Vụ bắt con tin tại Đại sứ quán Iran ở London là một trong những phi vụ giải cứu con tin nghẹt thở nhất lịch sử. Điều đặc biệt là nó được... truyền hình trực tiếp trên sóng của nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: History.Đại sứ quán Iran nơi xảy ra vụ bắt con tin kinh hoàng năm 1980 (bên trái) và Đại sứ quán Iran tại London năm 2008. Nguồn ảnh: History.Ngày 30/4/1980, 6 tay súng thuộc Phong trào Cách mạng Dân chủ Giải phóng Arabistan (DRFLA) với vũ trang tận răng đã xông vào Đại sứ quán Iran ở London, bắt giữ các nhân viên trong nhà làm con tin và yêu sách đòi Iran thả nhưng thành viên của DRFLA đang bị nước này giam giữ. Nguồn ảnh: History.Chính phủ Anh và Iran ngay từ đầu đã thống nhất không thoả hiệp với khủng bố. Kế hoạch tiêu giải cứu con tin được dựng lên ngay sau đó trong khi nhân viên đàm phán tìm cách câu giờ với khủng bố. Nguồn ảnh: History.Việc sử dụng đặc nhiệm được đưa ra ngay từ đầu và con số thương vong ước tính có thể lên tới 60% trong lúc giao tranh. Các con tin bao gồm cả Đại sứ Iran tại Anh, nhà báo, cảnh sát và bảo vệ của toà Đại sứ. Nguồn ảnh: History.Lực lượng tham gia cuộc giải cứu này được Anh lựa chọn là Đặc nhiệm Không quân Hoàng gia hay SAS - một lực lượng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai từng "làm loạn" quân Đức ở Bắc Phi và sau này được sử dụng làm lực lượng chuyên chống khủng bố. Nguồn ảnh: History.Ngày thứ sáu kể từ khi sự việc diễn ra, cuộc giải cứu bắt đầu. Truyền thông Anh đã tường thuật trực tiếp cuộc giải cứu trên sóng phát thanh và sóng truyền hình bất chấp sự ngăn cản đến bất lực của lực lượng cảnh sát. Nguồn ảnh: History.Các toán đột kích SAS tiến vào toà nhà Đại sứ Iran từ đường mái, dùng lựu đạn khói và lựu đạn choáng trước khi xông vào từng phòng để tìm kiếm con tin và tiêu diệt khủng bố. Nguồn ảnh: History.Tuy nhiên do nhiều phòng bên trong Đại sứ quán Iran bị khoá cửa và bị kê đồ đạc chặn lối đi, kế hoạch buộc phải thay đổi và đặc nhiệm SAS phải di chuyển bằng cách trèo từ ban công phòng này sang ban công phòng khác. Nguồn ảnh: History.Tổng cộng có 35 đặc nhiệm SAS trực tiếp tham gia cuộc giải cứu, áp đảo hoàn toàn 6 tên khủng bố DRFLA. Kế hoạch giải cứu thành công ngoài mong đợi, 5 trên tổng số 6 tên khủng bố bị tiêu diệt, chỉ một con tin bị thiệt mạng, hai con tin khác và một lính SAS bị thương khi giao tranh. Nguồn ảnh: History.Con tin duy nhất bị thiệt mạng trong vụ bắt cóc con tin ở Đại sứ quán Iran ở London được đưa ra ngoài. Nguồn ảnh: Alamy.Cuộc giải cứu con tin này đã gây chấn động trên toàn thế giới và báo chí Anh đã xoáy sâu và khai thác đề tài liên quan tới cuộc đột kích này suốt nhiều tháng trời sau đó. Nguồn ảnh: History. Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm Không quân Hoàng gia Anh tác chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Vụ bắt con tin tại Đại sứ quán Iran ở London là một trong những phi vụ giải cứu con tin nghẹt thở nhất lịch sử. Điều đặc biệt là nó được... truyền hình trực tiếp trên sóng của nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: History.
Đại sứ quán Iran nơi xảy ra vụ bắt con tin kinh hoàng năm 1980 (bên trái) và Đại sứ quán Iran tại London năm 2008. Nguồn ảnh: History.
Ngày 30/4/1980, 6 tay súng thuộc Phong trào Cách mạng Dân chủ Giải phóng Arabistan (DRFLA) với vũ trang tận răng đã xông vào Đại sứ quán Iran ở London, bắt giữ các nhân viên trong nhà làm con tin và yêu sách đòi Iran thả nhưng thành viên của DRFLA đang bị nước này giam giữ. Nguồn ảnh: History.
Chính phủ Anh và Iran ngay từ đầu đã thống nhất không thoả hiệp với khủng bố. Kế hoạch tiêu giải cứu con tin được dựng lên ngay sau đó trong khi nhân viên đàm phán tìm cách câu giờ với khủng bố. Nguồn ảnh: History.
Việc sử dụng đặc nhiệm được đưa ra ngay từ đầu và con số thương vong ước tính có thể lên tới 60% trong lúc giao tranh. Các con tin bao gồm cả Đại sứ Iran tại Anh, nhà báo, cảnh sát và bảo vệ của toà Đại sứ. Nguồn ảnh: History.
Lực lượng tham gia cuộc giải cứu này được Anh lựa chọn là Đặc nhiệm Không quân Hoàng gia hay SAS - một lực lượng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai từng "làm loạn" quân Đức ở Bắc Phi và sau này được sử dụng làm lực lượng chuyên chống khủng bố. Nguồn ảnh: History.
Ngày thứ sáu kể từ khi sự việc diễn ra, cuộc giải cứu bắt đầu. Truyền thông Anh đã tường thuật trực tiếp cuộc giải cứu trên sóng phát thanh và sóng truyền hình bất chấp sự ngăn cản đến bất lực của lực lượng cảnh sát. Nguồn ảnh: History.
Các toán đột kích SAS tiến vào toà nhà Đại sứ Iran từ đường mái, dùng lựu đạn khói và lựu đạn choáng trước khi xông vào từng phòng để tìm kiếm con tin và tiêu diệt khủng bố. Nguồn ảnh: History.
Tuy nhiên do nhiều phòng bên trong Đại sứ quán Iran bị khoá cửa và bị kê đồ đạc chặn lối đi, kế hoạch buộc phải thay đổi và đặc nhiệm SAS phải di chuyển bằng cách trèo từ ban công phòng này sang ban công phòng khác. Nguồn ảnh: History.
Tổng cộng có 35 đặc nhiệm SAS trực tiếp tham gia cuộc giải cứu, áp đảo hoàn toàn 6 tên khủng bố DRFLA. Kế hoạch giải cứu thành công ngoài mong đợi, 5 trên tổng số 6 tên khủng bố bị tiêu diệt, chỉ một con tin bị thiệt mạng, hai con tin khác và một lính SAS bị thương khi giao tranh. Nguồn ảnh: History.
Con tin duy nhất bị thiệt mạng trong vụ bắt cóc con tin ở Đại sứ quán Iran ở London được đưa ra ngoài. Nguồn ảnh: Alamy.
Cuộc giải cứu con tin này đã gây chấn động trên toàn thế giới và báo chí Anh đã xoáy sâu và khai thác đề tài liên quan tới cuộc đột kích này suốt nhiều tháng trời sau đó. Nguồn ảnh: History.
Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm Không quân Hoàng gia Anh tác chiến chống khủng bố ở Trung Đông.