Vụ việc xảy ra vào năm 1968, khi căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên tăng cao. Tàu gián điệp USS Pueblo với nhiệm vụ nghe ngóng và thu thập thông tin liên lạc của Triều Tiên đã bị bắt giữ. Nguồn ảnh: Flickr.Phía Mỹ khẳng định con tàu này đang nằm trong vùng biển quốc tế và yêu cầu Triều Tiên trao trả các thủy thủ ngay lập tức. Nguồn ảnh: Flickr.Trong khi đó, bằng những đòn cân não đậm chất Liên Xô của mình, phía Triều Tiên đã khiến các thủy thủ Mỹ phải khai nhận toàn bộ tội danh gián điệp, kèm theo đó là cấp bậc, tên tuổi và toàn bộ tiểu sử của các thành viên thủy thủ đoàn. Nguồn ảnh: Flickr.Toàn bộ các con tin phía Mỹ, bao gồm cả hai thủy thủ bị thương nặng trong cuộc giao tranh đều bị phía Triều Tiên bắt giữ. Nguồn ảnh: Flickr.Vụ việc bắt đầu nổi như cồn và thu hút được sự chú ý của công luận quốc tế. Phía Triều Tiên khẳng định họ sẽ không có ý hành quyết các con tin này mà sẽ giam giữ toàn bộ các con tin cho đến khi Mỹ chịu xin lỗi. Nguồn ảnh: Flickr.Tới tận Noel năm 1968, nghĩa là gần 11 tháng kể từ sau khi bị phía Triều Tiên bắt giữ. Cuối cùng Mỹ cũng chịu "xuống nước" và xin lỗi Triều Tiên để Bình Nhưỡng thả các con tin này. Nguồn ảnh: Flickr.Đáng tiếc là trong số những con tin được phía Triều Tiên trao trả, có một thủy thủ Mỹ đã tử vong không lâu sau khi bị bắt giữ do vết thương khi đấu súng với các tàu tuần tra Triều Tiên. Nguồn ảnh: Flickr.Các thủy thủ và thuyền trưởng của tàu gián điệp USS Pueblo được trở về nước đúng dịp giáng sinh năm 1968. Tuy nhiên, con tàu của họ vẫn bị Triều Tiên giữ và phía Bình Nhưỡng quyết không có ý định trả lại cho Mỹ con tàu này. Nguồn ảnh: Flickr.Trong khi đó, do đã quá phiền phức với vụ việc này, Mỹ chấp nhận mất tàu USS Pueblo và không đưa ra nhiều đòi hỏi về số phận của con tàu này. Chính phủ Mỹ dường như chỉ muốn vụ việc chìm xuống càng nhanh càng tốt. Nguồn ảnh: Flickr.Tới năm 2013, tàu USS Pueblo của Mỹ được phía Triều Tiên đưa ra neo đậu thành một điểm thăm quan mở cửa cho du khách. Nguồn ảnh: Flickr.Trên con tàu này vẫn còn rất nhiều lỗ đạn, bằng chứng cho vụ bắt giữ kịch tính diễn ra cách đây nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Flickr.Thuyền trưởng của tàu USS Pueblo đã huy động toàn bộ thủy thủ đoàn để đốt và hủy tài liệu mật. Tuy nhiên khi bị bắt giữ, vẫn còn rất nhiều tài liệu mật trên con tàu này chưa kịp hủy hết. Nguồn ảnh: Flickr.Trên tàu là nhiều thiết bị truyền tin mã hóa và các thiết bị thu thập thông tin liên lạc hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ của Mỹ. Các thủy thủ của tàu USS Pueblo với búa và rìu cũng không thể hủy hết được những thiết bị này. Nguồn ảnh: Flickr.Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Triều Tiên đã học được rất nhiều kỹ thuật quân sự tuyệt mật và đặc biệt hiện đại của Mỹ từ việc bắt giữ và nghiên cứu con tàu này trong suốt gần nửa thế kỷ qua, trước khi mang nó ra trưng bày. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Người Mỹ tới thăm tàu Pueblo bị bắt giữ tại Triều Tiên trong một chuyến du lịch.
