Tờ Defense 24 của Ba Lan vừa cho đăng tải một bài phân tích, qua đó khẳng định xe tăng T-14 Armata của Nga, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa thể khắc phục.Trang thông tin của Ba Lan cho biết, lô hàng T-14 Armata đầu tiên được quân đội Nga tiếp nhận, không phải là hàng sản xuất hàng loạt, mà là các mẫu thử nghiệm của loại xe tăng này.Phía Ba Lan nhận định rằng, Nga cần khoảng 2300 chiếc xe tăng T-14 Armata để đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên đây là con số quá lớn, vượt ngoài khả năng sản xuất của Nga ở thời điểm hiện tại.Nhà máy Uralvagonzavod - nơi sản xuất các xe tăng Armata - cũng đang gặp phải một loạt các vấn đề tài chính, nên sẽ rất khó đáp ứng được đơn hàng của quân đội Nga, kể cả khi được đặt hàng với số lượng lớn.Trước đó từ đầu tháng 8, Phó tổng giám đốc thứ nhất của tập đoàn Rostec, Nga thông báo rằng, tập đoàn nhà nước này đã xuất xưởng lô xe tăng T-14 Armata đầu tiên.Thứ trưởng quốc phòng Nga ông Alexey Krivoruchko hồi tháng 8 vừa rồi cũng phát biểu, cho biết từ giờ tới cuối năm quân đội Nga sẽ nhận 20 xe tăng chủ lực Armata.Hiện tại, quân đội Nga vẫn chưa xây dựng xong các chiến thuật tác chiến phù hợp với loại xe tăng Armata này. Theo nhiều chuyên gia, với việc là một loại xe tăng khác hẳn bình thường, chiến thuật tác chiến xe tăng của Nga sẽ gần như phải "đập đi xây lại" từ đầu.Hồi tháng 1 năm ngoái, tạp chí Diplomat của Mỹ cũng cho biết việc bàn giao các xe tăng Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15 cho quân đội Nga, có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và bị trì hoãn liên tục.Đơn giản là do thiết kế của các loại phương tiện thiết giáp thế hệ mới này chưa thực sự hoàn thiện, hệ thống cung cấp điện cùng hệ thống truyền tải của xe vẫn có nhiều vấn đề.Đặc biệt, nhiều nguồn thạo tin tiết lộ rằng hệ thống ngắm bắn mục tiêu của T-14 vẫn chưa thực sự được hoàn thiện, khiến loại xe tăng chủ lực này về cơ bản có hiệu suất chiến đấu rất kém.Khác với các phiên bản xe tăng thông thường khác, T-14 Armata có kíp chiến đấu ngồi độc lập cách xa tháp pháo. Theo nhiều nhận định, điều này khiến cho việc tác chiến có thể gặp nhiều trở ngại, nếu tháo pháo của xe tăng bị hư hỏng hoặc hệ thống truyền dẫn tín hiệu bị ảnh hưởng.Việc điều khiển từ xa tháp pháo và hỏa lực, cũng khiến kíp chiến đấu mất đi khả năng tác chiến thủ công trên chiến trường, khi bị áp chế điện từ quá mạnh hoặc ở quá gần một vụ nổ hạt nhân - nơi các thiết bị điện sẽ bị hỏng ngay lập tức.Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi xe tăng chủ lực T-14 Armata của Nga vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, rất khó có thể đánh giá chính xác được khả năng tác chiến của loại phương tiện thế hệ mới này. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của xe tăng T-14 Armata có đủ để biến nó thành "hình mẫu" cho xe tăng thế hệ tiếp theo? Nguồn: Armies.
Tờ Defense 24 của Ba Lan vừa cho đăng tải một bài phân tích, qua đó khẳng định xe tăng T-14 Armata của Nga, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa thể khắc phục.
Trang thông tin của Ba Lan cho biết, lô hàng T-14 Armata đầu tiên được quân đội Nga tiếp nhận, không phải là hàng sản xuất hàng loạt, mà là các mẫu thử nghiệm của loại xe tăng này.
Phía Ba Lan nhận định rằng, Nga cần khoảng 2300 chiếc xe tăng T-14 Armata để đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên đây là con số quá lớn, vượt ngoài khả năng sản xuất của Nga ở thời điểm hiện tại.
Nhà máy Uralvagonzavod - nơi sản xuất các xe tăng Armata - cũng đang gặp phải một loạt các vấn đề tài chính, nên sẽ rất khó đáp ứng được đơn hàng của quân đội Nga, kể cả khi được đặt hàng với số lượng lớn.
Trước đó từ đầu tháng 8, Phó tổng giám đốc thứ nhất của tập đoàn Rostec, Nga thông báo rằng, tập đoàn nhà nước này đã xuất xưởng lô xe tăng T-14 Armata đầu tiên.
Thứ trưởng quốc phòng Nga ông Alexey Krivoruchko hồi tháng 8 vừa rồi cũng phát biểu, cho biết từ giờ tới cuối năm quân đội Nga sẽ nhận 20 xe tăng chủ lực Armata.
Hiện tại, quân đội Nga vẫn chưa xây dựng xong các chiến thuật tác chiến phù hợp với loại xe tăng Armata này. Theo nhiều chuyên gia, với việc là một loại xe tăng khác hẳn bình thường, chiến thuật tác chiến xe tăng của Nga sẽ gần như phải "đập đi xây lại" từ đầu.
Hồi tháng 1 năm ngoái, tạp chí Diplomat của Mỹ cũng cho biết việc bàn giao các xe tăng Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15 cho quân đội Nga, có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và bị trì hoãn liên tục.
Đơn giản là do thiết kế của các loại phương tiện thiết giáp thế hệ mới này chưa thực sự hoàn thiện, hệ thống cung cấp điện cùng hệ thống truyền tải của xe vẫn có nhiều vấn đề.
Đặc biệt, nhiều nguồn thạo tin tiết lộ rằng hệ thống ngắm bắn mục tiêu của T-14 vẫn chưa thực sự được hoàn thiện, khiến loại xe tăng chủ lực này về cơ bản có hiệu suất chiến đấu rất kém.
Khác với các phiên bản xe tăng thông thường khác, T-14 Armata có kíp chiến đấu ngồi độc lập cách xa tháp pháo. Theo nhiều nhận định, điều này khiến cho việc tác chiến có thể gặp nhiều trở ngại, nếu tháo pháo của xe tăng bị hư hỏng hoặc hệ thống truyền dẫn tín hiệu bị ảnh hưởng.
Việc điều khiển từ xa tháp pháo và hỏa lực, cũng khiến kíp chiến đấu mất đi khả năng tác chiến thủ công trên chiến trường, khi bị áp chế điện từ quá mạnh hoặc ở quá gần một vụ nổ hạt nhân - nơi các thiết bị điện sẽ bị hỏng ngay lập tức.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi xe tăng chủ lực T-14 Armata của Nga vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, rất khó có thể đánh giá chính xác được khả năng tác chiến của loại phương tiện thế hệ mới này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của xe tăng T-14 Armata có đủ để biến nó thành "hình mẫu" cho xe tăng thế hệ tiếp theo? Nguồn: Armies.