽ mua các tổ hợp tên lửa phòng không tầm S-400 từ Nga, cùng một số hợp đồng phụ khác, thương vụ này cũng từng khiến Mỹ cảm thấy khó chịu bởi Ấn Độ luôn là một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất thế giới. Nguồn ảnh: Newsrec.
Có lẽ vì chính lý do trên đã khiến Mỹ sốt sắng trong việc chấp thuận cho phép Na Uy bán các hệ thống NASAMS-II cho Ấn Độ chỉ sau một thời gian ngắn thương thảo. Tuy nhiên, ý định của Mỹ không chỉ đơn thuần là bán vũ khí cho Ấn Độ, mà họ còn muốn New Delhi thay đổi mối quan hệ với Nga cũng như "khích lệ" Ấn Độ tăng cường đối đầu với Trung Quốc. Nguồn ảnh: Battery.
Quay lại với hệ thống NASAMS-II, theo các chuyên gia quân sự, Ấn Độ sẽ ít nhiều gặp khó khăn trong việc tích hợp quá nhiều các hệ thống phòng không khác nhau vào trong cùng một hệ thống phòng không hoàn chỉnh, mà ở đây có thể hiểu là giữa các công nghệ quân sự của NATO và Nga. Việc đồng bộ các hệ thống này không phải là không thể nhưng nó sẽ tạo thêm bước phức tạp trong quá trình vận hành và quản lý các hệ thống vũ khí này. Nguồn ảnh: Russian.
Bản thân NASAMS thực chất là một hệ thống phòng không được phát triển dựa trên một mẫu tên lửa không đối không tầm xa do Mỹ chế tạo và được Na Uy cải tiến. Tuy nhiên, toàn bộ các loại tên lửa được sử dụng bởi hệ thống này đều do Mỹ sản xuất gồm các loại tên lửa AIM-120A/B; AIM-120C-5 và AIM-120D. Nguồn ảnh: Suffer.
Với mỗi loại tên lửa, tổ hợp này sẽ có tầm bắn khác nhau, trong đó tầm bắn ngắn nhất là đối với loại tên lửa AIM-120A/B với chỉ tầm 75 km tối đa. Trong khi đó AIM-120D có thể đạt tầm bắn lên tới trên 180 km. Nguồn ảnh: Armyrec.
Phiên bản NASAMS-II được coi là bản nâng cấp cực kỳ đáng kể của NASAMS cũng do Na Uy phát triển. Theo đó, NASAMS-II có thể kết nối được tới 16 tổ hợp NASAMS-II lại làm một cũng như kết nỗi với các hệ thống radar mặt đất để cho phép bao phủ mục tiêu và đánh chặn hiệu quả nhất có thể. Nguồn ảnh: Military.
Một đại đội NASAMS-II tiêu chuẩn bao gồm 12 dàn phóng (mỗi dàn có 6 tên lửa AIM-120) cùng 8 radar loại AN/MPQ-64 - phiên bản cải tiến nâng cấp từ loại Sentinel X band 3D, một trung tâm tác chiến chỉ huy, một hệ thống camera trung tâm và một phương tiện điều khiển chiến thuật. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp phòng không NASAMS-II phóng thử tiêu diệt mục tiêu giả định.