Bộ Quốc phòng Ukraine đã công khai đoạn video đầu tiên cho thấy tiêm kích MiG-29 của nước này được hiệu chỉnh để sử dụng bom dẫn đường AASM Hammer do Pháp viện trợ". Đáng chú ý là quá trình cung cấp loại bom hàng không này được Pháp công bố chính thức vào tháng 1/2024 nhưng phải tới gần nửa năm sau, đoạn video đầu tiên cho thấy cách sử dụng vũ khí trên mới được đăng tải.Thước phim đặc biệt đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chuyên gia quân sự, bởi đã ghi lại cảnh tiêm kích MiG-29 phải bay rất thấp rồi bất ngờ kéo cao gần như thẳng đứng và tiến hành cắt bom để AASM Hammer đạt được tầm xa tối ưu.Trong đoạn video, dễ dàng nhận thấy phi công lái tiêm kích MiG-29 bay gần sát mặt đất nhằm lẩn tránh radar phòng không của Nga, sau đó anh ta nâng mũi máy bay lên và tăng mạnh độ cao theo một góc 45 độ.Vào giây thứ 7 của đoạn video, thao tác đặc biệt đã được ghi lại, khi bom AASM Hammer được phóng ra, sau đó phi công lái MiG-29 quay đầu và hạ xuống độ cao xuống tối thiểu rồi nhanh chóng thoát ly.Trong khi máy bay rời khỏi địa điểm tấn công, động cơ đẩy phụ trợ của bom AASM Hammer được kích hoạt, đưa quả bom lên cao sau đó bay theo quỹ đạo quán tính tới vị trí mục tiêu cần phá hủy.AASM Hammer là loại bom lượn có tầm xa tối đa khoảng 70 km khi được phóng từ độ cao lý tưởng, nhưng trên thực tế cự ly tác chiến của chúng gần hơn rất nhiều lần bởi máy bay thường không ném ở độ cao lớn nhất do lo ngại lộ diện trước phòng không đối phương.Chính vì vậy, phạm vi sử dụng khi ném ở độ cao thấp như đã thể hiện trong đoạn video, theo nhận xét có thể chỉ được tối đa 20 km, so với 70 km như trường hợp thả rơi ở độ cao tối ưu.Việc sử dụng bom AASM Hammer như trên thường được thấy trong trường hợp đối phương có tên lửa phòng không tầm xa. Đáng chú ý là phương pháp tấn công này từng được các phi công Ukraine sử dụng với các loại bom lượn khác bao gồm JDAM-ER và GBU-39 SDB của Mỹ.Thông số rất đáng chú ý đó là trong một bài kiểm tra thử nghiệm trước đó, nguyên mẫu bom JDAM-ER trong quá trình lượn vẫn mang lại tầm xa 44 km khi thả từ góc nghiêng khi máy bay mang nó ở độ cao thấp.Cần lưu ý thêm, AASM Hammer là bộ sản phẩm dạng module được lắp trên bom 250 kg và 1.000 kg, bao gồm phần mũi với các hệ thống dẫn đường (quán tính, vệ tinh, cũng như hình ảnh nhiệt hoặc laser tùy chọn) và cánh lái, ngoài ra còn có phần đuôi gắn động cơ đẩy.Pháp cam kết cung cấp 600 quả bom loại này cho Ukraine, tức 50 quả mỗi tháng, nhưng Safran - nhà sản xuất hồi đầu tháng 6 cho biết họ sẵn sàng bàn giao tới 90 quả.Theo ghi nhận của người đứng đầu công ty - ông Olivier Andries, các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra rất tích cực liên quan đến việc tăng đơn đặt hàng cho AASM Hammer.Dự kiến trong tương lai, loại bom lượn dẫn đường tầm xa này còn trở thành vũ khí tấn công chủ lực của các tiêm kích F-16 sắp được Không quân Ukraine đưa vào trực chiến.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã công khai đoạn video đầu tiên cho thấy tiêm kích MiG-29 của nước này được hiệu chỉnh để sử dụng bom dẫn đường AASM Hammer do Pháp viện trợ". Đáng chú ý là quá trình cung cấp loại bom hàng không này được Pháp công bố chính thức vào tháng 1/2024 nhưng phải tới gần nửa năm sau, đoạn video đầu tiên cho thấy cách sử dụng vũ khí trên mới được đăng tải.
