Dù lép vế trước dàn tên lửa đạn đạo chiến lược (ICBM) đàn anh trong lễ duyệt binh kỷ niệm 105 ngày sinh Lãnh tụ Kim Nhật Thành, thì tổ hợp tên lửa bờ biển nội địa của Triều Tiên vẫn dành được sự chú ý đặc biệt từ giới quan sát. Nhất là khi nó sẽ trở thành vũ khí bảo vệ bờ biển của Bình Nhưỡng trước mọi sự xâm nhập từ Hải quân Mỹ và Hàn Quốc nếu như xung đột nổ ra. Nguồn ảnh: Jiji Press.Triều Tiên đã có bước tiến mới trong việc xây dựng riêng cho mình một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến nhằm thay thế cho các tên lửa đối hạm P-15 Termit cải tiến đã lỗi thời. Trong ảnh tổ hợp tên lửa bờ biển mới của Triều Tiên tham gia duyệt binh tại Bình Nhưỡng vào hôm 15/4. Nguồn ảnh: Jiji Press.Theo hình ảnh ban đầu có được, tổ hợp tên lửa bờ biển mới của Triều Tiên được đặt trên khung gầm bánh xích cải tiến từ xe tăng với việc mở rộng khoang lái và tích hợp thêm hệ thống giá phóng tên lửa. Mỗi tổ hợp này có thể mang theo tối đa 4 tên lửa đối hạm. Nguồn ảnh: NK News.Với thiết kế như trên ta có thể thấy tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển của Triều Tiên có thiết kế khá giống tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển Bal-E của Nga. Và điểm khác nhau duy nhất giữa chúng chính là hệ thống khung gầm cơ sở. Trong ảnh là một tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển Bal-E của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Defence Blog.Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, khi hiện tại Triều Tiên đã có trong tay công nghệ chế tạo tên lửa đối hạm Kh-35U của Nga hay còn được Bình Nhưỡng gọi là KN-09. Trong khi đó nền tảng vũ khí chính trên Bal-E chính là các tên lửa Kh-35 (tùy thuộc vào từng biến thể), và sẽ không quá khó để Triều Tiên chuyển đối biến thể Kh-35U từ hạm đối hạm sang đất đối hạm. Nguồn ảnh: Chosun News.Nếu phát triển thành công một tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển như Bal-E, Triều Tiên hoàn toàn có thể bảo vệ được các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng chiến lược ven bờ của mình (trong phạm vi trải dài đến 400km) trước các kế hoạch xâm nhập hoặc đổ bộ của đối phương. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Các tên lửa Kh-35 mang đầu đạn nổ mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, tầm bắn đến 120km, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Kh-35 được trang bị đầu dẫn chủ động ARGS-35E có khả năng phát hiện, khóa mục tiêu ở cự li lớn nhất đến 20km. Các biến thể Kh-35 cải tiến của Nga còn được trang bị đầu dẫn thế hệ mới là Gran-KE với khả năng tác chiến ưu việt hơn so với ARGS-35E. Trong ảnh là một đợt phóng thử nghiệm biến thể Kh-35U hạm đối hạm của Triều Tiên vào năm 2016. Nguồn ảnh: KCNA.Hiện tại Triều Tiên cũng đang tiến hành cải tiến biến thể Kh-35U của nước này, tập trung chủ yếu vào việc nâng tầm bắn và độ chính xác. Bên cạnh đó tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển sử dụng Kh-35U của Triều Tiên cũng cần tới các hệ thống kiểm soát hỏa lực và điều khiển tác chiến tương tự như Bal-E mới có thể đưa vào hoạt động. Nguồn ảnh: KCNA.
Dù lép vế trước dàn tên lửa đạn đạo chiến lược (ICBM) đàn anh trong lễ duyệt binh kỷ niệm 105 ngày sinh Lãnh tụ Kim Nhật Thành, thì tổ hợp tên lửa bờ biển nội địa của Triều Tiên vẫn dành được sự chú ý đặc biệt từ giới quan sát. Nhất là khi nó sẽ trở thành vũ khí bảo vệ bờ biển của Bình Nhưỡng trước mọi sự xâm nhập từ Hải quân Mỹ và Hàn Quốc nếu như xung đột nổ ra. Nguồn ảnh: Jiji Press.
Triều Tiên đã có bước tiến mới trong việc xây dựng riêng cho mình một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến nhằm thay thế cho các tên lửa đối hạm P-15 Termit cải tiến đã lỗi thời. Trong ảnh tổ hợp tên lửa bờ biển mới của Triều Tiên tham gia duyệt binh tại Bình Nhưỡng vào hôm 15/4. Nguồn ảnh: Jiji Press.
Theo hình ảnh ban đầu có được, tổ hợp tên lửa bờ biển mới của Triều Tiên được đặt trên khung gầm bánh xích cải tiến từ xe tăng với việc mở rộng khoang lái và tích hợp thêm hệ thống giá phóng tên lửa. Mỗi tổ hợp này có thể mang theo tối đa 4 tên lửa đối hạm. Nguồn ảnh: NK News.
Với thiết kế như trên ta có thể thấy tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển của Triều Tiên có thiết kế khá giống tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển Bal-E của Nga. Và điểm khác nhau duy nhất giữa chúng chính là hệ thống khung gầm cơ sở. Trong ảnh là một tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển Bal-E của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Defence Blog.
Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, khi hiện tại Triều Tiên đã có trong tay công nghệ chế tạo tên lửa đối hạm Kh-35U của Nga hay còn được Bình Nhưỡng gọi là KN-09. Trong khi đó nền tảng vũ khí chính trên Bal-E chính là các tên lửa Kh-35 (tùy thuộc vào từng biến thể), và sẽ không quá khó để Triều Tiên chuyển đối biến thể Kh-35U từ hạm đối hạm sang đất đối hạm. Nguồn ảnh: Chosun News.
Nếu phát triển thành công một tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển như Bal-E, Triều Tiên hoàn toàn có thể bảo vệ được các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng chiến lược ven bờ của mình (trong phạm vi trải dài đến 400km) trước các kế hoạch xâm nhập hoặc đổ bộ của đối phương. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Các tên lửa Kh-35 mang đầu đạn nổ mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, tầm bắn đến 120km, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Kh-35 được trang bị đầu dẫn chủ động ARGS-35E có khả năng phát hiện, khóa mục tiêu ở cự li lớn nhất đến 20km. Các biến thể Kh-35 cải tiến của Nga còn được trang bị đầu dẫn thế hệ mới là Gran-KE với khả năng tác chiến ưu việt hơn so với ARGS-35E. Trong ảnh là một đợt phóng thử nghiệm biến thể Kh-35U hạm đối hạm của Triều Tiên vào năm 2016. Nguồn ảnh: KCNA.
Hiện tại Triều Tiên cũng đang tiến hành cải tiến biến thể Kh-35U của nước này, tập trung chủ yếu vào việc nâng tầm bắn và độ chính xác. Bên cạnh đó tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển sử dụng Kh-35U của Triều Tiên cũng cần tới các hệ thống kiểm soát hỏa lực và điều khiển tác chiến tương tự như Bal-E mới có thể đưa vào hoạt động. Nguồn ảnh: KCNA.