Được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1936, những máy bay ném bom B-17 từng được mệnh danh là Pháo Đài Bay, là cánh chim sắt huyền thoại và được coi là một trong những thứ vũ khí có đóng góp to lớn nhất vào chiến thắng cuối cùng của Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: PM.Trong toàn bộ cuộc chiến, đã có tổng cộng 12.731 chiếc máy bay ném bom B-17 được sản xuất và được sử dụng bởi Không lực Hoàng gia Anh và Không quân Lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: PM.Được trang bị 4 động cơ, mỗi động cơ có công xuất lên tới 1200 mã lực, những máy bay ném bom hạng nặng B-17 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới gần 30 tấn, tốc độ bay tối đa lên tới 462 km/h với tầm bay tối đa 3200 km và trần bay 10.800 mét. Nguồn ảnh: PM.Sở dĩ được gọi là pháo đài bay vì chiếc máy bay này được trang bị tới... 13 khẩu súng máy cỡ 12,7 mm ở xung quanh kèm theo đó là lớp thép bọc buồng lái và động cơ rất kín, các phi công tiêm kích của đối phương khó có thể tiếp cận được chiếc B-17 với những khẩu súng máy trên máy bay và khi đã tiếp cận được rồi cũng khó có thể hạ được chiếc cường kích B-17 chỉ bằng một lượt bắn. Nguồn ảnh: PM.Đến tận bây giờ vẫn còn rất nhiều chiếc B-17 hiện đang nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân trên khắp thế giới. Điều đáng nói đó là phần lớn những chiếc máy bay hàng "sưu tầm" này hiện đều vẫn đang chạy tốt dù chiếc "trẻ" nhất hiện cũng đã ngoài 70 tuổi. Nguồn ảnh: PM.Vị trí ngồi của xạ thủ súng máy đuôi với một tấm kính bọc thép nhỏ được gắn ngay trước mặt xạ thủ. Nguồn ảnh: PM.Hai khẩu 12,7 ly ở vị trí đuôi của chiếc B-17 với tổng cộng biên chế đủ 520 viên đạn. Nguồn ảnh: PM.Bốn động cơ Wright R-1820-97 với turbo siêu tăng áp cho phép chiếc máy bay này bay quá công suất thiết kế trong một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, giúp nó có khả năng leo lên cao nhanh chóng, tránh được hệ thống phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: PM.Vị trí súng máy hông, các loại máy bay ném bom thời này đều được gắn rất nhiều súng máy xung quanh máy bay khiến cho chúng có khả năng tự bảo vệ mình trước các máy bay tiêm kích của đối phương. Nguồn ảnh: PM.Vị trí súng máy trước mũi và cũng là nơi đặt hệ thống kính ngắm ném bom. Chiếc B-17 với thiết kế cánh đuôi theo kiểu "Cheyenne" đã mở ra một trào lưu mới trong việc thiết kế máy bay ném bom hạng nặng sau này, chiếc B-52 tham chiến ở Việt Nam cũng được kế thừa rất nhiều thành tựu vượt bậc của chiếc B-17 này. Nguồn ảnh: PM.
Được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1936, những máy bay ném bom B-17 từng được mệnh danh là Pháo Đài Bay, là cánh chim sắt huyền thoại và được coi là một trong những thứ vũ khí có đóng góp to lớn nhất vào chiến thắng cuối cùng của Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: PM.
Trong toàn bộ cuộc chiến, đã có tổng cộng 12.731 chiếc máy bay ném bom B-17 được sản xuất và được sử dụng bởi Không lực Hoàng gia Anh và Không quân Lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: PM.
Được trang bị 4 động cơ, mỗi động cơ có công xuất lên tới 1200 mã lực, những máy bay ném bom hạng nặng B-17 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới gần 30 tấn, tốc độ bay tối đa lên tới 462 km/h với tầm bay tối đa 3200 km và trần bay 10.800 mét. Nguồn ảnh: PM.
Sở dĩ được gọi là pháo đài bay vì chiếc máy bay này được trang bị tới... 13 khẩu súng máy cỡ 12,7 mm ở xung quanh kèm theo đó là lớp thép bọc buồng lái và động cơ rất kín, các phi công tiêm kích của đối phương khó có thể tiếp cận được chiếc B-17 với những khẩu súng máy trên máy bay và khi đã tiếp cận được rồi cũng khó có thể hạ được chiếc cường kích B-17 chỉ bằng một lượt bắn. Nguồn ảnh: PM.
Đến tận bây giờ vẫn còn rất nhiều chiếc B-17 hiện đang nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân trên khắp thế giới. Điều đáng nói đó là phần lớn những chiếc máy bay hàng "sưu tầm" này hiện đều vẫn đang chạy tốt dù chiếc "trẻ" nhất hiện cũng đã ngoài 70 tuổi. Nguồn ảnh: PM.
Vị trí ngồi của xạ thủ súng máy đuôi với một tấm kính bọc thép nhỏ được gắn ngay trước mặt xạ thủ. Nguồn ảnh: PM.
Hai khẩu 12,7 ly ở vị trí đuôi của chiếc B-17 với tổng cộng biên chế đủ 520 viên đạn. Nguồn ảnh: PM.
Bốn động cơ Wright R-1820-97 với turbo siêu tăng áp cho phép chiếc máy bay này bay quá công suất thiết kế trong một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, giúp nó có khả năng leo lên cao nhanh chóng, tránh được hệ thống phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: PM.
Vị trí súng máy hông, các loại máy bay ném bom thời này đều được gắn rất nhiều súng máy xung quanh máy bay khiến cho chúng có khả năng tự bảo vệ mình trước các máy bay tiêm kích của đối phương. Nguồn ảnh: PM.
Vị trí súng máy trước mũi và cũng là nơi đặt hệ thống kính ngắm ném bom. Chiếc B-17 với thiết kế cánh đuôi theo kiểu "Cheyenne" đã mở ra một trào lưu mới trong việc thiết kế máy bay ném bom hạng nặng sau này, chiếc B-52 tham chiến ở Việt Nam cũng được kế thừa rất nhiều thành tựu vượt bậc của chiếc B-17 này. Nguồn ảnh: PM.