Năm 2001, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra giữa máy bay trinh sát Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc.Vụ việc xảy ra khi chiếc trinh sát cơ của Mỹ đang bay thám sát gần không phận đảo Hải Nam. Lúc này, Trung Quốc đã điều hai máy bay chiến đấu lên áp sát.Hai phi cơ của Trung Quốc áp sát ở cự ly quá gần và đã bị chiếc trinh sát cơ EP-3 của Mỹ va phải. Vụ va chạm đã khiến một chiếc J-8II của Trung Quốc rơi tại chỗ.Sau khi va chạm với tiêm kích Trung Quốc, bản thân chiếc EP-3 của Mỹ cũng bị hư hỏng nặng. Ngay sau vụ việc, phi hành đoàn chiếc Mỹ đã gửi tín hiệu cầu cứu.Phía Mỹ không biết rõ sự tình, nghi ngờ rằng Trung Quốc đã cố ý bắn hạ máy bay trinh sát của mình trên không phận quốc tế, ngay lập tức huy động lực lượng phản ứng lại.Tuy nhiên do hư hỏng quá nặng, chiếc EP-3 nhanh chóng bị mất độ cao, phi hành đoàn phát tín hiệu khẩn cấp, xin phép chính phủ Trung Quốc để hạ cánh xuống đảo Hải Nam.Về mặt lý thuyết, chiếc EP-3 được quyền hạ cánh ưu tiên tối đa, do nó đang trong tình trạng nguy hiểm, tính mạng của toàn bộ tổ bay bị đe dọa.Tuy nhiên phía Trung Quốc trước đó cũng đã bị mất một máy bay, đang bối rối chưa kịp hồi đáp tín hiệu cấp cứu của trinh sát cơ Mỹ.Bất chấp việc phía Trung Quốc chưa cho phép, chiếc EP-3 vẫn hạ cánh xuống đảo Hải Nam, toàn bộ tổ bay an toàn.Trung Quốc ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích Mỹ, cho rằng không quân nước này thiếu chuyên nghiệp khi đã gây ra vụ tai nạn trên không, dẫn tới việc một chiếc máy bay của không quân nước này bị phá hủy hoàn toàn.Phía Mỹ sau khi đánh giá tình hình, đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi công khai tới chính quyền Bắc Kinh. Washington sau đó đã đưa một đội lính thợ sang Trung Quốc, đánh giá thiệt hại của chiếc EP-3.Sau khi xem xét, các kỹ sư Mỹ nhận định chiếc máy bay không bị hư hỏng quá nặng, có thể sửa chữa lại nhanh chóng rồi bay khỏi Trung Quốc.Tuy nhiên phía Bắc Kinh lại không đồng ý, yêu cầu Mỹ phải dỡ toàn bộ chiếc trinh sát cơ của mình, đưa lên máy bay vận tải để về nước.Phía Mỹ buộc phải đồng ý theo yêu cầu này vì không muốn các bí mật quân sự trên chiếc EP-3 rơi vào tay Bắc Kinh.Quá trình tháo dỡ được diễn ra nhanh chóng, trinh sát cơ của Mỹ bỗng chốc hóa thành "sắt vụn" và được vận tải cơ thuê của Nga chở về nước.Trong suốt quá trình tháo dỡ chiếc trinh sát cơ EP-3 này, phía Trung Quốc đã cho người quan sát, quay phim, chụp ảnh lại chi tiết từng linh kiện, thiết bị được phía Mỹ sử dụng.Trước đó ngay sau khi chiếc EP-3 hạ cánh và phi hành đoàn của nó bị tống giam, chắc chắn phía Trung Quốc cũng đã tiếp cận chiếc máy bay này.Rất may, vụ va chạm xảy ra trong thời kỳ quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn ở mức độ bình thường. Nếu một vụ việc tương tự xảy ra ở thời điểm hiện tại, hậu quả của nó có thể sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Sina. Những hình ảnh chiếc trinh sát cơ EP-3 của Mỹ ghi lại được trước khi xảy ra va chạm với máy bay J-8II của Trung Quốc. Nguồn: USAF.
