Trái ngược với việc Ấn Độ trước đây đã chỉ trích máy bay chiến đấu F-21 của Mỹ, vừa qua đã xuất hiện diễn biến mới đầy bất ngờ, thậm chí khác biệt hoàn toàn.Truyền thông Ấn Độ cho biết rằng nước này vừa thay đổi ý định khi thẳng tay loại bỏ hoàn toàn tiêm kích tàng hình Su-57E của Nga (vốn được xem là nền tảng trong dự án FGFA) để thay thế bằng máy bay chiến đấu của Mỹ."Nhiều dự án quốc phòng hợp tác với Nga đã làm giới chức chính trị và quân sự cấp cao Ấn Độ cảm thấy thất vọng. Vì vậy thông qua báo chí, họ lên tiếng nhằm thể hiện sự không hài lòng với mức độ phát triển của công nghệ Nga"."Ấn Độ đã có tất cả các công nghệ cần thiết để thực hiện độc lập các chương trình vũ khí như vậy, cho nên thật vô nghĩa khi phải trả thêm tới 9 tỷ USD cho Nga"."Vào tháng 4/2019, Bộ Tư lệnh Không quân Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu mua 114 máy bay chiến đấu và ngay lập tức có ứng viên sáng giá là F-21 của Lockheed Martin", Indian Times nêu rõ.Theo một quan chức quân sự cấp cao, máy bay chiến đấu F-21 đáp ứng tất cả các yêu cầu về công nghệ và khả năng tiên tiến mà không quân Ấn Độ yêu cầu.Chiếc máy bay chiến đấu đa năng 1 động cơ với chi phí vòng đời tối ưu sẽ đặc biệt có giá trị đối với không quân Ấn Độ, đặc biệt khi nó có tuổi thọ rất dài lên tới 12.000 giờ bay.Nếu Ấn Độ thực sự bắt đầu hợp tác với Mỹ thì xem như thị trường máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga sẽ bị mất hoàn toàn.Tiêm kích F-21 được công bố vào ngày khai mạc của triển lãm Aero India 2019, đây là nỗ lực của Lockheed Martin nhằm đạt được gói thầu trị giá 15 tỷ USD của Ấn Độ cho 114 chiến đấu cơ mới.Tập đoàn Lockheed Martin khẳng định rằng tiêm kích F-21 được chế tạo đặc biệt theo yêu cầu của không quân Ấn Độ và đóng vai trò như bước đệm của nước này nhằm bước tới tiêm kích F-35.Nền tảng của tiêm kích hạng nhẹ F-21 chính là biến thể tiên tiến nhất của gia đình chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon nổi tiếng, đó là biến thể F-16 Block 70/72, hay còn gọi là F-16V Viper.“F-21 nhấn mạnh đến những yêu cầu đặc biệt của không quân Ấn Độ và đưa nước này vào hệ sinh thái chiến đấu cơ lớn nhất thế giới”, đại diện tập đoàn Lockheed Martin cho hay.“F-21 có những linh kiện giống và học hỏi nhiều từ tiêm kích F-22 và F-35. Một nửa dây chuyền cung cấp của F-21 và F-16 cũng giống với F-22 và F-35”, nhà sản xuất cho biết thêm.Dự kiến F-21 sẽ được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu mới, hệ thống ngắm bắn Sniper và trang bị nhiều vũ khí hạng nặng. Buồng lái của F-21 cũng có nét hiện đại như trên tiêm kích F-35 với các màn hình cỡ lớn.Lockheed Martin cũng đã đề xuất chế tạo F-21 với nhà thầu quân sự Tata Advanced Systems, nhằm đáp ứng chính sách “Make in India” của Thủ tướng Narendra Modi.
Trái ngược với việc Ấn Độ trước đây đã chỉ trích máy bay chiến đấu F-21 của Mỹ, vừa qua đã xuất hiện diễn biến mới đầy bất ngờ, thậm chí khác biệt hoàn toàn.
Truyền thông Ấn Độ cho biết rằng nước này vừa thay đổi ý định khi thẳng tay loại bỏ hoàn toàn tiêm kích tàng hình Su-57E của Nga (vốn được xem là nền tảng trong dự án FGFA) để thay thế bằng máy bay chiến đấu của Mỹ.
"Nhiều dự án quốc phòng hợp tác với Nga đã làm giới chức chính trị và quân sự cấp cao Ấn Độ cảm thấy thất vọng. Vì vậy thông qua báo chí, họ lên tiếng nhằm thể hiện sự không hài lòng với mức độ phát triển của công nghệ Nga".
"Ấn Độ đã có tất cả các công nghệ cần thiết để thực hiện độc lập các chương trình vũ khí như vậy, cho nên thật vô nghĩa khi phải trả thêm tới 9 tỷ USD cho Nga".
"Vào tháng 4/2019, Bộ Tư lệnh Không quân Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu mua 114 máy bay chiến đấu và ngay lập tức có ứng viên sáng giá là F-21 của Lockheed Martin", Indian Times nêu rõ.
Theo một quan chức quân sự cấp cao, máy bay chiến đấu F-21 đáp ứng tất cả các yêu cầu về công nghệ và khả năng tiên tiến mà không quân Ấn Độ yêu cầu.
Chiếc máy bay chiến đấu đa năng 1 động cơ với chi phí vòng đời tối ưu sẽ đặc biệt có giá trị đối với không quân Ấn Độ, đặc biệt khi nó có tuổi thọ rất dài lên tới 12.000 giờ bay.
Nếu Ấn Độ thực sự bắt đầu hợp tác với Mỹ thì xem như thị trường máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga sẽ bị mất hoàn toàn.
Tiêm kích F-21 được công bố vào ngày khai mạc của triển lãm Aero India 2019, đây là nỗ lực của Lockheed Martin nhằm đạt được gói thầu trị giá 15 tỷ USD của Ấn Độ cho 114 chiến đấu cơ mới.
Tập đoàn Lockheed Martin khẳng định rằng tiêm kích F-21 được chế tạo đặc biệt theo yêu cầu của không quân Ấn Độ và đóng vai trò như bước đệm của nước này nhằm bước tới tiêm kích F-35.
Nền tảng của tiêm kích hạng nhẹ F-21 chính là biến thể tiên tiến nhất của gia đình chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon nổi tiếng, đó là biến thể F-16 Block 70/72, hay còn gọi là F-16V Viper.
“F-21 nhấn mạnh đến những yêu cầu đặc biệt của không quân Ấn Độ và đưa nước này vào hệ sinh thái chiến đấu cơ lớn nhất thế giới”, đại diện tập đoàn Lockheed Martin cho hay.
“F-21 có những linh kiện giống và học hỏi nhiều từ tiêm kích F-22 và F-35. Một nửa dây chuyền cung cấp của F-21 và F-16 cũng giống với F-22 và F-35”, nhà sản xuất cho biết thêm.
Dự kiến F-21 sẽ được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu mới, hệ thống ngắm bắn Sniper và trang bị nhiều vũ khí hạng nặng. Buồng lái của F-21 cũng có nét hiện đại như trên tiêm kích F-35 với các màn hình cỡ lớn.
Lockheed Martin cũng đã đề xuất chế tạo F-21 với nhà thầu quân sự Tata Advanced Systems, nhằm đáp ứng chính sách “Make in India” của Thủ tướng Narendra Modi.