Vụ việc xảy ra vào năm 1968, khi căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên tăng cao. Tàu gián điệp USS Pueblo với nhiệm vụ nghe ngóng và thu thập thông tin liên lạc của Triều Tiên đã bị bắt giữ. Nguồn ảnh: Flickr.
Phía Mỹ khẳng định con tàu này đang nằm trong vùng biển quốc tế và yêu cầu Triều Tiên trao trả các thủy thủ ngay lập tức. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong khi đó, bằng những đòn cân não đậm chất Liên Xô của mình, phía Triều Tiên đã khiến các thủy thủ Mỹ phải khai nhận toàn bộ tội danh gián điệp, kèm theo đó là cấp bậc, tên tuổi và toàn bộ tiểu sử của các thành viên thủy thủ đoàn. Nguồn ảnh: Flickr.
Toàn bộ các con tin phía Mỹ, bao gồm cả hai thủy thủ bị thương nặng trong cuộc giao tranh đều bị phía Triều Tiên bắt giữ. Nguồn ảnh: Flickr.
Vụ việc bắt đầu nổi như cồn và thu hút được sự chú ý của công luận quốc tế. Phía Triều Tiên khẳng định họ sẽ không có ý hành quyết các con tin này mà sẽ giam giữ toàn bộ các con tin cho đến khi Mỹ chịu xin lỗi. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới tận Noel năm 1968, nghĩa là gần 11 tháng kể từ sau khi bị phía Triều Tiên bắt giữ. Cuối cùng Mỹ cũng chịu "xuống nước" và xin lỗi Triều Tiên để Bình Nhưỡng thả các con tin này. Nguồn ảnh: Flickr.
Đáng tiếc là trong số những con tin được phía Triều Tiên trao trả, có một thủy thủ Mỹ đã tử vong không lâu sau khi bị bắt giữ do vết thương khi đấu súng với các tàu tuần tra Triều Tiên. Nguồn ảnh: Flickr.
Các thủy thủ và thuyền trưởng của tàu gián điệp USS Pueblo được trở về nước đúng dịp giáng sinh năm 1968. Tuy nhiên, con tàu của họ vẫn bị Triều Tiên giữ và phía Bình Nhưỡng quyết không có ý định trả lại cho Mỹ con tàu này. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong khi đó, do đã quá phiền phức với vụ việc này, Mỹ chấp nhận mất tàu USS Pueblo và không đưa ra nhiều đòi hỏi về số phận của con tàu này. Chính phủ Mỹ dường như chỉ muốn vụ việc chìm xuống càng nhanh càng tốt. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới năm 2013, tàu USS Pueblo của Mỹ được phía Triều Tiên đưa ra neo đậu thành một điểm thăm quan mở cửa cho du khách. Nguồn ảnh: Flickr.
Trên con tàu này vẫn còn rất nhiều lỗ đạn, bằng chứng cho vụ bắt giữ kịch tính diễn ra cách đây nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Flickr.
Thuyền trưởng của tàu USS Pueblo đã huy động toàn bộ thủy thủ đoàn để đốt và hủy tài liệu mật. Tuy nhiên khi bị bắt giữ, vẫn còn rất nhiều tài liệu mật trên con tàu này chưa kịp hủy hết. Nguồn ảnh: Flickr.
Trên tàu là nhiều thiết bị truyền tin mã hóa và các thiết bị thu thập thông tin liên lạc hiện đại bậc nhất thế giới thời bấy giờ của Mỹ. Các thủy thủ của tàu USS Pueblo với búa và rìu cũng không thể hủy hết được những thiết bị này. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, Triều Tiên đã học được rất nhiều kỹ thuật quân sự tuyệt mật và đặc biệt hiện đại của Mỹ từ việc bắt giữ và nghiên cứu con tàu này trong suốt gần nửa thế kỷ qua, trước khi mang nó ra trưng bày. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Người Mỹ tới thăm tàu Pueblo bị bắt giữ tại Triều Tiên trong một chuyến du lịch.