Hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf giữa Nga và Trung Quốc mặc dù không ồn ào như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chẳng vì vậy mà thiếu sóng gió.Trở ngại đầu tiên trong việc thực hiện thương vụ đến vào đầu năm 2018, khi lô thiết bị và đạn tên lửa đầu tiên được Nga bàn giao đã gặp phải cơn bão, khiến cho toàn bộ khí tài bị hư hỏng nặng nề và phải tiêu hủy.Tưởng như đó chỉ là trục trặc duy nhất thì bất ngờ mới đây Moskva lại thông báo họ chưa thể giao nốt cơ số đạn tên lửa 48N6 còn lại do tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19, khiến các nhà máy chưa thể sản xuất trở lại bình thường.Mặc dù vậy, truyền thông Trung Quốc tỏ ý nghi ngờ Nga đang gian lận trong việc cung cấp vũ khí theo hợp đồng đã ký kết trước đó. Cụ thể, họ không hài lòng với sự gián đoạn trong việc cung cấp tên lửa cho các tổ hợp S-400.Nếu như Nga tuyên bố rằng nguyên nhân có liên quan đến tình hình dịch tễ học bất lợi xung quanh dịch bệnh, thì Trung Quốc tin rằng Moskva đang dồn lực nhằm chuẩn bị thực hiện hợp đồng cung cấp vũ khí cho Ấn Độ."Việc tạm ngừng bàn giao đạn tên lửa cho hệ thống phòng không S-400 Triumf của Trung Quốc có thể không liên quan đến các hạn chế do dịch bệnh, mà nguyên nhân thực tế là bởi xung đột biên giới Trung - Ấn", trang Defense24 nhận định."Chính thức thì sự gián đoạn có thể bắt nguồn từ các vấn đề phát sinh bởi đại dịch đang diễn ra, nhưng một khía cạnh khác thực dụng và mang tính chất địa chính trị hơn của toàn bộ vấn đề, đó là căng thẳng trong quan hệ Trung - Ấn"."Cần lưu ý rằng New Delhi đã yêu cầu Moskva tăng tốc bàn giao tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf cho họ, dự kiến không phải năm 2021 mà ngay trong năm 2020”.“Đây không phải lần đầu tiên Triumf trở thành nhân tố chính của một trò chơi chính trị phức tạp, lần trước giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ còn này là giữa Ấn Độ và Trung Quốc", trang Lenta.ru nói thêm.Hiện tại các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức về nhận định nêu trên, nhưng nếu suy đoán là có cơ sở thì nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ yêu cầu một khoản đền bù tương xứng với thiệt hại và sự chậm trễ.Bên cạnh đó, trục trặc trong quá trình cung cấp S-400 còn thúc đẩy các tiếng nói tại Bắc Kinh về việc nên đặt niềm tin vào tên lửa phòng không nội địa thay vì mua vũ khí Nga.Trong lúc này Trung Quốc đã chế tạo được nhiều tổ hợp tên lửa phòng không có tính năng tương đương, hay thậm chí là còn “vượt trội S-400” theo như tuyên bố của họ.Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí phòng không do mình tự chế tạo, cho nên việc tiếp tục mua S-400 của Nga sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng của HQ-9 hay HQ-22.Được biết Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về “chính sách nước đôi” trong cung cấp vũ khí cho Trung Quốc và Ấn Độ như cáo buộc của báo chí từ Bắc Kinh.
Hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf giữa Nga và Trung Quốc mặc dù không ồn ào như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chẳng vì vậy mà thiếu sóng gió.
Trở ngại đầu tiên trong việc thực hiện thương vụ đến vào đầu năm 2018, khi lô thiết bị và đạn tên lửa đầu tiên được Nga bàn giao đã gặp phải cơn bão, khiến cho toàn bộ khí tài bị hư hỏng nặng nề và phải tiêu hủy.
Tưởng như đó chỉ là trục trặc duy nhất thì bất ngờ mới đây Moskva lại thông báo họ chưa thể giao nốt cơ số đạn tên lửa 48N6 còn lại do tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19, khiến các nhà máy chưa thể sản xuất trở lại bình thường.
Mặc dù vậy, truyền thông Trung Quốc tỏ ý nghi ngờ Nga đang gian lận trong việc cung cấp vũ khí theo hợp đồng đã ký kết trước đó. Cụ thể, họ không hài lòng với sự gián đoạn trong việc cung cấp tên lửa cho các tổ hợp S-400.
Nếu như Nga tuyên bố rằng nguyên nhân có liên quan đến tình hình dịch tễ học bất lợi xung quanh dịch bệnh, thì Trung Quốc tin rằng Moskva đang dồn lực nhằm chuẩn bị thực hiện hợp đồng cung cấp vũ khí cho Ấn Độ.
"Việc tạm ngừng bàn giao đạn tên lửa cho hệ thống phòng không S-400 Triumf của Trung Quốc có thể không liên quan đến các hạn chế do dịch bệnh, mà nguyên nhân thực tế là bởi xung đột biên giới Trung - Ấn", trang Defense24 nhận định.
"Chính thức thì sự gián đoạn có thể bắt nguồn từ các vấn đề phát sinh bởi đại dịch đang diễn ra, nhưng một khía cạnh khác thực dụng và mang tính chất địa chính trị hơn của toàn bộ vấn đề, đó là căng thẳng trong quan hệ Trung - Ấn".
"Cần lưu ý rằng New Delhi đã yêu cầu Moskva tăng tốc bàn giao tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf cho họ, dự kiến không phải năm 2021 mà ngay trong năm 2020”.
“Đây không phải lần đầu tiên Triumf trở thành nhân tố chính của một trò chơi chính trị phức tạp, lần trước giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ còn này là giữa Ấn Độ và Trung Quốc", trang Lenta.ru nói thêm.
Hiện tại các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức về nhận định nêu trên, nhưng nếu suy đoán là có cơ sở thì nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ yêu cầu một khoản đền bù tương xứng với thiệt hại và sự chậm trễ.
Bên cạnh đó, trục trặc trong quá trình cung cấp S-400 còn thúc đẩy các tiếng nói tại Bắc Kinh về việc nên đặt niềm tin vào tên lửa phòng không nội địa thay vì mua vũ khí Nga.
Trong lúc này Trung Quốc đã chế tạo được nhiều tổ hợp tên lửa phòng không có tính năng tương đương, hay thậm chí là còn “vượt trội S-400” theo như tuyên bố của họ.
Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí phòng không do mình tự chế tạo, cho nên việc tiếp tục mua S-400 của Nga sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng của HQ-9 hay HQ-22.
Được biết Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về “chính sách nước đôi” trong cung cấp vũ khí cho Trung Quốc và Ấn Độ như cáo buộc của báo chí từ Bắc Kinh.