Năm 2001, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra giữa máy bay trinh sát Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc.
Vụ việc xảy ra khi chiếc trinh sát cơ của Mỹ đang bay thám sát gần không phận đảo Hải Nam. Lúc này, Trung Quốc đã điều hai máy bay chiến đấu lên áp sát.
Hai phi cơ của Trung Quốc áp sát ở cự ly quá gần và đã bị chiếc trinh sát cơ EP-3 của Mỹ va phải. Vụ va chạm đã khiến một chiếc J-8II của Trung Quốc rơi tại chỗ.
Sau khi va chạm với tiêm kích Trung Quốc, bản thân chiếc EP-3 của Mỹ cũng bị hư hỏng nặng. Ngay sau vụ việc, phi hành đoàn chiếc Mỹ đã gửi tín hiệu cầu cứu.
Phía Mỹ không biết rõ sự tình, nghi ngờ rằng Trung Quốc đã cố ý bắn hạ máy bay trinh sát của mình trên không phận quốc tế, ngay lập tức huy động lực lượng phản ứng lại.
Tuy nhiên do hư hỏng quá nặng, chiếc EP-3 nhanh chóng bị mất độ cao, phi hành đoàn phát tín hiệu khẩn cấp, xin phép chính phủ Trung Quốc để hạ cánh xuống đảo Hải Nam.
Về mặt lý thuyết, chiếc EP-3 được quyền hạ cánh ưu tiên tối đa, do nó đang trong tình trạng nguy hiểm, tính mạng của toàn bộ tổ bay bị đe dọa.
Tuy nhiên phía Trung Quốc trước đó cũng đã bị mất một máy bay, đang bối rối chưa kịp hồi đáp tín hiệu cấp cứu của trinh sát cơ Mỹ.
Bất chấp việc phía Trung Quốc chưa cho phép, chiếc EP-3 vẫn hạ cánh xuống đảo Hải Nam, toàn bộ tổ bay an toàn.
Trung Quốc ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích Mỹ, cho rằng không quân nước này thiếu chuyên nghiệp khi đã gây ra vụ tai nạn trên không, dẫn tới việc một chiếc máy bay của không quân nước này bị phá hủy hoàn toàn.
Phía Mỹ sau khi đánh giá tình hình, đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi công khai tới chính quyền Bắc Kinh. Washington sau đó đã đưa một đội lính thợ sang Trung Quốc, đánh giá thiệt hại của chiếc EP-3.
Sau khi xem xét, các kỹ sư Mỹ nhận định chiếc máy bay không bị hư hỏng quá nặng, có thể sửa chữa lại nhanh chóng rồi bay khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên phía Bắc Kinh lại không đồng ý, yêu cầu Mỹ phải dỡ toàn bộ chiếc trinh sát cơ của mình, đưa lên máy bay vận tải để về nước.
Phía Mỹ buộc phải đồng ý theo yêu cầu này vì không muốn các bí mật quân sự trên chiếc EP-3 rơi vào tay Bắc Kinh.
Quá trình tháo dỡ được diễn ra nhanh chóng, trinh sát cơ của Mỹ bỗng chốc hóa thành "sắt vụn" và được vận tải cơ thuê của Nga chở về nước.
Trong suốt quá trình tháo dỡ chiếc trinh sát cơ EP-3 này, phía Trung Quốc đã cho người quan sát, quay phim, chụp ảnh lại chi tiết từng linh kiện, thiết bị được phía Mỹ sử dụng.
Trước đó ngay sau khi chiếc EP-3 hạ cánh và phi hành đoàn của nó bị tống giam, chắc chắn phía Trung Quốc cũng đã tiếp cận chiếc máy bay này.
Rất may, vụ va chạm xảy ra trong thời kỳ quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn ở mức độ bình thường. Nếu một vụ việc tương tự xảy ra ở thời điểm hiện tại, hậu quả của nó có thể sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Những hình ảnh chiếc trinh sát cơ EP-3 của Mỹ ghi lại được trước khi xảy ra va chạm với máy bay J-8II của Trung Quốc. Nguồn: USAF.