Thước phim đặc biệt đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chuyên gia quân sự, bởi đã ghi lại cảnh tiêm kích MiG-29 phải bay rất thấp rồi bất ngờ kéo cao gần như thẳng đứng và tiến hành cắt bom để AASM Hammer đạt được tầm xa tối ưu.
Trong đoạn video, dễ dàng nhận thấy phi công lái tiêm kích MiG-29 bay gần sát mặt đất nhằm lẩn tránh radar phòng không của Nga, sau đó anh ta nâng mũi máy bay lên và tăng mạnh độ cao theo một góc 45 độ.
Vào giây thứ 7 của đoạn video, thao tác đặc biệt đã được ghi lại, khi bom AASM Hammer được phóng ra, sau đó phi công lái MiG-29 quay đầu và hạ xuống độ cao xuống tối thiểu rồi nhanh chóng thoát ly.
Trong khi máy bay rời khỏi địa điểm tấn công, động cơ đẩy phụ trợ của bom AASM Hammer được kích hoạt, đưa quả bom lên cao sau đó bay theo quỹ đạo quán tính tới vị trí mục tiêu cần phá hủy.
AASM Hammer là loại bom lượn có tầm xa tối đa khoảng 70 km khi được phóng từ độ cao lý tưởng, nhưng trên thực tế cự ly tác chiến của chúng gần hơn rất nhiều lần bởi máy bay thường không ném ở độ cao lớn nhất do lo ngại lộ diện trước phòng không đối phương.
Chính vì vậy, phạm vi sử dụng khi ném ở độ cao thấp như đã thể hiện trong đoạn video, theo nhận xét có thể chỉ được tối đa 20 km, so với 70 km như trường hợp thả rơi ở độ cao tối ưu.
Việc sử dụng bom AASM Hammer như trên thường được thấy trong trường hợp đối phương có tên lửa phòng không tầm xa. Đáng chú ý là phương pháp tấn công này từng được các phi công Ukraine sử dụng với các loại bom lượn khác bao gồm JDAM-ER và GBU-39 SDB của Mỹ.
Thông số rất đáng chú ý đó là trong một bài kiểm tra thử nghiệm trước đó, nguyên mẫu bom JDAM-ER trong quá trình lượn vẫn mang lại tầm xa 44 km khi thả từ góc nghiêng khi máy bay mang nó ở độ cao thấp.
Cần lưu ý thêm, AASM Hammer là bộ sản phẩm dạng module được lắp trên bom 250 kg và 1.000 kg, bao gồm phần mũi với các hệ thống dẫn đường (quán tính, vệ tinh, cũng như hình ảnh nhiệt hoặc laser tùy chọn) và cánh lái, ngoài ra còn có phần đuôi gắn động cơ đẩy.
Pháp cam kết cung cấp 600 quả bom loại này cho Ukraine, tức 50 quả mỗi tháng, nhưng Safran - nhà sản xuất hồi đầu tháng 6 cho biết họ sẵn sàng bàn giao tới 90 quả.
Theo ghi nhận của người đứng đầu công ty - ông Olivier Andries, các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra rất tích cực liên quan đến việc tăng đơn đặt hàng cho AASM Hammer.
Dự kiến trong tương lai, loại bom lượn dẫn đường tầm xa này còn trở thành vũ khí tấn công chủ lực của các tiêm kích F-16 sắp được Không quân Ukraine đưa vào trực chiến.